Tân Thế Kỷ – Đà Lạt từ xưa đến nay vẫn thường được biết đến là thành phố hoa lệ với những công trình kiến trúc cổ kính xen lẫn hiện đại tồn tại suốt thế kỷ. Với những người lớn tuổi, dường như Đà Lạt xưa nay vẫn thế. Nhưng với thế hệ sau này, nếu nhìn lại Đà Lạt xưa, họ sẽ thấy một hành trình đầy cảm xúc.
1-“Chợ Cây” thời sơ khai của Đà Lạt xưa
Trước khi xây dựng Chợ Đà Lạt ngày nay, Đà Lạt có “Chợ Cây” tọa lạc tại vị trí rạp chiếu bóng Hòa Bình. Qua lời kể của những người lớn tuổi có nhiều năm sống tại Đà Lạt thì Thành Phố này từ thời sơ khai có một ngôi chợ nhỏ tự phát tọa lạc tại vị trí ấp Ánh Sáng ngày nay.
Ấp Ánh Sáng tập trung chủ yếu những người Việt từ Huế vào Đà Lạt lập nghiệp sống quần tụ bên nhau. Đến năm 1929, khi dân số Đà Lạt lên hơn 2.000 người, thì công sứ Chassaing đã cho dời ngôi chợ này lên trên ngọn đồi thoai thoải mà ngày nay gọi là khu Hòa Bình.
Ban đầu, chợ được làm bằng cây rừng và ván gỗ xẻ từ những cánh rừng xung quanh và lợp mái tôn nên người dân gọi tên là “Chợ Cây”.
Đến năm 1961 Đà Lạt có khu Chợ Mới được xây dựng
2. Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương là một hồ nước thuộc Phường 01, ngay trung tâm thành phố Đà Lạt hiện nay.
Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt.
Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, có chu vi chừng 5 km, rộng 25ha, có hình trăng lưỡi liềm kéo dài hơn 2 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù, Quảng trường Lâm Viên.
Xuất xứ tên gọi hồ Xuân Hương vì hồ vào mùa Xuân có mùi thơm của cây cỏ xung quanh hồ hòa quyện nên một mùi hương thoang thoảng nên gọi là hồ Xuân Hương.
3. Bác sĩ YERSIN ở Đà Lạt ngày xưa
Sau chuyến công du ở Ấn Độ, toàn quyền pháp Paul Doumer muốn xây dựng một nơi nghỉ dưỡng cho pháp kiều như những nơi nghĩ dưỡng ở Ấn Độ. Yersin đề nghị nên chọn Đankia – cách Đà Lạt hơn 10 km về phía Tây Bắc.
Trong những năm miệt mài nghiên cứu tại viện Pasteur Paris, Yersin đã chứng tỏ mình là một thiên tài hiếm có một con người giàu nghị lực ham tìm tòi học hỏi. Tương lai sáng mở ra trước mắt ông.
Nhưng Yersin lại hướng về chân trời mới muốn tìm ra lối thoát khỏi cuộc sống hiện tại: “Tôi luôn luôn mơ ước thám hiểm, khám phá đất lạ, thám hiểm khi còn trẻ; ta luôn tưởng tượng những điều kì lạ sẽ đến, không có gì là không thể làm được”.
4. Thác Ponggour Đà Lạt ( Thác 7 tầng)
Thác Pongour Đà Lạt là một trong những thác nước đẹp nhất tại Đà Lạt mà du khách không thể nào bỏ qua.
Pongour là một con thác trên sông Đa Nhim tại vùng đất xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam. Thác nằm cách Đà Lạt chừng 50 km về hướng Nam. Thác còn được du khách gọi là thác Bảy Tầng. Thác đổ từ độ cao gần 40 mét, trải rộng hơn 100 mét, qua hệ thống đá bậc thang 7 tầng.
5. Sân bay Liên Khương
Sân bay Liên Khương (hay gọi là Sân bay Đà Lạt / Sân bay Liên Khương Đà Lạt) được xây dựng vào ngày 24 tháng 2 năm 1961 và từng là sân bay quốc tế lớn thứ hai ở miền Nam Việt Nam vào thời điểm đó.
Hiện nay Liên Khương là sân bay lớn nhất vùng Tây Nguyên Việt Nam, nằm ngay cạnh Quốc lộ 20 và cách Đà Lạt – tỉnh lỵ tỉnh Lâm Đồng, đồng thời là trung tâm nghỉ mát nổi tiếng của vùng Tây Nguyên – chỉ có 28 km.
Cảng hàng không Liên Khương có tên giao dịch tiếng Anh là Lien Khuong Airport (tên viết tắt là DLI) nằm ở tọa độ 11° 45’15″ vĩ bắc và 106°25’09″ kinh đông, thuộc thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 28 km về phía Nam và trung tâm thị trấn Liên Nghĩa 2 km về phía Bắc.
Liên Khương tiếp giáp phía Bắc với quốc lộ 27 đi Đắk Lắk, phía Đông bắc giáp quốc lộ 20 đi thành phố Đà Lạt, phía Tây và Nam giáp với đồi núi và thung lũng trống. Cao độ cảng hàng không Liên Khương là 962 m so với mặt nước biển.
Vũ Nam tổng hợp
Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực