spot_img
20 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Thế nào mới thật sự là “Nhẫn”

Chữ Nhẫn (忍) có nghĩa là chịu đựng, nhẫn nhịn, vị tha. Nó còn hàm chứa ý nghĩa của sự tự kiềm chế và tự chủ. Đây cũng là một đức hạnh của rất nhiều vị anh hùng vĩ đại trong lịch sử.

Nhẫn không chỉ là thể hiện ở sự nhượng bộ, mà còn thể hiện ở chỗ khi bị lăng nhục vẫn có thể chịu nhận mà không động tâm, không ôm hận. Chỉ nhìn vào cấu trúc chữ Nhẫn (忍) cũng đã biểu đạt được điều này. Bên trên của Nhẫn là chữ Đao (刀), bên dưới là chữ Tâm (心).

Tuy nhiên, trong từ điển Hán – Việt, cụ Đào Duy Anh giải thích: chữ 忍 (Nhẫn) gồm chữ 刃 ( Nhận”). Chứ không phải chữ “Đao” ở trên, chữ 心“Tâm” ở dưới. “Nhận” có nghĩa là mũi dao nhọn. Có một vị giáo sư học vấn uyên thâm cho rằng: Không phải chữ “Nhận” mà cũng không chỉ có chữ “Đao”. Tinh ý thì sẽ thấy trong chữ Nhẫn có một nét phẩy của bộ丿“phiệt” dưới chữ 刀 “Đao”. Đó là chữ 乂(刈)- chữ “Nghệ” ẩn. 刈“ Nghệ” tức là tài giỏi. Vậy chữ “Nhẫn” gồm ba chữ 刀,乂(刈), 心 là “Đao”, “Nghệ”, “Tâm” hợp thành.

Ý tứ ở đây muốn nói rằng nếu ta dùng một thanh đao sắc nhọn mà đâm thẳng vào tim tất phải đau ghê gớm. Người bình thường làm sao chịu đựng nổi tổn thương này. Nhưng nếu để ý có thể thấy chữ Tâm (心) nằm ngay dưới chữ Đao (刀) kia, vẫn vững vàng bất động, biểu hiện này chính là hình ảnh lột tả nội hàm của chữ Nhẫn.

Dù trong đau thương, mất mát, tủi nhục đến đâu, cái Tâm này vẫn chịu nhận được, đó mới thực gọi là Nhẫn. Chỉ có người biết lấy nhẫn nại mà vượt chông gai, mới có thể làm thành đại sự.

Kỷ luật và ý chí kiên cường là 2 yếu tố cơ bản. Trong quá khứ từng có không ít những lời bình của cổ nhân về chữ Nhẫn này như sau:

“Người giàu mà biết nhẫn, sẽ bảo vệ được gia tiên. Người nghèo mà Nhẫn được, sẽ không thấy tự ti, hổ thẹn”.

“Giữa cha con mà biết nhẫn, đối đãi với nhau sẽ hòa ái và hiếu thuận”.

“Anh em mà học được nhẫn, mới cư xử chính đáng và chân thành”.

“Nếu bạn bè chịu nhẫn, tình bạn sẽ bền lâu”.

“Nếu vợ chồng biết nhẫn, quan hệ sẽ thuận hòa”.

“Trong cơn hoạn nạn, tất sẽ có nhiều người chê cười nhạo báng. Nhưng khi đại nạn qua đi, đáng hổ thẹn nhất lại chính những kẻ đã từng cười chê”.

Nhẫn chính là khoan dung

Trong “Thượng thư”, Chu Thành Vương khuyên bảo quân rằng: “Tất hữu nhẫn, kỳ nãi hữu tể; hữu dung, đức nãi đại”. Tạm dịch: Nhất định phải nhẫn nhịn mới có thể thành công, có thể khoan dung với người thì đạo đức tu dưỡng mới nâng cao lên.

Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về chữ Nhẫn thời Trung Quốc cổ đại là Lạn Tương Như (315 – 260 TCN), chính khách nước Triệu thời Chiến Quốc, ông nổi tiếng là người giỏi ứng xử để giữ uy tín của nước Triệu trong chư hầu.

Với công lao Hoàn bích quy Triệu, Lạn Tương Như được vua Triệu cất nhắc, địa vị của ông ở trên võ tướng Liêm Pha. Liêm Pha bất mãn nói:

“Ta là tướng nước Triệu, phá thành đánh trận lập được công lớn, trái lại Tương Như chỉ nhờ vào miệng lưỡi lập công mà địa vị ở trên ta. Hơn nữa, Tương Như vốn người thấp hèn, ta xấu hổ không mặt mũi nào ngồi ở dưới ông ta!”.

Ta là tướng nước Triệu, phá thành đánh trận lập được công lớn, trái lại Tương Như chỉ nhờ vào miệng lưỡi lập công mà địa vị ở trên ta.
“Ta là tướng nước Triệu, phá thành đánh trận lập được công lớn, trái lại Tương Như chỉ nhờ vào miệng lưỡi lập công mà địa vị ở trên ta.” (Ảnh: baike.baidu.com)

Rồi Liêm Pha rêu rao: “Ta gặp Tương Như, quyết làm nhục người này”.

Khi Lạn Tương Như biết được điều này, ông đã rất mực cẩn thận để tránh các tình huống gây xung đột với Liêm Pha. Ông sẽ cáo bệnh và tránh xuất hiện tại các buổi thượng triều mà Liêm Pha tham dự để không phải thách thức uy quyền của Liêm Pha.

Vào một dịp khác, cỗ xe ngựa của Lạn Tương Như đang đi trên một con đường hẹp. Ngay lúc đó, cỗ xe của Liêm Pha cũng rẽ vào từ hướng ngược lại. Lạn Tương Như ngay lập tức ra lệnh cho phu xe hãy quay ngược đầu xe lại, để nhường đường cho Liêm Pha đi trước.

Các môn hạ đều cùng nhau ngăn cản, họ nói:

“Chúng tôi sở dĩ bỏ thân thích đến thờ ngài chỉ vì mến cao nghĩa của ngài. Nay ngài chức vị trên Liêm Pha một bậc. Liêm Pha rêu rao nói xấu mà ngài lại sợ trốn tránh ông ta, e dè quá đáng, người thường còn lấy làm xấu hổ, huống hồ là bậc tướng quốc, tướng quân! Bọn chúng tôi bất tài, xin từ giã về”.

Lạn Tương Như điềm nhiên quay ra nhìn đám tùy tùng, ông hỏi: “Các ông xem Liêm tướng quân có bằng vua Tần không?”

Đám tùy tùng đồng thanh trả lời: “Không bằng”.

Lạn Tương Như lại nói: “Oai như vua Tần mà Tương Như ta còn dám lớn tiếng giữa triều đình, làm nhục trước cả quần thần. Tương Như tuy hèn nhát há sợ Liêm tướng quân sao? Nhưng ta nghĩ rằng nước Tần sở dĩ mạnh, không đem binh lính đánh Triệu vì có ta cùng Liêm tướng quân. Nay hai con hổ đánh nhau, thế nào cũng không sống được cả, cho nên ta phải làm như thế, vì nghĩ đến việc cấp bách của nước nhà trước mà gác việc thù riêng đó thôi.

Những lời của Lạn Tương Như cuối cùng cũng đến tai Liêm Pha. Liêm Pha nghe vậy nhận ra lỗi lầm của mình, ân hận vô cùng, ông bèn cởi trần, mang roi đến cửa nhà Lạn Tương Như tạ tội, nói: “Kẻ hèn mọn này không biết tướng quân rộng lượng đến thế! Quả thật đã đắc tội rồi”.

Liêm Pha nghe vậy nhận ra lỗi lầm của mình, ân hận vô cùng, ông bèn cởi trần, mang roi đến cửa nhà Lạn Tương Như tạ tội
Liêm Pha nghe vậy nhận ra lỗi lầm của mình, ân hận vô cùng, ông bèn cởi trần, mang roi đến cửa nhà Lạn Tương Như tạ tội. (Ảnh: baike.baidu.com)

Ngay lúc ấy, Lạn Tương Như liền vui mừng mời Liêm Pha vào nhà. Từ đó trở đi, hai người vui vẻ làm bạn, sống chết có nhau. Nước Triệu có hai tướng văn võ phò trợ nên được vững mạnh, không bị Tần lấn chiếm, người ta gọi giai thoại nổi tiếng này là “Tướng tướng hòa”.

Khổng Tử từng nói: “Một người không chịu đựng được việc nhỏ sẽ làm hỏng việc lớn (nguyên văn: “Tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu)”. Lạn Tương Như không bao giờ đánh mất tầm nhìn xa trông rộng, biết chịu đựng khi cần thiết để làm được việc lớn. Chẳng những thế, sự khoan dung của Lạn Tương Như còn giúp ông thu phục được kẻ thù của mình là Liêm Pha – người mà sau này luôn tôn trọng và sẵn sàng hợp tác với ông.

Nhà chính trị xuất sắc này cũng đã chứng minh rằng, trong nhiều tình huống, Nhẫn không phải là nhu nhược mà chính là sức mạnh!

Trong “Lưu hầu luận”, Tô Thức từng nói: “Thiên hạ hữu đại dũng giả, thốt nhiên lâm chi nhi bất kinh, vô cố gia chi nhi bất nộ”.

Nghĩa là:

Người đại khí khi đối diện với những sự việc bất ngờ thì không kinh không sợ. Khi nghe những lời chỉ trích vô căn cứ thì không oán không hận.

Người đại khí khi đối diện với những sự việc bất ngờ thì không kinh không sợ. Khi nghe những lời chỉ trích vô căn cứ thì không oán không hận.

Người đại khí khi đối diện với những sự việc bất ngờ thì không kinh không sợ. Khi nghe những lời chỉ trích vô căn cứ thì không oán không hận. (Ảnh: Miền công cộng)

Nhẫn không phải là nhu nhược

Hàn Tín (231-196 TCN) công thần khai quốc thời Tây Hán, là một trong những nhà quân sự kiệt xuất nhất trong lịch sử Trung Hoa, ông đã phò tá Lưu Bang lập dựng cơ nghiệp 400 năm của nhà Hán. Hàn Tín thời niên thiếu gia cảnh bần hàn, nhưng ông thường mang bảo kiếm bên mình. Trong số những tên đồ tể ở quận Hoài Âm có một gã thanh niên muốn sỉ nhục Hàn Tín, y nói: “Mặc dù dáng vóc nhà ngươi cao lớn, nhưng cũng chỉ là một kẻ hèn nhát. Nếu ngươi không sợ chết, thì hãy dùng thanh bảo kiếm kia đâm ta; Nếu ngươi không dám đâm, thì hãy chui qua háng ta”.

Hàn Tín nhìn chằm chằm vào đối phương hồi lâu, rồi từ từ khom lưng, chui qua háng y. Những người qua đường đều cười cợt, chế giễu Hàn Tín, cho rằng ông là một kẻ hèn nhát.
Hàn Tín nhìn chằm chằm vào đối phương hồi lâu, rồi từ từ khom lưng, chui qua háng y. Những người qua đường đều cười cợt, chế giễu Hàn Tín… (Ảnh: Miền công cộng)

Hàn Tín nhìn chằm chằm vào đối phương hồi lâu, rồi từ từ khom lưng, chui qua háng y. Những người qua đường đều cười cợt, chế giễu Hàn Tín, cho rằng ông là một kẻ hèn nhát. Thế nhưng chính vì có tâm đại nhẫn này mà Hàn Tín mới làm nên những việc phi thường. Ông được Lưu Bang – hoàng đế đầu tiên của nhà Hán vô cùng trọng dụng và phong cho chức đại tướng quân.

Khổng Tử nói: “Tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu” (tạm dịch: Việc nhỏ không nhẫn được thì ắt hỏng việc lớn).

Chữ Nhẫn trong cuộc sống của người Việt

Nhẫn là đặc trưng của nền văn minh Đông Á, trở thành quy tắc ứng xử từ gia đình đến xã hội. Việt Nam – nước có nền văn hoá nông nghiệp với đặc điểm trọng tình khiến người Việt Nam lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử. Do đó, người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn để giữ được thuận hòa. Cũng bởi vậy chữ Nhẫn có một ý nghĩa, vị trí rất quan trọng trong nếp sống của người Việt. Một gia đình có êm ấm, hòa thuận hay không phần lớn do sự nhẫn nhịn quyết định.

Cái gốc trăm nết
Nết nhẫn nhịn là cao.
Cha con nhẫn nhịn nhau
Vẹn tròn đạo lý.
Vợ chồng nhẫn nhịn nhau
Con cái khỏi bơ vơ.
Anh em nhẫn nhịn nhau
Trong nhà thường êm ấm.
Bạn bè nhẫn nhịn nhau
Tình nghĩa chẳng phai mờ…

Người có thể nhẫn nhịn nhau vì gia đình như vậy thì cũng có thể biết cách nhẫn nhịn, ứng xử khéo léo ngoài xã hội. Nhẫn nhịn chính là cái cột chống đỡ cho tinh thần đua tranh. Nếu lúc nào cũng nghĩ đến sự nhẫn nhịn thì thắng không kiêu, bại không nản, có thể tiến, có thể lui theo ý muốn của mình.

Nghi Vân (t.h)

Nguồn Hướng Thiện, NTDVN

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 2

VIDEO CHỌN LỌC:

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều