Thời Xuân Thu, người ta coi việc theo đuổi đại Đạo giữa trời và đất là chủ đề chính của cuộc sống. Từ thứ dân đến sĩ đại phu đều coi việc nghiên cứu tận cùng đạo lý giữa trời đất là mục đích cuối cùng của sinh mệnh. Ai mà nói đến Đạo thì sẽ được người khác tôn trọng. Ai đi chệch khỏi Đạo là đi chệch khỏi con đường đúng đắn nhân sinh. Giá trị phổ quát này đã chăm sóc cho dân tộc Trung Hoa suốt 2.000 năm qua.
Hai cuộc trò chuyện giữa Khổng Tử và Tử Cống khiến Tử Cống chợt bừng tỉnh ngộ.
Khổng Tử từng đưa Tử Cống đi đến một ngôi đền tổ tiên của nước Lỗ để lễ bái. Khổng Tử bảo Tử Cống đổ nước vào một chiếc bình gọi là Hựu chi, còn gọi là Khi khí, là một thiết bị dạng gàu tát nước do nước Lỗ cổ xưa phát minh ra để tưới tiêu. Khi đầy nước, nó sẽ lật úp, khiến nước tự đổ ra một bên. Tương truyền, Tề Hoàn Công luôn đặt Khi khí ở bên phải ghế để tự răn bảo mình.
Tử Cống lấy nước đổ vào. Bình hơi nghiêng khi rỗng và sẽ đứng thẳng sau khi đổ một lượng nước nhất định. Khổng Tử bảo Tử Cống tiếp tục đổ nước vào. Khi nước đầy, Hựu chi đột nhiên đổ úp xuống.
Tử Cống cảm thấy rất kỳ lạ, hỏi Khổng Tử nguyên nhân là gì? Khổng Tử nói một cách thâm trầm sâu xa rằng: “Vạn sự vạn vật trong thiên hạ, cực thịnh thì ắt sẽ suy, thái cực ắt bĩ đến. Giống như mặt trời sau khi lên đỉnh thì sẽ tiến về hoàng hôn, sau khi trăng tròn thì sẽ khuyết. Cho nên người thông minh và khôn ngoan nên học cách ngu ngốc một chút, người hùng tài đại lược càng phải học vụng về hơn, người cương nghị dũng mãnh cần biết kính úy một chút, người giàu có tôn quý cần hiểu rõ đạo lý đơn giản, chất phác, bình hòa, thanh đạm”.
Sau khi nghe những lời của Khổng Tử, Tử Cống đã ngộ ra và hiểu được dụng tâm của người thầy đáng kính của mình.
Khổng Tử cũng kể với Tử Cống rằng, khi còn trẻ, ông đã thỉnh giáo Lão Tử về “Lễ”. Lão Tử lúc đó đã trả lời rằng, chỉ khi con người biết kiềm chế bản thân trong lúc thuận lợi thì mới tồn tại được lâu dài nhất. Đây là một câu nói đơn giản nhưng mang ý nghĩa sâu sắc: “Nghèo hèn cũng không thể thay đổi đạo đức”, chỉ có thể nghiến răng chịu đựng gian khổ. Như câu nói: “Phú quý không làm cho mê hoặc được”. Giàu mà nhân đức, giàu mà không xa hoa, thì cần phải coi nhẹ cám dỗ của dục vọng và quyền lực, thì mới giữ được tâm bình thường, khiêm tốn, và tự ước thúc mình.
Tử Cống là một người cực kỳ thông minh và hiếu học, sau khi nghe Khổng Tử nói, khi trở về nhà, ông bắt đầu ngộ Đạo. Một thời gian sau, ông đem những điều tâm đắc của mình chạy đến gặp sư phụ và hỏi: “Nếu làm được ‘bần nhi vô siểm’ (nghèo mà không siểm nịnh), ‘phú nhi vô kiêu’ (giàu mà không kiêu ngạo), thầy thấy thế nào?” Khổng Tử nói: “Điều đó tốt, nhưng nếu làm được ‘an bần nhạc đạo’ (an tâm với cái nghèo mà vui với Đạo’, ‘phú nhi hiếu lễ‘ (giàu mà thích học Lễ), thì đó là lên cao hơn một tầng“. Khi Tử Cống nghe thấy điều này, ông rất vui mừng và ông đã tiến gần hơn một bước đến chân lý đại Đạo. Ông nhanh chóng nói, đây không phải là đúng như lời trong Kinh Thi đã nói: “Như thiết như tha, như trác như ma” (như cắt như đánh bóng, như giũa như mài) đó sao? Thể ngộ nhân sinh và thể ngộ tu Đạo của chúng ta chính là phải liên tục được trau chuốt và rèn giũa theo cách này.
Ca ngợi cái cái đẹp, không che giấu cái xấu
Điều mà Khổng Tử suốt đời theo đuổi là khắc chế bản thân, khôi phục lễ nghĩa, thì thiên hạ sẽ quy theo nhân đức. “Không biết lễ nghĩa thì không thể đứng vững được”, “Không học lễ thì không thể đứng vững được”. Sự tôn trọng đạo đức Nho giáo và theo đuổi nhân cách hoàn hảo của Tử Cống đã tạo nên phẩm chất tinh thần cao quý của ông. Ông giỏi ca ngợi cái đẹp của con người, và không che giấu cái xấu của họ.
Tử Cống đưa ra nhiều luận điểm xung quanh chủ trương chính trị về “Lễ”, nhiều luận điểm trong số đó đã trở thành tiêu chuẩn giá trị cho sự giao tiếp giữa con người với nhau, và thậm chí giữa các quốc gia qua các thời đại. Ví dụ: “Người trí tuệ thì hiểu biết người khác, người nhân đức thì thương yêu người khác”, “Điều mình không muốn thì chớ làm cho người”, v.v.
Tử Cống còn nói: “Lễ là cái gốc của sinh tử tồn vong”. Ông liên hệ chặt chẽ “Lễ” với sự hỗn loạn hay quản trị tốt, sự thịnh trị hay suy bại, và sinh tử tồn vong. Sau khi Khổng Tử qua đời, Lỗ Ai Công đến viếng, nhưng Tử Cống đã từ chối: “Khi thầy tôi còn sống, ngài đã không trọng dụng. Bây giờ thầy tôi đã mất rồi, ngài còn ở đây làm gì? Chẳng phải ngài giả tình giả ý đó sao?” Điều này cho thấy Tử Cống là một vị gián quan chỉ tôn trọng tuân theo lễ nghĩa, chứ không phải tuân theo quân vương.
Tử Cống cũng phản đối cách đối xử hà khắc với dân chúng của những kẻ cầm quyền. Tử Cống đánh giá cao chính sách nhân đức của Tử Sản ở nước Trịnh. Nền chính trị tốt đẹp của Tử Sản ở nước Trịnh rất được lòng người dân. Khi Tử Sản chết vì bệnh tật, “sĩ đại phu khóc trong triều đình, thương nhân khóc ở chợ, và nông dân khóc trên cánh đồng”.
Ông cho rằng, nếu những người cầm quyền không giáo dục lễ nghĩa cho người dân, mà chỉ biết trừng phạt họ bằng luật hình sự, thì đó sẽ là một hành động tàn ác, đó chính là những tên trộm cướp. Đó chính là cái gọi là “người không giáo dục mà chỉ biết giết chóc thì đó chính là phường trộm cướp”.
Khổng Tử nói: “Người cai trị giỏi phải có đủ lương thực, đủ sức mạnh quân đội và được người dân tin”. Tử Cống hỏi: “Nếu phải loại bỏ một cái thì trong ba điều đó thì cái nào nên bỏ trước?” Khổng Tử nói: “Bỏ đi quân đội trước”. Tử Cống lại hỏi: “Nếu phải bỏ một thứ trong hai cái còn lại thì cái nào nên bỏ trước?” Khổng Tử nói: “Bỏ đi dự trữ lương thực. Từ xưa đến nay con người không thể nào tránh khỏi cái chết, nhưng nếu không có lòng tin của người dân thì chính quyền không thể đứng vững được”.
Người ta nói rằng Tử Cống ghét ba loại người: Thứ nhất là kẻ đạo văn người khác nhưng cho rằng mình thông minh; Thứ hai là kẻ không khiêm tốn nhưng lại cho rằng mình dũng cảm; Thứ ba là kẻ công kích người khác nhưng lại cho rằng mình chính trực. Khuyết điểm có thể có của Tử Cống là thiếu sự đồng cảm, nên trong Luận Ngữ, Khổng Tử đã ba lần nhắc nhở ông phải “khoan thứ”.
Lời kết
Giàu mà yêu thích nhân đức, giàu mà yêu thích lễ nghĩa, giàu mà yêu thích đức hạnh, giàu mà hiếu học.
Tử Cống thực hiện lòng nhân từ của Nho gia, không những tốt cho mình mà còn giúp ích cho thiên hạ. Ông thông thạo chính trị và kinh doanh, dung hợp lòng nhân nghĩa với trí tuệ đức hạnh, việc làm có công và giúp ích cho đời. Ông kinh doanh giữa đất Tào và Lỗ, qua lại giữa các nước, làm lợi cho thiên hạ, đã thành tựu Nho thương Trung Hoa có đủ lòng nhân ái, thành tín và mưu kế tốt lành.
Năm Khai Nguyên thứ 27 đời Đường (năm 739), Tử Cống được truy phong là “Lê Hầu”; năm Đại Trung Phủ thứ 2 đời Tống (năm 1009), Tử Cống được gia phong là “Lê Công”; năm Gia Tĩnh thứ 9 nhà Minh, ông được đổi danh hiệu thành “Tiên hiền Đoan Mộc Tứ”. Khổng Tử nói: “Học rộng và giữ vững chí hướng, khẩn thiết học hỏi và suy nghĩ những chuyện trước mắt, thì nhân đức ở trong đó”.
(Hết)
Theo Thư Đồng, Minh Huệ Net
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*