spot_img
24 C
Vietnam
Chủ Nhật,8 Tháng Chín
spot_img

Trung Quốc: Kẻ buôn trẻ em bắt đầu hành nghề bằng cách bán con ruột của mình

(Tân Thế Kỷ) Câu chuyện về một kẻ buôn bán trẻ em tại Trung Quốc đăng trên The Epoch Times bắt đầu với công việc này bằng hành động táng tận lương tâm đã khiến nhiều người kinh sợ. Hắn đã bán chính đứa con ruột của mình và sau đó đã bắt cóc 11 đứa trẻ khác.

Kẻ buôn trẻ em ở Trung Quốc bắt đầu bán người bằng cách bán máu thịt của chính mình
Một đứa trẻ mất tích đã cắt một vết thương không thể chữa lành trong cuộc đời của cha mẹ chúng. Bức ảnh chụp một nhóm phụ huynh tình nguyện phát tờ rơi về trẻ em mất tích ở thành phố Phúc Châu vào ngày 2 tháng 5 năm 2013. (Ảnh Epoch Times/AFP)

Kẻ bắt cóc được bài báo nhắc đến tên Dư Hoa Anh (nữ, SN 1963, quê ở huyện Hạc Khánh, tỉnh Vân Nam). Bà ta sinh ra trong một gia đình rất nghèo, và là con út trong gia đình có 4 anh chị em, chỉ học được 2 năm thì bỏ học về nhà đi làm. Dư Hoa Anh khai nhận tội ác đầu tiên của bà ta là bán đứa con ngoài giá thú của mình. Đến nay đứa trẻ vẫn chưa được tìm thấy.

Từ năm 1993 đến năm 1996, để kiếm tiền, Dư Hoa Anh cùng với một người họ Cung (đã chết) bắt cóc 11 đứa trẻ ở tỉnh Quý Châu, thành phố Trùng Khánh và những nơi khác sau đó bán chúng cho Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc và những nơi khác.

Cô Dương Nữu Hoa, một nạn nhân bị bà Anh bắt cóc 26 năm trước khi cô mới 5 tuổi đã tố cáo ba ta.

Ngày 3/5/2021, cô Dương Nữu Hoa (31 tuổi) đăng một video lên mạng Internet tìm người thân, và liên lạc được với gia đình vào ngày hôm sau.

Dương Nữu Hoa trở về quê hương ở Quý Châu, nhưng cha mẹ cô sớm đã lần lượt qua đời bởi quá đau buồn vì thương nhớ cô. Vì vậy Dương Nữu Hoa quyết định tố cáo vụ án. Chưa đầy một tháng sau khi vụ án được khởi tố, bà Dư Hoa Anh bị bắt và bị kết án tử hình.

Nạn bắt cóc, buôn bán trẻ em ngày càng đáng sợ tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc, chỉ vì sự tham lam tiền bạc, đạo đức bại hoại mà nhiều kẻ đã bất chấp lương tri, tham gia vào các đường dây bắt cóc và buôn bán trẻ em khiến bao gia đình rơi vào cảnh đau thương, tuyệt vọng.

Như bi kịch bắt đầu đổ xuống một gia đình người Trung Quốc từ trưa ngày 12/10/2007 khi bé gái Cheng Ying, 5 tuổi, đang đợi mẹ đến đón ở trường tiểu học và đưa về ăn nhà ăn trưa. Nhưng mẹ cô bé đã đến trễ vài phút, do đó Cheng Ying đã quyết định đi bộ về nhà. Bước đi chưa đầy 100 m, khi cô bé đang tưởng tượng về việc mẹ đang chuẩn bị bữa tiệc tại nhà thì những người lạ mặt bắt lại và đưa lên một chuyến taxi. Cuộc đời và tuổi thơ của Cheng Ying đã thay đổi hoàn toàn trong chớp mắt.

GettyImages 84140058
Bức ảnh của con trai ông Sun Zhuo, bị bắt cóc hơn một năm trước tại thành phố Thâm Quyến hôm 24/11/2008. (Nguồn ảnh: WANG LEI/AFP qua Getty Images)

Trường hợp của Cheng Ying giống hàng trăm nghìn trẻ em Trung Quốc “bị mất tích” khác trong suốt 40 năm qua. Đây là vấn đề mà dư luận ngày càng quan tâm do áp lực lớn từ mạng Internet và truyền thông xã hội.

Về số trẻ em mất tích, chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện không có số liệu thống kê chính thức mang tính quốc gia, và cũng không có hệ thống thông tin quốc gia về những người mất tích.

Truyền thông Đại Lục đưa tin, số trẻ em mất tích ở Trung Quốc lên tới 200.000 trẻ mỗi năm, trung bình có khoảng 550 trẻ mất tích mỗi ngày. Gần 80% trẻ em mất tích là do bị bắt cóc, và xác suất được tìm thấy chỉ là 1‰.

Theo dữ liệu công bố trên trang web của Bộ Công an ĐCSTQ vào ngày 31/12/2021, tính đến tháng 12 năm đó, tổng cộng 10.932 trẻ em bị mất tích và bắt cóc trong nhiều năm đã được tìm thấy.

Trong số đó, 2.538 người đã mất tích từ 20-30 năm, 1.812 người đã mất tích từ 30-40 năm, 371 người đã mất tích từ 40-50 năm, 190 người đã mất tích từ 50-60 năm và 190 người đã mất tích hơn 60 năm, có 110 người bị bắt cóc phải xa cách người thân tới 74 năm.

Ngày 1/6/2022, Bộ Công an ĐCSTQ báo cáo, các cơ quan công an trên cả nước đã triệt phá 400 vụ án bắt cóc và buôn bán trẻ em tồn đọng, bắt giữ 1.124 nghi phạm, và cứu được 11.198 trẻ em mất tích và bị bắt cóc trong nhiều năm.

2 cha con Cheng Zhu va Cheng Ying, một trong những cặp cha con hiếm hoi đoàn tụ sau 9 năm thất lạc vì Ying bị bắt cóc. (Ảnh: Washington Post)
2 cha con Cheng Zhu va Cheng Ying, một trong những cặp cha con hiếm hoi đoàn tụ sau 9 năm thất lạc vì Ying bị bắt cóc. (Ảnh: Washington Post)

Điều đáng nói là chính quyền ĐCSTQ tỏ ra thờ ơ trước các vấn nạn bắt cóc trẻ con. Ví dụ, ngày 9/10/2007, Tôn Trác, con trai ông Tôn Hải Dương, chủ một tiệm bánh bao ở Tề Bạch Châu, Thâm Quyến, đã bị bọn buôn người bắt cóc ngay trước cổng nhà mình. Để tìm kiếm con trai, họ gần như đi khắp Trung Quốc. Cảnh sát không tích cực tìm kiếm những đứa trẻ mất tích. Họ không những không mở vụ án để điều tra, mà còn ngăn cản các bậc cha mẹ tự mình đi tìm con.

Ông nói: “Đến nay rất ít trẻ được tìm thấy. Thậm chí vài năm qua, số trẻ mất tích còn tăng lên”.

Lý Nghi Minh tin rằng nhìn chung, cảnh sát của ĐCSTQ đang phạm tội. “Tại sao trẻ em bị bắt cóc có thể được nhập hộ khẩu tại địa phương? Hệ thống đăng ký hộ khẩu của ĐCSTQ rất nghiêm ngặt. Khi người mua nhập hộ khẩu cho trẻ em, nếu cảnh sát thẩm vấn cặn kẽ, kẻ buôn người sẽ không thể hợp pháp hóa đứa trẻ được mua. Điều này sẽ khiến hiện tượng buôn bán trẻ em giảm xuống.”

Những chiêu bắt cóc trẻ em phụ huynh cần lưu ý

Những kẻ bắt cóc trẻ không liên quan gì đến kiến ​​thức, trình độ và gia cảnh của họ mà chỉ liên quan đến điểm giới hạn nhân tính. Kẻ bắt cóc trẻ đều là kẻ có nhân tính thấp kém nhất.

Khi chúng không còn nhân tính, thì việc bắt cóc một đứa trẻ sẽ bất ngờ và dễ hơn chúng ta nghĩ rất nhiều.

Sau khi xem xét tỉ mỉ các trường hợp cụ thể, những thủ đoạn dưới đây là “chiêu bắt cóc trẻ” phổ biến nhất được bọn chúng sử dụng.

Chiêu thứ 1: Tiện tay dắt đi

Những kẻ bắt cóc trẻ sẽ lợi dụng việc cha mẹ của đứa trẻ không phòng bị, chúng rất tự nhiên cúi xuống bế đứa trẻ đi.

20210603050005989

Người đàn ông trung niên này đã nhắm đến đứa trẻ nhỏ nhất này từ trước, và thản nhiên kéo đi.

20210603050008975

May mắn thay, anh trai của cậu bé phát hiện có điều gì đó không ổn nên vội vàng chạy đến kéo cậu bé lại.

20210603050009458

Chiêu thứ 2: Vừa ăn cướp vừa la làng

Một người cha dắt con trai đi dạo thì bất ngờ có một người phụ nữ bước đến, cô ta đưa tay ra định bế đứa trẻ đi.

20210603050010212

Người cha bước tới giật lại đứa con, nhưng không ngờ một nhóm kẻ xấu đã lũ lượt kéo về tứ phía, hô to: “Bắt kẻ xấu! Bắt tên bắt cóc trẻ!”

20210603050011590

Người cha đơn độc không chống nổi bọn bắt cóc đông hơn, trân trân nhìn đứa con bị cướp đi…

20210603050012868

Chiêu thứ 3: Đóng giả

Trường hợp kinh điển nhất là trường hợp này: giả làm y tá và đến thẳng bệnh viện để trộm trẻ con.

20210603050017481

Kẻ bắt cóc trẻ đã giả làm người giao hàng và lừa cháu bé xuống nhà lấy đồ.

Chiêu thứ 4: Vào nhà cướp trắng trợn

Trong cửa hàng tự chọn, bọn bắt cóc trẻ thấy xung quanh không có ai liền bắt cóc cô bé nhỏ đang trông cửa hàng đem đi.

20210603050019246

Bọn chúng hung hãn, và lợi dụng các phương tiện nhanh như xe máy để đem đứa trẻ bỏ chạy giữa thanh thiên bạch nhật.

20210603050022661

Một cậu bé tung tăng về nhà thì bị người đàn ông bên đường tóm lấy kéo đi.

20210603050024724

Chiêu thứ 5: Vờ hỏi đường

Những kẻ bắt cóc trẻ giỏi ngón vờ hỏi đường thường nhắm vào những người già dẫn theo trẻ em, hoặc những bà mẹ có con nhỏ. Chúng vờ hỏi đường để tìm cơ hội cướp giật trẻ.

Chiêu thứ 6: Tạo ra mâu thuẫn

Kẻ bắt cóc trẻ giả danh người thân của cháu bé, cố tình tạo mâu thuẫn gia đình giữa đám đông, khiến người qua đường không biết và sợ không dám can ngăn, cuối cùng chúng cướp đứa trẻ mang đi ngay trước mặt người nhà cháu bé.

Theo thống kê, những địa điểm thường xảy ra nạn bắt cóc trẻ nhất như sau (Nguồn: Mạng “Bảo bối hồi gia” (Các bé trở về nhà), là trang mạng hợp tác với Bộ Công an Trung Quốc, chuyên tìm kiếm trẻ em, người vị thành niên bị mất tích, bắt cóc)

v2 05763ca903f5a32868a21aad4de99dea 720w

  1. Ga tàu hỏa: 30.40%
  2. Siêu thị/ chợ: 22.72%
  3. Trường học: 20.66%
  4. Bệnh viện: 10.20%
  5. Bến xe: 9.11%

Nghi Vân (t.h)

Theo The Epoch Times, TTVN, RFI, NTDVN

BN 2 jpeg 4

VIDEO CHỌN LỌC:

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều