Tân Thế Kỷ – Nhiều người cho rằng, tổ tiên hay bậc trưởng bối của mình tạo nghiệp thì cá nhân ấy sẽ phải chịu nghiệp báo. Tuy nhiên, nghiệp báo này còn ảnh hưởng đến đời sau. Con cháu sẽ được phúc phận hay tai ương một phần sẽ đến từ tổ tiên, trưởng bối.
Tổ tiên tạo tội nghiệp để hoạ cho con cháu
Vào triều Đại Thanh năm Càn Long, tại trường thi hương ở Giang Nam đã xảy ra một việc rất kỳ lạ. Năm ấy có một thí sinh họ Du đến từ Giang Âm (thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày nay) vừa mới thi xong bài thi thứ nhất đã vội thu dọn hành lý chuẩn bị ra về. Mọi người đều cảm thấy kỳ lạ nên mới dò hỏi nguyên nhân tại sao, cậu ấy chỉ trả lời úp úp mở mở, nét mặt buồn bã.
Mọi người lại hỏi rõ thêm, khi này cậu thí sinh không cách nào né tránh được nên đành nói sự thật: “Người cha quá cố của tôi nửa đời làm quan, sau khi giải nhiệm về nhà ông mắc chứng sợ hãi, chữa trị nhiều năm không khỏi. Trước khi lâm chung ông gọi anh em chúng tôi đến bên giường vừa khóc vừa dặn rằng: cha bình thường không làm việc gì trái với lương tâm, chỉ là khi làm huyện lệnh ở một huyện nọ do nhận hối lộ 2.000 lượng vàng nên đã giết lầm hai người, đây là đại tội, sẽ bị Thần linh trừng phạt bằng cách giết hết con cháu đời sau. Chỉ vì nhờ tổ tiên từng có công đức cứu người nên mới có thể giữ được một người con trai nối dõi tông đường, nhưng con cháu năm đời sẽ gặp cảnh khốn khó. Cha giờ đây không có phẩm đức cao tựa Thái Sơn, mà lại tạo tội nghiệp to lớn như biển, nên sẽ không thể thoát được khổ hình dưới địa ngục. Nếu con cháu ta không hiểu số mệnh mà vẫn muốn cầu công danh, thì chỉ khiến tội lỗi của ta nặng nề hơn, không làm tròn chữ hiếu. Anh em các con cần làm nhiều việc thiện, hãy tự mình thu xếp cho ổn thoả”. Nói xong thì ông qua đời.
Sau đó quả thật mấy người anh em của tôi lần lượt qua đời, chỉ còn lại mỗi mình tôi. Tôi đã hai lần tham gia kỳ thi hương, đều là do mực lem bài thi mà phải dừng lại. Hôm qua ở trường thi, tôi cảm thấy văn chương tuôn trào, đến canh ba thì đã làm xong, bỗng cảm thấy có người vén màn bước tới đứng trước ngọn đèn, tôi giật mình ngẩng lên nhìn, thì ra đó là người cha quá cố. Cha tôi nét mặt sầu khổ, giận dữ trách mắng rằng: “Sao con lại quên lời trăng trối của cha, sao con mãi không chịu an phận? Làm ta phải bôn ba mệt nhọc, chịu đựng đủ thứ đau khổ. Nếu như con không chịu sửa đổi, đại hoạ rồi sẽ giáng xuống đầu!” Ông vừa nói vừa hất đổ chong đèn, quăng cả nghiên mực, chớp mắt một cái đã không thấy ông đâu nữa. Tôi sợ quá chạy ra ngoài khóc lớn, đến khi quan giám khảo tới hỏi thì thấy bài thi của tôi đã lấm lem mực, họ thở dài rồi rời đi.
Tôi năm nay 25 tuổi, ba lần lận đận khoa cử cũng không có gì hối tiếc, chỉ hiềm nỗi cha tôi chịu khổ dưới âm gian. Tôi giờ chuẩn bị xuất gia vô chùa làm tăng tu luyện Phật Pháp để cứu độ vong linh cha tôi. Việc sám hối của tôi mong chư vị soi xét. Mọi người nghe xong thảy đều giật mình, trong lòng tự nhiên nảy sinh mong muốn hành thiện tích đức.
Những ai chứng kiến câu chuyện này quả thật đều phải rùng mình khiếp sợ: cha của cậu thí sinh hại chết hai mạng người, cuối cùng không chỉ chính ông chết rồi phải chịu khổ mà ba trong bốn người con của ông cũng phải chết, con cháu năm đời sau còn phải chịu cảnh khốn khó.
Tổ tiên cự tuyệt tà dâm, con cháu hưởng phúc
Nhân quả hữu báo, tích đức hành thiện phải chăng là điều không thực? Từ chối tà dâm được và mất những gì? Sau đây là một câu chuyện có thật được ghi chép trong lịch sử.
Tổ tiên tích đức, con cháu được phúc báo công danh, đây chính là điều mà ông cha ta muôn đời luôn răn dạy. Tuy nhiên, với xã hội ngày nay, khi cuộc sống vật chất lên ngôi, luân thường đạo lý bị người đời ngày một xem nhẹ, người ta có thể vì lợi mà quên tình phụ nghĩa, thì nhắc đến nhân quả hữu báo sẽ có nhiều người cho rằng đó chỉ là điều hư ảo, là nói chuyện mông lung vô thực.
Vậy nhân quả hữu báo, tích đức hành thiện phải chăng là điều không thực? Từ chối tà dâm được và mất những gì? Sau đây là một câu chuyện có thật được ghi chép trong lịch sử.
Năm Thuận Trị thứ 16 (1659), tại núi Côn Sơn có một người tên Từ Lập Trai thi đỗ trạng nguyên. Năm đó, trước lúc Từ Lập Trai thi đỗ trạng nguyên, có một người đến miếu Thành Hoàng làm lễ khẩn cầu, lễ xong vì trời đã khuya nên người này ở lại ngủ qua đêm tại miếu.
Đêm đến, trong lúc đang ngủ thì đột nhiên thức giấc, thấy Thành Hoàng hiển linh, gọi người này đến rồi nói: “Từ Lập Trai năm nay sẽ thi đỗ trạng nguyên, ngươi có biết nguyên nhân vì sao không? Đây chính là vì tổ tiên của Từ Lập Trai ăn ở thiện lương, từ chối không làm việc tà dâm, lâu ngày tích được âm đức khiến trời cao cảm động mà hồi đáp cho con cháu nhà họ Từ. Lần này Từ gia đỗ trạng nguyên cũng chỉ là việc khởi đầu mà thôi, đây chính là: “Công danh tuy khó, nhưng quả báo luôn rõ ràng”. Nay ta nói cho ngươi biết rõ chân tướng của việc này, ngươi hãy truyền ra cho những người thế gian còn đang làm điều tà dâm, hãy mau chóng kịp thời hối cải”. Nói xong Thành Hoàng liền rời đi.
Sự việc sau đó được truyền rộng khắp nơi xa chốn gần, và quả nhiên sau đó, Từ Lập Trai thi đỗ trạng nguyên. Hơn nữa, đây cũng chỉ là sự việc khởi đầu mà thôi, hai huynh đệ của Từ Lập Trai là Từ Kiện Am và Từ Ngạn Hòa sau này đều lần lượt đỗ trạng nguyên vào năm Khang Hy thứ 9 (1670) và Khang Hy thứ 12 (1673).
Huynh đệ ba người trong một nhà cùng đỗ trạng nguyên quả là điều xưa nay hiếm thấy. Con cháu họ Từ sau này cũng thường nhắc tới câu chuyện này để răn dạy cháu con, người đời cũng vì thế mà lấy làm bài học.
“Tổ tiên tích đức, con cháu hưởng phúc”, hay “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, đây đều là những câu nói vô cùng chính xác, khuyên nhủ con người chúng ta không thể làm ác, đặc biệt là chuyện tà dâm. Một người khi đã phạm phải việc tà dâm, dù bản thân không phải ngay lập tức chịu cảnh đọa đày, thì con cháu sau này cũng phải gánh lấy tai ương. Ngược lại, một người hành thiện tích đức, bản thân dù chưa được hưởng lợi thì con cháu cũng nhờ phước tổ tiên mà hưởng phúc một đời.
Một người khi đã phát sinh mối quan hệ ngoài hôn nhân, dù không đi quá giới hạn về thân xác, thì tư tưởng của người đó cũng đã nhiễm bẩn, tư chất không còn trong sáng, đây đã là điều phạm vào giới quy của đạo đức, không thể tùy tiện. Làm người không những phải tự ước thúc bản thân sống trong sạch, không thể phạm tội tà dâm, mà ngay cả trong tư tưởng cũng không thể nghĩ đến những việc đó. Nếu không thì trong mắt Thần Phật, người đó cũng là phạm tội nghiêm trọng mất rồi.
Cổ nhân có câu: “Vạn ác dâm vi thủ” – trong trăm nghìn cái ác thì tà dâm chính là tội đứng đầu. Một khi con người phạm phải lỗi sắc dục thì tất cả mọi nhân cách khác đều sẽ bằng không, sẽ trở thành yếu nhược.
Có thể thấy, ông bà tổ tiên sống tích nghiệp hay tích đức thì con cháu là người thừa hưởng phúc phận hay nghiệp báo. Điều này cũng không ngoại lệ với cha mẹ. Mỗi chúng ta, dù là ai cũng nên “hành thiện, tích đức” đây chính là cách tốt nhất cho một cuộc đời hạnh phúc.
Chân Tâm t/h
Tham khảo: DKN
Xem thêm: