Lịch sử của trống
Trống có vỏ hình trụ có thể được mở một đầu hoặc hai đầu, phần giữa rỗng, hai đầu được bọc bằng các loại da khác nhau. Có thể dùng tay hoặc chùy trống để đánh ra âm thanh. Theo truyền thuyết, vào thời cổ đại, người ta mượn âm thanh đặc thù của trống để truyền tín hiệu. Nó có tác dụng trừ tà hoặc nghênh đón thần linh. Giống như truyền thuyết của Hoàng đế Hiên Viên tổ tiên của dân tộc Trung Hoa đánh bại Xi Vưu.
Xi Vưu là thủ lĩnh của dân tộc Cửu Lê, chuyên sản xuất vũ khí để đi xâm lược các dân tộc khác. Có lần Xi Vưu tới xâm chiếm vùng đất của Viêm Đế và thắng thế. Viêm Đế phải gọi đến sự giúp đỡ của Hiên Viên hoàng đế. Vì thế mà xảy ra một cuộc đại chiến, quân Xi Vưu với sự giúp đỡ của thần mưa và thần gió, khiến trời đất nổi trận cuồng phong. Hiên Viên thấy thế liền đưa lôi kinh trống trấn đánh một bản, thanh chấn vang nghìn dặm, làm biến sắc thiên địa, gọi được Thiên Nữ giúp đỡ, khiến quân Xi Vưu phải khiếp sợ. Sau trận thắng, Hiên Viên soạn thảo một khúc nhạc trống trận để ăn mừng, khí thế vô cùng hùng tráng.
(Ảnh: epochtimes)
Vào thời cổ đại, trống được tôn vinh là một thần khí thông thiên. Nó nghiễm nhiên được coi là một khí cụ cúng tế, một phương tiện để câu thông với thần giới. Nó cũng là một vật tượng trưng cho việc giao tiếp của con người với thiên nhiên. Trống rất được coi trọng trong quá khứ, được ứng dụng rộng rãi với thơ, nhạc, múa vũ v.v.
Có rất nhiều loại trống như trống gốm, trống đất, trống da, trống đồng, trống eo lưng, trống hạt v.v. khoảng mấy chục loại. Trống eo lưng đến thời nhà Đường bắt đầu thịnh hành. Thân trống lưng có hình dáng tựa như đồng hồ cát, đầu bọc bằng da, có thể chơi được ở cả hai đầu. Chiều dài ước chừng 40cm đến 45cm, âm phát ra là âm trung. Trống eo lưng được đeo ở ngang thắt lưng bằng các dải lụa màu rực rỡ, cho phép người chơi di chuyển linh hoạt khi biểu diễn. Ở Trung Hoa, các nhóm dân tộc khác nhau sử dụng các hình thức trống khác nhau, các kỹ thuật chơi cũng rất đa dạng.
Chức năng của trống
Một phần của nhạc vũ
Các nghi lễ và âm nhạc cổ xưa không thể tách rời với trống. Vào thời nhà Chu, một hệ thống quy định về nhạc trống được thiết lập. Trống là đầu của quãng tám và đóng vai trò chỉ huy trong biểu diễn âm nhạc. Tiếng trống và điệu múa có liên quan mật thiết với nhau. Ngôn ngữ học diễn giải vũ điệu như sau: “Hình thức nghệ thuật với chuyển động nhịp nhàng là phương tiện biểu đạt chính”, vẻ đẹp của điệu nhảy trước hết là sự chuyển động nhịp nhàng của cơ thể con người, mà trống lại là biểu hiện chính của nhịp điệu.
Điểm chung này chính xác là nguyên nhân sâu xa của mối quan hệ giữa trống và vũ điệu. Mọi người luôn kết hợp trống và các điệu nhảy, sau đó tạo ra nhiều từ vựng phổ biến như: “Cổ vũ”, “Cổ chi vũ chi”, “Cổ vũ sĩ khí” v.v. Vào thời cổ đại, nhấn mạnh vào nghi thức và văn hóa âm nhạc, người quân tử có thể tu luyện bản thân thông qua âm nhạc như vậy, thậm chí có thể bình trị quốc gia thiên hạ.
Chức năng báo động
Ở lầu trên của thành trì cổ thường đặt một cái trống lớn. Ví như trống trên Tháp Trống ở Bắc Kinh cùng với tháp chuông đã trở thành trung tâm của thành phố qua các triều đại Nguyên, Minh, Thanh. Chúng có tác dụng giữ trật tự cho kinh đô. Trên tầng thứ hai của Tháp Trống có 25 mặt trống, trong đó có một mặt trống lớn và 24 mặt trống nhỏ (đại diện cho 24 lễ hội mỗi năm).
Khi đánh trống cũng có một số quy tắc nhất định. Vào canh đầu mỗi tối (tầm 8 giờ tối), đánh hai tiếng trống, báo hiệu thời gian vào canh một. Đường kính của trống lên tới 1,5 mét. Mỗi lần nó được báo hiệu vào ban đêm, tiếng chuông trống ở trống lại vang lên và lan khắp thành phố.
Trống trong các ngôi đền Phật giáo và đền thờ Đạo giáo là những nhạc cụ thờ cúng mang tính biểu tượng nhất. Với các chức năng báo giờ, tập trung người, lễ mừng v.v.
Cấu trúc của Tháp Trống được chuẩn hóa. Tháp chuông nằm ở phía đông và tháp trống ở phía tây. Bởi vì tiếng chuông và tiếng trống khi được đánh lên, chúng luôn tạo ra những âm thanh to lớn, rung động, kích động mọi người và khơi dậy đạo đức của con người, trở về thiên lý chính đạo, buông bỏ danh lợi và tiền bạc!
Đặc sắc nghệ thuật trống
Biểu hiện nghệ thuật của trống Trung Quốc bao gồm các hiệu ứng kết hợp của nhịp điệu, giai điệu, lực độ và tốc độ. Nó đã tạo ra các tính năng nghệ thuật sâu sắc. Về mặt âm sắc, do hình dạng trống khác nhau và các kỹ năng chơi khác nhau, có thể tạo ra nhiều thay đổi âm sắc đáng kể.
Việc sử dụng các lực độ khác nhau trong các trống có cùng nhịp điệu và âm sắc cũng có thể tạo ra rất nhiều thay đổi. Cộng với việc kiểm soát tốc độ, có thể thể hiện một nghệ thuật âm thanh nhiều màu sắc hơn. Trung tâm của trống phát âm thấp và sâu, âm thanh về phía cạnh cao hơn và chắc hơn. Vì âm thanh từ trung tâm đến rìa của vòng tròn là khác nhau. Những thay đổi này có thể được sử dụng để làm phong phú thêm tính biểu cảm của nó trong khi biểu diễn.
Trong nghệ thuật truyền thống Trung Quốc, trống chiếm một vị trí quan trọng. Các nhạc cụ và vũ đạo không thể tách rời với nhạc cụ trống. Bởi vì tiếng trống có âm vang tốt, âm thanh của nó giống như tiếng sấm sét trên bầu trời. Nó tráng lệ và mạnh mẽ, âm thanh và sức mạnh của nó là vô song.
Do đó, việc đánh trống cũng trở thành một sức mạnh tinh thần truyền cảm hứng cho mọi người, để khi họ có được cảm giác về cái đẹp, họ được cảnh tỉnh và giác ngộ, phát huy những đức tính truyền thống tốt đẹp.
Theo dkn.tv