spot_img
20 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Thiện ý được phúc, thị phi chuốc tai ương

 

178a295ad686f857c14f001cb92c6ecf 1
Người thượng đẳng chỉ nói lời trí huệ – Ảnh minh hoạ: Internet

Tân Thế Kỷ – Có câu “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”. Thị phi đôi lời xem ra là chuyện không quan trọng, nhưng đâu biết đó là hành động của kẻ tiểu nhân, hại người hại mình. Đó là hành động tạo nghiệp báo nhưng lại giống căn bệnh “trầm kha” khó chữa.

Đừng nói những chuyện thị phi để tránh tai họa

“Nói thị phi thì là người thị phi” câu nói này xuất phát từ Tăng Quảng Hiền Văn. Ý trong mặt chữ rất dễ giải thích, đại ý là chỉ những người không có chuyện gì làm đến nói xấu người khác với bạn thì chính là kẻ tiểu nhân. Người thượng đẳng nói lời trí tuệ, trung đẳng nói sự tình, hạ đẳng nói thị phi là ý tứ này.

1421027317 chuyenthiphi tam eva1
Thị phi là tạo nghiệp – Ảnh: Internet

Tai không nghe thị phi, mắt không nhìn thấy tranh đấu, tâm không có sự phân biệt, miệng không nói lời tổn thương người khác, sau lưng không bàn luận thị phi, đời người mới càng ngày càng thanh thuần. 

Người phương Đông từ xưa đối với vấn đề tu khẩu đều rất coi trọng, bởi vì hậu quả mà nó mang đến là vô cùng to lớn. Tu khẩu đã trở thành một phần rất quan trọng trong tu dưỡng bản thân. Một người có đức độ hay không thì thông qua lời nói cũng đã thể hiện được rất nhiều.

Vào triều đại nhà Minh, Văn Trưng Minh (1470 – 1559) là một trong “Ngô trung tứ tài tử”. Ông đối với lĩnh vực thư pháp và văn học đều rất có trình độ. Lúc ấy, uy tín của ông rất cao, nổi tiếng khắp vùng Giang Nam, rất nhiều học sinh đều bái ông làm thầy.

Ông bình sinh không thích nghe đàm luận về sai lầm của người khác. Nếu có người muốn nói những chuyện thị phi, ông sẽ khéo léo dẫn dắt sang những chuyện khác, làm cho người đó không thể nói được. Ông đã giữ thói quen này cả đời mình, luôn chú trọng đến việc tu khẩu.

Lúc ấy, Ninh Vương Thần Hào có ý mời Văn Trưng Minh ra làm quan, phái người mang theo văn thư và tiền vàng đến nhà của Văn gia. Văn Trưng Minh kiếm cớ nói bị bệnh nặng, nằm trên giường không dậy nổi, từ chối nhận tiền vàng và thư mời, cũng không viết thư để phúc đáp lại Ninh Vương.

Sứ giả sau khi rời đi, bạn bè mới khuyên ông: “Bây giờ, Ninh Vương là người mà cả thiên hạ đều hướng tới. Ở vương phủ hiện không có người, mới mời tiên sinh ra làm quan. Vì sao ngài lại không noi theo Mai Thừa, Tư Mã vào trong Vương Phủ hưởng thụ một phen?”

Văn Trưng Minh sau khi nghe xong, chỉ cười mà không nói gì. Ông có tài nhìn người, sự tình của Ninh Vương ông cơ bản cũng có thể biết rõ, nhưng tránh không đàm luận chuyện thị phi.

Năm Chính Đức thứ 14 (năm 1519) thời vua Minh Vũ Tông, Ninh Vương Thần Hào tại Nam Xương làm phản, cuối cùng bị Vương Dương Minh dẹp yên. Ninh Vương bởi vì mưu phản, mà dẫn đến thân bại danh liệt. Văn Trưng Minh giữ vững bản thân, không nói chuyện thị phi của người khác, thái độ xử thế cao thượng, được mọi người kính trọng.

Thị phi ảnh hưởng công danh, sự nghiệp

Ở thành phố Nghi Hưng có một người tên là Phan Thư Thăng. Mùa thu năm Khang Hi thứ 22, Phan Thư Thăng nằm mơ, trong mơ đi đến trường thi, đúng lúc gặp phải người đang chấm bài thi. Nha lại gọi người đầu tiên, người đó vào xong rồi, lập tức bị đá ra ngoài. Gọi người thứ hai, thì chính là Phan Thư Thăng. Gọi người thứ ba, thứ năm thì không thấy có ai đến.

1760a3ba4bd08586e01dde53ff3113d3
Người không biết cẩn trọng lời nói, hay thị phi sẽ mất đi công danh sự nghiệp – Ảnh: Internet

Anh ta lại thấy treo trên tường có một bảng vàng, tên người đứng đầu bảng có hai chữ là “Vi Tiếp”, nhưng không thấy ghi họ. Trong chốc lát, anh ta đi tới chỗ một người mặt đỏ, người này lấy mũ sắt đội lên đầu của anh ta.

Phan Thư Thăng sau khi tỉnh lại cảm thấy rất kỳ lạ. Khi công bố kết quả thi, phát hiện ra mình đứng đầu bảng. Anh ta nhớ rõ trong mộng có nhìn thấy hai chữ “Vi Tiếp”, vì vậy đi khắp nơi để dò hỏi về người này. Về sau biết được, người này là Phó Lộc Dã ở huyện Lâu.

Phó Lộc Dã cũng rất tài hoa, ở địa phương cũng nổi tiếng là hay chữ. Quan chủ khảo đánh giá rất cao hai bài thi đầu của anh ta. Nhưng đến bài thi thứ ba thì không thấy nộp bài, cho nên anh ta không trúng tuyển.

Phó Lộc Dã rất có tài ăn nói, nhưng mà anh ta cứ thích đàm luận mấy chuyện thị phi, tốt xấu của người khác. Từng có người phân tích, Phó Lộc Dã sở dĩ không trúng tuyển, công danh bị tước mất, là vì anh ta không chịu tu khẩu.

Sau khi yết bảng, quan chủ khảo vì mến mộ tài năng của Phó Lộc Dã, nên đã đặc biệt gặp riêng anh ta. Nhưng từ đó về sau, Phó Lộc Dã phẫn uất, oán hận, không lâu sau thì bụng trướng lên, chỉ trong một đêm là qua đời, làm cho mọi người thương cảm mãi.

Nói những lời dơ bẩn hóa thành con giun lớn

Vào thời của Phật Thích Ca, ở bên cạnh thành Vương Xá có một hồ nước, nước ở bên trong khá bẩn, thấy toàn là những thứ ô uế. Người dân trong thành đều đem những thứ dơ bẩn ở trong nhà đổ vào trong hồ.

ntdvn buddha 1040098 12802
Đức Phật khai thị về chuyện tu khẩu – Ảnh minh hoạ: Internet

Trong hồ nước có một con giun lớn, nhìn giống như con rắn, nhưng có bốn chân, quanh năm suốt tháng ở trong hồ nước. Một lần, Phật Thích Ca dẫn những người xuất gia đến bên cạnh hồ nước, hỏi mọi người có biết nhân duyên của con giun này hay không? Mọi người đều trả lời là “Không biết”.

Phật Thích Ca đã khai thị nói, trước đây rất lâu, có 500 thương nhân đi ra biển buôn bán, thu được rất nhiều vàng bạc châu báu. Bọn họ mang những bảo vật trân quý nhất cúng dường cho tăng nhân. Lúc đó có mười vạn tăng nhân tu hành ở trong núi, tiếp nhận cúng dường của thương nhân, đem toàn bộ bảo vật đưa cho tăng nhân Ma Ma Đế cất giữ.

Lúc tiền mua lương thực đã hết, chúng tăng mới hỏi tăng nhân Ma Ma Đế về số bảo vật kia. Không ngờ Ma Ma Đế lại từ chối, mang tất cả những bảo vật đó cất làm của riêng, còn phẫn nộ mà chửi mắng mọi người: “Các người đi mà ăn phân, bảo vật này là của ta, các người dựa vào đâu mà đòi lấy đi?”. Chúng tăng thấy ông ta giận dữ như vậy, cả thân và tâm đều đã bị ma can nhiễu, nên mọi người đều rời đi.

Bởi vì Ma Ma Đế tham lam, chiếm đoạt hết báu vật, lại dùng lời cay độc mà nhục mạ chúng tăng, sau khi chết bị đọa xuống địa ngục, phải ngâm mình ở trong những thứ dơ bẩn đang sôi trào, trải qua 92 kiếp, mới có thể thoát khỏi địa ngục. Đến thời của Phật Thích Ca, Ma Ma Đế vẫn không thể đắc được thân người mà phải chuyển sinh làm con giun sống nơi dơ bẩn.

Họa từ miệng mà ra, đặt điều thị phi ắt nhận quả báo thảm khốc

Một người tên là Ngự Sử Phật Luân tiên sinh, kể rằng tại một gia đình giàu có nọ có một người làm thuê, vì thích nhàn rỗi không chịu làm việc nên bị gia chủ đuổi đi, từ đó mà sinh lòng căm ghét. 

Người làm thuê bèn tung tin đồn thất thiệt để hãm hại chủ nhà, rằng gia đình người chủ có nhiều mối quan hệ nam nữ bất chính. Anh ta miêu tả chi tiết tình trạng loạn luân giữa cháu với thím, con dâu với bố chồng, nói một cách sống động, miêu tả rất chi tiết, cứ như là việc đó thật sự tồn tại. 

63a7272f11dd5cfea51d3ac36e1c5e90 1
Không cẩn trọng lời nói quả báo khôn cùng – Ảnh minh hoạ: Internet

Đồn thổi một thời gian, gia chủ kia cũng có nghe qua một chút, nhưng lại không có cách nào kiềm chế cái miệng của anh ta lại, lại cũng không thể cùng anh ta phân trần đúng sai. Vậy nên các nữ nhân trong gia đình người chủ chỉ còn cách dâng hương khấn cầu Thần linh nhờ giúp đỡ.

Một ngày, người làm thuê kia đang ngồi trong quán trà trò chuyện rôm rả với bạn bè của anh ta, mọi người trong phòng cũng chăm chú lắng nghe, thì bất ngờ anh ta kêu lên một tiếng “ngao” rồi gục xuống bàn mà chết. 

Mọi người khám nghiệm tử thi cũng không tìm ra nguyên nhân cái chết nên đành phải báo quan phủ là chết do đờm dãi, quan phủ đến và tiến hành an táng. Do quan tài quá mỏng và chôn quá cạn nên thi thể anh ta bị một đàn chó kéo ra ngoài cắn xé, xương cốt vương vãi khắp mặt đất. Lúc đó mọi người mới hiểu ra rằng anh ta đang bị báo ứng vì đã tung tin đồn thất thiệt, vu khống phản bội chủ nhân của mình.

Bản tính Phật Luân tiên sinh rất bình dị, dễ gần và không thích nghe những điều không hay về người khác. Hễ mà đầy tớ, trai gái già trẻ trong nhà nói xấu người chủ trước đây của họ, chắc chắn ông sẽ đuổi họ đi, cũng chính là muốn giáo huấn cho người làm thuê đó một bài học kinh nghiệm.

Ông ấy từng nói với tôi rằng: “Đảng Tiến thời nhà Tống nghe người ta bình thoại về Hàn Tín (nghệ nhân kể chuyện, gọi là bình thoại), lập tức đuổi hắn đi. Có người hỏi tại sao, Đảng Tiến trả lời rằng: ‘Hắn trước mặt ta bàn luận về Hàn Tín, trước mặt Hàn Tín cũng sẽ bàn luận ta. Làm sao có thể nghe hắn được?’

Trong mấy trăm năm qua, mọi người thường cười nhạo Đảng Tiến hồ đồ, nhưng lại không biết rằng ông mới thực sự là người khôn ngoan nhất. Những người thích người khác bàn luận về “Hàn Tín” trước mặt mình lại không nghĩ tới rằng người này cũng sẽ nói về mình trước mặt “Hàn Tín”. Những người như thế mới thật sự hồ đồ!”

Người xưa có câu: “Lai thuyết thị phi giả, tiện thị thị phi nhân” (người ưa nói chuyện thị phi chính là người thị phi), thực sự là lời giáo huấn sâu sắc cho những kẻ hay đi đây đi đó mà đơm đặt thi phi.

Từ xưa đến nay chúng ta vẫn luôn được giáo huấn rằng khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất đời người. Tuy biết là vậy, nhưng vẫn có những người vì bị sân hận, tật đố sai khiến mà đi khắp nơi đặt điều thị phi, vu khống người khác. Cuối cùng không chỉ hại người mà còn khiến bản thân nhận lãnh quả báo khôn cùng… Bởi vậy chúng ta cần cẩn trọng lời nói, nên nói điều thiện, nói những lời vì người khác.

Chân Tâm t/h

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 9

Xem thêm: 

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều