spot_img
19 C
Vietnam
Chủ Nhật,24 Tháng mười một
spot_img

Trung Quốc: nhiều vụ thanh thiếu niên mất tích gần đây khiến người dân hoang mang lo sợ

Gần đây, dư luận chú ý đến tình trạng thanh thiếu niên mất tích ồ ạt ở Trung Quốc, cư dân mạng lo lắng thanh thiếu niên mất tích có thể bị lấy nội tạng, và nhắc nhở cha mẹ bảo vệ con cái.

Thường xuyên xảy ra những vụ thanh thiếu niên mất tích ở Trung Quốc khiến người dân nơm nớp lo sợ

Gần đây, một lượng lớn thanh thiếu niên ở Trung Quốc mất tích, người dân Trung Quốc tuy lo lắng về nạn buôn người nhưng cũng hết sức quan tâm đến tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ. (Video chụp màn hình)

Hồ Hâm Vũ 15 tuổi biến mất bí ẩn trong một ngôi trường nội trú khép kín,  dữ liệu camera giám sát bị mất

Truyền thông Trung Quốc như Sohu.com, NetEase News, Sina.com, v.v. gần đây đã đưa tin rằng, vào tối ngày 14 tháng 10, Hồ Hâm Vũ, một nam sinh 15 tuổi của trường trung học Trí Viễn (trường nội trú khép kín được chăm sóc đầy đủ) ở huyện Diên Sơn, thành phố Thượng Nhiêu, tỉnh Giang Tây, rời khu ký túc xá để đến lớp học đọc sách buổi tối, tuy nhiên, trong khoảng cách chưa đầy 100m này, cậu bé đã biến mất.

Một người trong cuộc đã tiết lộ với phóng viên của Epoch Times vào ngày 22/11 rằng, nhà trường tuyên bố rằng, tất cả dữ liệu camera giám sát vào ngày xảy ra vụ việc đã bị mất. “Tất cả có 6 camera giám sát, ngày đó đều bị mất dữ liệu. Trong đó có một camera chỉ ngày hôm đó bị mất dữ liệu, những ngày khác đều có. Còn 5 cái camera nữa, chỉ có dữ liệu sau sự cố, còn tất cả dữ liệu trước sự cố đều biến mất”.

Anh ấy nói rằng, nhà trường không thể giải thích được, nên đã giao nó cho đồn cảnh sát, và lời giải thích mà những người ở đồn cảnh sát đưa ra cho gia đình Hồ Hâm Vũ trái ngược với lời giải thích mà đường dây nóng dịch vụ của nhà sản xuất camera giám sát đưa ra, và chúng không thể chứng thực lẫn nhau.

Tài khoản công cộng WeChat “Man Shi Guang” đã đăng một bài viết vào ngày 18/11 (bấm vào đây để xem văn bản gốc), nói rằng: khoảng cách mà Hồ Hâm Vũ từ ký túc xá đến giảng đường chỉ là một đoạn ngắn hơn 100 mét, và khoảng cách này không được giám sát. Đến nay đã hơn 1 tháng trôi qua, nhà trường đã tìm kiếm khắp các ngõ ngách, thậm chí khơi thông cả hồ nước, bể phốt nhưng vẫn chưa thấy gì.

id13870411 41e8c9e1a15ceeed0811dcb57087f57a
Vị trí Ký túc xá và Giảng đường – quãng đường cậu bé mất tích chưa tới 100m (Chụp màn hình)

Bài viết nói rằng, một số người tố giác nói rằng, 6 chiếc ô tô đã lao ra khỏi trường vào đêm hôm đó, người ta cũng nói rằng, nhà trường đã khám sức khỏe trước khi Hồ Hâm Vũ biến mất… Nghĩ lại thật đáng sợ, và nhiều cư dân mạng đã phải nghi ngờ liệu có phải Hồ Hâm Vũ thuộc nhóm máu hiếm không? Có phải một số nội tạng hợp với ai đó không?

Triệu Lan Kiện (Zhao Lanjian), một cựu nhân viên truyền thông Trung Quốc, nói với phóng viên Epoch Times rằng: “Mất tích trong một trường học khép kín, chắc chắn có thông tin liên quan bị chính phủ đàn áp. Ở Trung Quốc có camera ở khắp mọi nơi. Ngoài camera, còn có định vị điện thoại di động nghiêm ngặt, điện thoại di động và mã sức khỏe được cục phòng chống dịch bệnh theo dõi, muốn theo dõi một người nào đó, chỉ cần một cú nhấp chuột là có thể theo dõi được”.

Người Trung Quốc: Mọi người đang nơm nớp lo sợ

Lưu Áo Thành, cậu bé 14 tuổi người Vũ Hán, xuống nhà để vứt rác vào khoảng 8h30 tối ngày 12/11, rồi biến mất bí ẩn. Nhà của Lưu Áo Thành ở đường Quang Minh, phố chính Vũ Hồ, quận Hoàng Bi, thành phố Vũ Hán. Cha cậu tên là Lưu Binh.

Vào ngày 21 tháng 11, một video trò chuyện nhóm của “Nhóm tiểu khu Quang Minh khu Tiêu Chủy” đã bị rò rỉ trực tuyến. Nick “Lưu Binh số 100 đường Quang Minh” đã trả lời bằng một loạt tin nhắn thoại, nói rằng vào ngày thứ tám sau khi đứa trẻ mất tích, thi thể của đứa trẻ đã được tìm thấy trên sông ở Thiên Hưng Châu. Cư dân mạng địa phương cho biết, khi thi thể đứa trẻ được tìm thấy, “nội tạng đã biến mất”.

Liên quan đến việc thanh thiếu niên thường xuyên mất tích gần đây, ông Hoàng, một trí thức Trung Quốc, nói với phóng viên Epoch Times rằng: “Tôi đã trò chuyện trong nhóm thoại QQ, và thấy rằng mọi người đều đang nơm nớp lo sợ. Họ không biết chính quyền cao nhất ở Bắc Kinh sẽ làm gì. Ngoài ra, ở Trung Quốc còn có các vụ mất tích khác với mật độ lớn, không thể giải thích được, xảy ra ở mọi thành phố. Cũng có báo cáo về các bệnh viện cấy ghép nội tạng thành công, khiến người dân thường rơi vào tình trạng vô cùng sợ hãi. Trên Internet, mọi người nói: hãy bảo vệ con cái và những người thân trong gia đình mình, đừng để bị những thế lực xấu xa của hệ thống quan liêu, y tế trục lợi, bắt cóc trẻ em giết chết lấy nội tạng để cấy ghép”.

Ông đặt câu hỏi rằng, những vụ mất tích thông thường sẽ nhanh chóng được tìm ra, còn những vụ mất tích kiểu này thì thời gian rất lâu vẫn không có tin tức gì. Ví dụ như Vũ Hán nói rằng, hàng trăm sinh viên đại học đã biến mất,  nhưng chính quyền không truy tìm. “Nếu không có chính quyền đứng sau thì làm sao có thể che đậy được? Trung Quốc đã thành hang ổ của ma quỷ, thành địa ngục rồi, còn là xã hội loài người nữa không? Tất cả đều ở tình trạng đêm đen giữa ban ngày rồi”.

Ông Hoàng còn nói rằng, mọi người trên mạng đang nhắc nhở lẫn nhau, nhưng những Tiểu phấn hồng lại không nhắc nhở bạn, họ còn mắng chửi bạn, báo cáo bạn, và tố cáo bạn.

Hiện tượng trẻ em mất tích thu hút sự chú ý rộng rãi

Vào ngày 19 tháng 11, Trương Châu, một Nick nổi tiếng về khoa học và công nghệ trên Weibo, đã đăng một bài đăng trên Weibo nói rằng, anh ta đã thu thập thông tin về một số người mất tích từ ngày 15 tháng 7 đến ngày 11 tháng 11. Người nhỏ nhất 8 tuổi và người lớn nhất 17 tuổi.

id13870396 37cabc1d669d780a9734b9c11993f405
Danh sách thanh thiếu niên mất tích từ ngày 15/7/2022 đến 11/11/2022. (Chụp màn hình)

Có 21 người trong danh sách này, 9 người là nam, 8 tuổi (1), 12 tuổi (1), 13 tuổi (1), 14 tuổi (1), 15 tuổi (3) , 17 tuổi (2) .

Trần Quang Thành, một nhà bảo vệ nhân quyền khiếm thị nổi tiếng, đăng lại một đoạn video về một đứa trẻ mất tích gần đây, ông đã trích dẫn một “câu vàng” được lan truyền rộng rãi gần đây để tố cáo ĐCSTQ, “Quần chúng thân cận thì không để một người chạy thoát, thiếu nhi mất tích thì không tìm thấy một người nào.”

Cư dân mạng ở Trung Quốc lên tiếng bày tỏ sự nghi ngờ. Cư dân mạng Sheng Ting Yu Chi đặt câu hỏi: “Vấn đề là có quá nhiều người mất tích cùng một khoảng thời gian, và họ đều là thanh thiếu niên. Điều đó không đáng ngờ sao? Nếu không điều tra, điều đó có nghĩa đó thực sự là một thuyết âm mưu”.

Cư dân mạng Ceryz nói: “Tôi nghĩ rằng tôi không hiểu, thời gian và không gian có thể tạo ra được trong các trò chơi thực tại ảo, nhưng tung tích của những thanh thiếu niên mất tích lại không thể tìm thấy ??”

Cư dân mạng Emma Chenyi cho biết: “Gần đây, dữ liệu lớn (big data) đã thúc đẩy việc thanh thiếu niên mất tích và việc cấy ghép nội tạng. Hai điều này được đặt cạnh nhau, và thật kinh hoàng khi nghĩ về nó. Sinh, lão, bệnh, tử đều phải tuân theo quy luật của tự nhiên. Một số thứ có thể xuất phát điểm là tốt, nhưng bạn không biết nó sẽ diễn biến như thế nào, đem lại quan hệ lợi hại như thế nào”.

Cư dân mạng Ngô Văn Hành đã chuyển tiếp video quảng cáo của tòa nhà Trung tâm Cấy ghép Nội tạng Thành phố Trịnh Châu trong một tweet. Ông đặt câu hỏi: “Những người mất tích đã đi đâu? Nguồn gốc nội tạng chưa bao giờ được minh bạch?”

Trong khi cư dân mạng đang hết sức lo lắng về việc liệu nội tạng của những thanh thiếu niên mất tích có bị thu hoạch hay không, thì vào ngày 11 tháng 11, nền tảng chia sẻ kiến ​​thức chuyên môn về y tế và chữa bệnh Trung Quốc “Health World”, đã đăng một bài báo có tựa đề “Bệnh viện Đại học Y Hiệp Hòa Vũ Hán lần đầu tiên trên thế giới đã hoàn thành 3 ca phẫu thuật ghép tim cho 3 trẻ em trong cùng một ngày”.

Theo các báo cáo, vào ngày 7, các ca ghép tạng đã được thực hiện trong phòng mổ của Bệnh viện Hiệp Hòa trực thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung (gọi tắt là Bệnh viện Hiệp Hòa Vũ Hán). Giáo sư Đổng Niệm Quốc (Dong Nianguo), Giám đốc Khoa Phẫu thuật Tim mạch, và Giáo sư Hạ Gia Hồng (Xia Jiahong), đã dẫn đầu hơn 20 nhân viên y tế cấy ghép thành công ba quả tim từ Bắc Kinh, Quảng Châu và Nam Ninh gửi đến, vào khoang ngực của ba bệnh nhi. Bệnh viện này đã trở thành cơ cấu chữa bệnh đầu tiên trên thế giới đã cấy ghép thành công cho các bệnh nhi bệnh tim với số lượng nhiều nhất.

id13870408 a43bbbcd7d47103b43f8317418a6b2f1
bài báo có tựa đề “Bệnh viện Đại học Y Hiệp Hòa Vũ Hán lần đầu tiên trên thế giới đã hoàn thành 3 ca phẫu thuật ghép tim cho 3 trẻ em trong cùng một ngày”. (Chụp màn hình)

Chuyên gia: Nhiều thường dân có thể trở thành nạn nhân vô tội

Lý Nguyên Hoa (Li Yuanhua), một nhà sử học sống ở Úc, nói với The Epoch Times vào ngày 21 tháng 11 rằng, ĐCSTQ buôn người và buôn bán nội tạng, nó đã trở thành một tội ác có hệ thống. Nguồn nội tạng ở một số trung tâm cấy ghép không rõ ràng, chẳng hạn như ở Vũ Hán, sinh viên đại học luôn mất tích trong rất nhiều năm.

Ông nói: “Việc bị mổ cướp nội tạng là một tình huống của những thanh thiếu niên mất tích. Những người như “người phụ nữ bị xiềng xích” bị buôn bán khi còn nhỏ. Cũng có những lao động trẻ em trong các mỏ than chui là thanh thiếu niên (bị buôn bán), nhưng lợi nhuận của việc buôn bán nội tạng là cao nhất”.

Ông cũng cho biết: “Việc buôn bán nội tạng luôn tồn tại. Trong đợt dịch bệnh hiện nay, nhiều khu vực đã bị phong tỏa, nhưng họ vẫn có thể thực hiện những việc này một cách suôn sẻ, điều này cho thấy phải có sự câu kết giữa những cơ quan ban ngành chính phủ liên quan, và những nhân viên có liên quan”.

Sau khi tin tức về mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công được tiết lộ, rất nhiều người không thể tin được. Ông Lý Nguyên Hoa nói: “Trước đây, nhiều người không nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề này, nhưng bây giờ nó đã trở thành một dây chuyền công nghiệp đen, và nhiều người có thể trở thành những người vô tội biến mất, bị đánh cắp và bán nội tạng”.

Ông nói rằng Trung Quốc là một quốc gia lớn về cấy ghép nội tạng, và có rất ít người Trung Quốc tự nguyện hiến tạng. Chính quyền cũng không lên tiếng kêu gọi mọi người hiến tạng, nhưng thời gian có nội tạng lại cực kỳ ngắn, thời gian sắp xếp phẫu thuật ghép tạng cũng rất ngắn, thậm chí không cần xếp hàng chờ đợi nội tạng, vô cùng bất thường.

Năm 2020, số người mất tích ở Trung Quốc lên tới 1 triệu người

Thái Thậm Khôn (Cai Shenkun), một nhà bình luận và chuyên mục độc lập, đã tweet: “Vào ngày 25 tháng 2 năm 2021, dữ liệu “Sách trắng về số lượng người mất tích của Trung Quốc” cho thấy, số người mất tích năm 2020 lên tới 1 triệu người, so với 3,94 triệu người năm 2016 và 2,6 triệu vào năm 2017. Giảm đáng kể. Cái gọi là dân số bị mất chính là dân số mất tích”.

Ông đặt câu hỏi: “Khi dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ, đi lại phải có mã số sức khỏe. Dữ liệu lớn và mạng lưới giám sát khắp nơi, vẫn có hàng triệu người mất tích! Những người này rốt cuộc ở đâu? Công an xử lý thế nào với số lượng người mất tích lớn như vậy?”

Triệu Lan Kiện đã được tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ trao Giải thưởng Nhà báo Dũng cảm, vì đã điều tra vụ việc “Người phụ nữ bị xiềng xích”. Anh nói rằng anh từng hoài nghi về nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ từ các học viên Pháp Luân Công, cho đến khi anh ấy đến Nộ Giang, Vân Nam để điều tra vụ buôn bán người, thăm gia đình của những nạn nhân bị buôn bán này, và muốn gửi một số hỗ trợ cho những gia đình này, thì ông mới phát hiện ra rằng, chính một số luật và quy định của chính quyền Trung Quốc đang ngăn cản các cuộc điều tra như thế này.

Nguồn Epochtimes

Bản dịch từ NTDVN

Video chọn lọc

Có thực trạng mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc hay không?

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều