spot_img
25 C
Vietnam
Thứ sáu,18 Tháng mười
spot_img

Trung Quốc: Phát hiện ca nhiễm H3N8 đầu tiên, chuyên gia cho biết đây là có thể là đại dịch tiếp theo sau Covid-19

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc thông báo – Thành phố Trung Sơn gần đây đã xuất hiện một trường hợp mắc cúm gia cầm H3N8. Một số nhà khoa học chỉ ra rằng virus cúm gia cầm có khả năng sẽ làm bùng phát đại dịch tiếp theo ở người.

Trung Quốc: Phát hiện ca nhiễm H3N8 đầu tiên, chuyên gia cho biết đây là có thể là đại dịch tiếp theo sau Covid-19
Trung Quốc ghi nhận trường hợp nhiễm cúm gia cầm H3N8 đầu tiên. Ảnh: pixabay

Truyền thông Trung Quốc đưa tin – Vào ngày 26/3, thành phố Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông đã báo cáo trường hợp nhiễm H3N8 đầu tiên. Người nhiễm bệnh là một phụ nữ 56 tuổi, có tiền sử mắc bệnh đa u tủy và các bệnh lý nền khác trước khi phát bệnh. Bà có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống trước khi khởi phát và gần nhà có chim hoang dã hoạt động. 

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc đã kiểm tra và xét nghiệm lại các mẫu bệnh phẩm, sau đó xác nhận kết quả dương tính với virus cúm gia cầm A(H3N8) của ca bệnh này.

Theo báo cáo, CDC tỉnh Quảng Đông đã chỉ đạo thành phố Trung Sơn tiến hành điều tra dịch tễ học, theo dõi và quản lý những người tiếp xúc chặt chẽ với ca bệnh, đồng thời sàng lọc các địa điểm liên quan đến dịch bệnh và sát trùng tại chỗ theo kế hoạch để đối phó với dịch bệnh. Tuy nhiên đến nay chưa phát hiện bất thường nào trên những người tiếp xúc gần.

Các chuyên gia tin rằng trường hợp này là một trường hợp đơn lẻ và nguy cơ lây lan virus ở giai đoạn này là khá thấp.

Theo nhật báo “21st Century Business Herald” – Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí “One Health” của Đại học Phúc Đán Trung Quốc và Đại học Sydney ở Úc cho biết –  “Đại dịch tiếp theo tấn công loài người có thể do một chủng virus cúm mới có nguồn gốc từ động vật gây ra, mà con người lại có khả năng miễn dịch thấp đối với loại virus này”

Kết luận này được các nhà khoa học của hai nước đưa ra sau khi phân tích hồ sơ cúm động vật trong gần 50 năm.

3

Báo cáo dẫn lời Giáo sư Michael Ward của Trường Thú y Đại học Sydney – một trong những thành viên của nhóm nghiên cứu: “Nhân loại hiện đang phục hồi sau đại dịch Covid-19, nhưng do tỷ lệ tử vong cao của một số virus từ động vật, nên sự bùng phát và sự thống trị của virus cúm ở người có khả năng làm giảm tác động của virus Covid-19.”

Báo cáo chỉ ra rằng kể từ tháng 3 năm nay, dịch cúm gia cầm đã bùng phát ở Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các khu vực khác, đồng thời dịch cúm gia cầm cũng đã bùng phát ở Argentina – nước xuất khẩu gia cầm đứng thứ 8 thế giới. Trong khi đó, vào cuối tháng 2, cơ quan y tế Campuchia thông báo có 2 trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm A (H5N1) ở người, trong đó ca thứ hai là người nhà tiếp xúc gần với ca thứ nhất.

Các nhà nghiên cứu tin rằng cúm gia cầm có thể là nguồn gốc của chủng đại dịch mới tiếp theo. Có nhiều phân nhóm cúm gia cầm và chim là vật chủ tự nhiên của chúng, điều này làm tăng khả năng khiến cúm gia cầm trở thành bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Về khả năng lây truyền virus cúm gia cầm từ người sang người, giáo sư Ward cho biết: “Mấu chốt là liệu một phân nhóm cúm gia cầm nhất định có thể đột biến, và khiến virus có khả năng lây truyền từ người sang người hay không. Tất nhiên, để trở thành đại dịch, một trở ngại đầu tiên là virus phải xâm nhập vào động vật có vú. Đó là một bước nhảy lớn để một loại virus lây lan từ chim sang động vật có vú, và sau đó nếu nó lây lan ở mức hợp lý, thì cơ hội lây nhiễm sang người sẽ cao hơn nhiều”

“Đó chỉ là vấn đề xác suất. Không có gì lạ khi vi-rút “nhảy” sang loài mới, vì vậy khả năng cuối cùng là virus sẽ nhảy sang người”. 

Giáo sư Ward cho biết khi hai phân nhóm khác nhau của virus cúm lây nhiễm cùng một tế bào chủ, vật liệu di truyền của chúng có thể trộn lẫn để tạo ra một loại virus mới có khả năng gây ra đại dịch. Ví dụ, một loại virus gia cầm đột biến ở lợn trước khi lây nhiễm sang người, thì nó có thể gây ra “một đợt bùng phát virus lớn và một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu”.

Trước tình hình này, cộng đồng quốc tế hiện đang theo dõi chặt chẽ diễn biến mô hình lây nhiễm của cúm gia cầm trên toàn thế giới.

Theo Sound of Hope

Hoàng Dung biên dịch

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều