spot_img
23 C
Vietnam
Thứ sáu,1 Tháng mười một
spot_img

Thành tựu Trung y cổ đại: Thuật thay tim và hồi sinh người chết của Biển Thước

Y thuật của Trung y cổ đại trong điều trị bệnh phi thường cao minh. Thời Xuân Thu Chiến Quốc cách đây hơn 2000 năm, thần y Biển Thước đã tinh thông sự vận hành của hệ thống kinh lạc và bệnh lý của nhân thể, có thể dùng châm cứu phối hợp với dược liệu trị khỏi bệnh, hồi sinh người bệnh sắp chết.

Thành tựu Trung y cổ đại: Thuật thay tim và hồi sinh người chết của Biển Thước
Thần y cổ đại Biển Thước đã xây dựng nên đỉnh cao của y học Trung Quốc. Ảnh: Shutterlock

Trung y có thể tiến hành thủ thuật gây mê phẫu thuật, cũng có thể “thay tim” mà không để lại di chứng. Biển Thước là danh y của Trung y, là “tổ tông về mạch học” thời đại Xuân Thu Chiến Quốc, là thầy thuốc đầu tiên vận dụng chẩn mạch để phán đoán bệnh, đồng thời đề xuất lý luận chẩn mạch tương ứng. Ông cũng thiết lập phương pháp chẩn đoán bệnh là “Tứ chẩn”, bao gồm nhìn, nghe, hỏi và bắt mạch cho các thế hệ Trung y sau này.

Tổ sư Biển Thước học nghề y

Biển Thước họ Tần, tên Việt Nhân, quê ở quận Bột Hải vào thời đại Xuân Thu Chiến Quốc, nhà ở nước Trịnh. Theo “Sử ký – Biển Thước thương công liệt truyền”, Biển Thước khi còn thanh niên là trưởng của một quán trọ, quán trọ có một khách quen tên là Trường Tang, Biển Thước cảm thấy ông lão này hẳn là kỳ nhân, nên đối đãi đặc biệt cung kính, mà Trường Tang cũng luôn quan sát Biển Thước.

Hơn mười năm sau, Trường Tang quyết định truyền cấp y thuật độc môn của mình cho Biển Thước. Một ngày nọ, Trường Tang hỏi riêng Biển Thước và nói: “Ta có bí pháp, ta đã già và muốn truyền lại cho con, con đừng tiết lộ ra ngoài.” Tiếp theo, ông lão dặn đi dặn lại Biển Thước rằng để phục dụng bí pháp này nhất định cần phối hợp với nước sương hoặc nước trên gỗ trúc, sau 30 ngày, sẽ có thể thấy những thứ ẩn bí. Rồi Trường Tang đưa cho Biển Thước tất cả thư sách về bí pháp, rồi ông lão biến mất tung tích. Hóa ra, ông lão không phải là một phàm nhân, mà là một nhân vật đến từ Thần giới.

30 ngày sau khi uống thuốc theo lời lão Trường Tang căn dặn, Biển Thước liền có thể nhìn thấy những người bên ngoài bức tường, có công năng đặc dị nhìn xuyên thấu vật thể, gọi là công năng thấu thị. Khi ông dùng công năng này để khám bệnh cho mọi người, ông có thể nhìn thấu lục phủ ngũ tạng, còn có thể phát hiện mấu chốt của bệnh tật nằm ở đâu. Kể từ đó, Biển Thước dùng “chẩn mạch”, một loại y thuật mới, bắt đầu hành nghề y ở nước Tề và nước Triệu. Khi hành nghề y ở nước Triệu, ông lấy tên là Biển Thước.

HrlpCDnAEmrxayOo79PPs2qaWk4bH4J9zbz70dmXWSMwGuNO nx76wpKJAt35YsyRqlNnjDIHf6iLq32vfyejxRUDQdR12PE MYJ zb795SHHt W3dL hNHXYrB4iznw2USmPQ5BMZexmRybd09ZH0w 640x640 1
Thần y Biển Thước. Ảnh Nipic.com

Ông biết rõ âm dương sinh khắc và phản ứng chứng trạng, thậm chí không cần thông qua “tứ chẩn” nhìn nghe hỏi bắt mạch, ông vẫn có thể nói bệnh của bệnh nhân nằm ở đâu.

Một lần Biển Thước nghe tin thái tử nước Quách đột ngột qua đời, bèn vội vã đến cửa cung, tìm được một cung nhân là quan trung thứ tử, một người yêu thích y thuật, hỏi về nguyên nhân và tình trạng của thái tử tử vong. Sau khi nghe trung thứ tử trần thuật lại, liền nói với viên quan này rằng, thái tử vẫn còn chưa chết, nói bản thân mình có thể khiến thái tử hồi sinh trở lại. Trung thứ tử nghĩ Biển Thước nói nhảm, người chết làm sao có thể sống lại?

Biển Thước ngay cả “Tứ chẩn” cũng không cần, chỉ thuyết minh với trung thứ tử những lý lẽ của mình, sau rồi nói: “Nếu không tin lời tôi, hiện tại vẫn có thể thử chẩn thị thái tử, có thể nghe được tai ù, nhìn thấy mũi sưng, từ đùi đến âm bộ hẳn vẫn còn hơi nóng.” Trung thứ tử vội vã nhập cung bẩm báo, kết quả nghiệm chứng khiến vua cha của thái tử vô cùng kinh ngạc, đích thân ra nghênh tiếp Biển Thước.

Biển Thước nói bệnh của thái tử được gọi là “thi quệ”, thân thể bất động như chết nhưng chưa chết, bèn đưa ra chẩn đoán bệnh trạng. Sau đó, ông và học trò của mình dùng kim châm và thuốc, cứu sống Quách thái tử đã nhập liệm. Câu chuyện này khiến người đương thời đều có rằng Biển Thước có thể khiến cho người chết sống lại, nhưng Biển Thước thì nói rằng ông có thể khiến cho những người sắp chết mà không nên chết hồi sinh trở lại.

Biển Thước nghiên cứu rất thâm nhập về âm dương và sự vận hành kinh lạc của nhân thể, kỹ thuật châm cứu của ông rất cao minh, theo “Tân Đường Thư – Y văn chí”, Biển Thước đã viết hai quyển “Hoàng Đế 81 Nan Kinh”. “Nan Kinh” là một bộ giải thích những vấn đề về mạch học, kinh lạc, tạng phủ, bệnh tật, huyệt, pháp châm cứu và những vấn đề khác trong “Nội Kinh”.

Toàn bộ cuốn sách được trình bày dưới dạng hỏi đáp cho những câu hỏi “khó khăn” để trần thuật, tổng cộng 81 câu hỏi, trong đó câu hỏi thứ 69 đến 81 là thảo luận về việc vận dụng “châm cứu bổ tả”. “Nan Kinh” tiến một bước làm phong phú nội dung của “Hoàng Đế Nội Kinh”, có ảnh hưởng trọng yếu đối với sự phát triển của châm cứu học cho hậu thế.

Banner 1

Các bệnh án của thần y Biển Thước

Y thuật của Biển Thước cũng vô cùng siêu phàm ảo diệu về mặt phẫu thuật ngoại khoa, ông có thể “thay tim” cho người bệnh, mà lại phẫu thuật xong uống thuốc một lần là khỏi, cũng không có vấn đề phải tiếp tục dùng thuốc sau phẫu thuật. Hãy cùng xem những bệnh án của thần y Biển Thước, câu chuyện được ghi lại trong chương “Liệt Tử – Thang Vấn”.

Lỗ Công Hỗ và Triệu Tề Anh, hai người đều bị ốm, họ cùng đến nhờ Biển Thước trị bệnh, Biển Thước đã chữa khỏi thành công cho cả hai. Biển Thước nói với Công Hỗ và Tề Anh rằng: “Bệnh của các bạn trước đây là do nguyên nhân bên ngoài can nhiễu đến tạng phủ, dùng đá thuốc là có thể trị khỏi. Hiện tại bệnh của các bạn theo tuổi tác đã lớn dần lên. Tôi muốn khắc chế căn bệnh này cho các bạn, các bạn nghĩ sao?”

Hai người trả lời: “Trước tiên xin hãy cho chúng tôi nghe qua về hiệu quả trị liệu như thế nào?”

Vì vậy, Biển Thước giải khai cho họ. Ông nói với Công Hỗ: “Bạn ý chí kiên cường nhưng thân thể khí nhược, do đó về phương diện mưu hoạch thì có tài năng, nhưng về phương diện quyết đoán thì không đủ. Tề Anh ý chí bạc nhược nhưng thân thể lại khí cường, do đó khiếm khuyết về phương diện mưu hoạch, không suy nghĩ kỹ, bốc đồng mà bị tổn thương. Nếu hai bạn có thể giao hoán hai trái tim mình, vậy thì có thể lấy trường bổ đoản mà có được kết quả tốt.”

Hai người đồng ý thử một lần, Biển Thước cho hai người uống rượu độc, đặt họ hãm nhập vào tình trạng hấp hối trong ba ngày, sau đó mở lồng ngực của họ để tiến hành hoán tim cho nhau, sau đó bôi dược vật thần kỳ, hai người sau khi tỉnh dậy trạng thái thân thể giống như ban đầu.

Hai người cáo biệt Biển Thước về nhà. Tuy nhiên, cả hai đã tự động chuyển nhà, Công Hỗ trở về nhà của Tề Anh, và Tề Anh trở lại nhà của Công Hỗ. Cả hai người vợ của họ đều không biết “chồng” đã trở về nhà. Kết quả, chồng nói “em là vợ tôi”, còn vợ lại nói “anh không phải chồng tôi”, hai bên gia đình phát sinh tranh cãi mãi không dứt, cuối cùng phải nhờ đến Biển Thước, người thực hiện ca mổ, để xác nhận và làm rõ tình huống. Biển Thước giải thích chi tiết toàn bộ câu chuyện, và tranh chấp đã được giải quyết.

Kỳ thực, “thần y thần thuật” cổ đại của Trung Quốc không chỉ có một, “Hán Thư” và “Tam Quốc Chí” đã ghi lại chi tiết Hoa Đà thời Đông Hán đã sử dụng ma phí tán để gây mê bệnh nhân, mổ bụng trị thương, cắt bỏ khối u, khâu lại rồi bôi thuốc thần, chữa khỏi cho bệnh nhân.

Phẫu thuật “thay tim” hiện đại

Ca mổ thay tim của Biển Thước còn có tác dụng khai sáng những “nghi hoặc” của con người hiện đại. Hiện tại theo ghi nhận lâm sàng, sau khi ghép tim, một số người xuất hiện những thay đổi về ký ức hay thói quen ăn uống, tập quán, thậm chí cả tình cảm luyến ái, thậm chí có những thay đổi cực đoan. Sau này phát hiện, những thay đổi này của họ nguyên lai là thừa hưởng từ các thuộc tính của người hiến tạng. Sau khi thay tim, những ký ức, thói quen, tính tình, sự lựa chọn… đã cùng với trái tim đến với người nhận tạng.

Yêu cùng một người sau khi ghép tạng

Sau đây là câu chuyện chân thực của Sonny Graham ở Georgia, Mỹ. Sonny bị nhiễm virus, mắc bệnh giãn cơ tim, và may mắn được ghép tim thành công vào năm 1995. Năm sau, Sonny đầy cảm ân đã liên hệ với cơ quan hiến tạng để cảm ơn gia đình của người hiến tạng. Ông có được địa chỉ của vợ người hiến tạng là Cheryl Sweat. Chồng của Cheryl là Terry Cottle, đã tự sát ở tuổi 33 và hiến tặng trái tim mình cho Sonny.

Biết ơn vì được cứu sống, Sonny đã viết thư để cảm ơn Cheryl, sau đó đích thân đến thăm cô vào tháng 1 năm 1997. Sonny biết được từ Cheryl rằng Kerry thích bia và xúc xích, và sau ca ghép tim, Sonny cũng trở nên thích bia và xúc xích. Điều khó tin hơn nữa là khi Sonny nhìn thấy Cheryl, liền có cảm giác như đã quen biết cô ấy nhiều năm, và sự ái mộ mãnh liệt của ông dành cho Cheryl chỉ có thể được miêu tả là “tiếng sét ái tình”.

Sau chuyến thăm, Sonny bắt đầu tán tỉnh Cheryl, 28 tuổi. Sau 7 năm, họ kết hôn vào năm 2004. Tuy nhiên, quãng thời gian tươi đẹp chẳng kéo dài được bao lâu, 3 năm sau khi hai người kết hôn, vào một ngày năm 2007, Sonny 69 tuổi đã tự kết liễu đời mình, mọi thứ giống như hành động của Terry Cottle, chủ nhân cũ của trái tim.

24WMJejKdWUtZ7ntXokdtEipMUhVtMhtbK1j58Hkh2TOhrWsS7taG3UXryL6SG4o6CYPrD0aO3Jhm3UV2ucvnt5uJRoGbvMpIjATrFK9oZZOozRE32vJF7cu4jS ui154h4ckZoBGBLLw5q6znFQkfQ 640x581 1
Sonny Graham và Cheryl Sweat. Ảnh: Ranker.com

Những trường hợp trái tim có ký ức được phát hiện ngày càng nhiều, trái tim vì sao lại có ký ức? Cuốn sách “Hoàng đế nội kinh” của y học cổ truyền Trung Quốc nói: “Tâm tàng thần”, có thể nói là, con người ngoài thân thể thì còn có “nguyên thần”. Nguyên thần là thực thể mà mắt thường nhìn không thấy, nhưng nguyên thần mới là chủ nhân chân chính của sinh mệnh. Sự thâm nhập nghiên cứu của Trung y học đối với sinh mệnh mang lại những thành tựu siêu thường.

Thái sử công Tư Mã Thiên đã ca ngợi Biển Thước như sau: “Biển Thước ngôn y, vi phương giả tông, thủ số tinh minh, hậu thế tu ‘tuần’ tự, phất năng dịch dã.” Cũng chính là nói, Biển Thước y thuật cao minh, kiến lập y lý Trung y cho người đời sau, là thái tông sư, tổ sư của Trung y. Thành tựu và hiệu quả của Trung y học đã thực chứng thân thể có sự vận hành của mạch lạc và khí mà mắt thường nhìn không thấy.

Các bệnh án của Biển Thước đã triển hiện sự tiên phong cao độ và sự tinh thâm của y thuật, mà sự tồn tại của những thành tựu này không thể thoát ly đạo đức nhân phẩm cao thượng của người hành nghề y. Các thầy thuốc có thần y, lương y, dung y, cũng có giang hồ thuật sĩ, có cả kẻ lừa gạt, tất cả là do cao độ khác nhau của đạo đức mà quyết định trình độ và thành tựu y thuật của họ, trong y học cũng vậy, hay trong những phạm trù khác của văn minh nhân loại cũng vậy, đều là nhất quán tương thông. Đạo đức cao thượng cũng là động lực hạt nhân và là nền tảng bền vững của sự phát triển văn minh.

Hương Thảo/ĐKN biên dịch
Theo Doãn Gia Huy/ Epoch Times

Xem Thêm:

Người xưa khuyên: ‘Thần thực tráng hỏa, ngọ tiết tàn tinh, mệnh đoản dương suy’, nghĩa là gì?

Cụ ông gần 100 tuổi: ‘Nhất định là có Thần tồn tại’

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều