spot_img
17 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Trung Quốc: Quản lý nông nghiệp có thể gây ra “Nạn đói lớn”

Tân Thế Kỷ – Trong tháng qua, việc “quản lý nông nghiệp” tràn lan ở nông thôn Trung Quốc đã phá hoại mùa màng và khiến hệ sinh thái của nông dân bị thay đổi. Các chuyên gia cảnh báo rằng một thảm họa tương tự như “Đại nhảy vọt” sẽ sớm quét qua Trung Quốc.

Trung Quốc: Quản lý nông nghiệp có thể gây ra “Nạn đói lớn"
Ban “quản lý nông nghiệp” của Trung Quốc’ đang tiêu huỷ cây trồng của nông dân. Ảnh: twitter

Vào tháng 2, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành văn bản số 1 nêu rõ cần phải nỗ lực hết sức để cải thiện sản lượng lương thực, và đảm bảo rằng sản lượng lương thực quốc gia duy trì ở mức trên 650 tỷ Kg. Vì vậy ban “quản lý nông nghiệp’ đã được lập ra và làm xáo trộn cuộc sống của nông dân.

Theo đó, quyền tự quản lý đất đai của nông dân có thể chấm dứt với sự xuất hiện của ban “quản lý nông nghiệp”. Đất đai mà nhóm nông dân dễ bị tổn thương nhất nắm giữ có thể sẽ bị chính quyền phân phối lại dưới chiêu bài “chuyển nhượng đất đai theo luật”.

Một trong những nhiệm vụ của ban “quản lý nông nghiệp” là triển khai chính sách “thối lâm hoàn canh” – yêu cầu nông dân chuyển đổi hoa màu thành ngũ cốc, nghĩa là những mảnh đất mà nông dân đang trồng cây kinh tế sẽ bị chính quyền yêu cầu phải chặt bỏ và trồng cây lương thực thay vào đó.

Từ tháng 4 đến nay, trên internet đã lan truyền nhiều đoạn video quay cảnh đào bới, phá ruộng cây trồng thô bạo của ban quản lý nông nghiệp .

Ví dụ, văn phòng quản lý nông nghiệp Chương Châu – Phúc Kiến đã phá hủy hơn 70 mẫu ruộng hoa thủy tiên vàng. Hay  vườn nho quận Gia Định ở Thượng Hải sắp thu hoạch nhưng đã bị ban quản lý nông nghiệp tiêu hủy vào ngày 28 tháng 4.

Ngoài ra, gừng do nông dân trồng đã bị đào bới và chuồng cừu do nông dân xây dựng cũng bị dỡ bỏ.

Ao cá của một người dân làng ở Hắc Long Giang đã ba lần bị ban quản lý nông nghiệp yêu cầu: không được phép trồng ngô và đậu bên cạnh ao cá, vì họ cho rằng điều đó thật khó coi.

Theo thông tin mà cư dân mạng cung cấp, ban quản lý nông nghiệp đã ra thông báo nếu không có giấy chứng nhận giết mổ thì không được giết lợn, không có giấy chứng nhận sức khỏe thì không được được làm bồi bàn và không được nấu ăn khi chưa có chứng chỉ đầu bếp. 

Ở các vùng nông thôn Trung Quốc, từ xa xưa có có tục mổ lợn trong dịp Tết Nguyên đán, hay tổ chức các bữa tiệc linh đình khi có tang hay hỷ sự. Nhưng bây giờ không còn được cho phép nữa.

Hiện tượng “quản lý nông nghiệp” đã nhận phải nhiều đánh giá tiêu cực của người dân trong và ngoài Trung Quốc. Nhiều học giả cũng lên tiếng vì vấn đề này.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times vào ngày 28 tháng 4, Hứa Thành Cương (Xu Chenggang), một nhà kinh tế sinh sống tại Hoa Kỳ, đã phân tích rằng Việc ĐCSTQ thành lập ban “quản lý nông nghiệp” là vì 2 nhiệm vụ:

Một là kiểm soát những người lao động nhập cư thất nghiệp trở về quê hương.

Hai là thay thế ngành nông nghiệp đa dạng hóa bằng sản xuất lương thực toàn diện, nhưng điều này có thể dẫn đến những hậu quả tai hại.

Hứa Thành Cương cho biết trong cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc bắt đầu từ nông thôn vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, mặc dù nông dân Trung Quốc thời ấy không có đất nhưng họ có quyền sử dụng đất và quyết định trồng cây gì. Những thay đổi này khác với tình hình Liên Xô lúc đó, vì vậy nó đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Trung Quốc phát triển.

Nhưng bây giờ chính sách đó dường như đã quay trở lại và tồi tệ hơn, khi người dân không có quyền trồng cây mà mình muốn trên đất canh tác.

Ông Hứa nói: “Sở dĩ chính quyền Trung Quốc cần thực hiện quản lý nông nghiệp, cần giấy chứng nhận đất canh tác, v.v., là để kiểm soát nông dân và buộc họ phải trồng cây lương thực. Vốn dĩ nền nông nghiệp của Trung Quốc rất kém phát triển, nếu họ muốn chuyên môn hóa trồng cây lương thực thì nền nông nghiệp của Trung Quốc sẽ càng kém phát triển hơn”.

BN 3 jpeg 3

Hứa Thành Cương nói rằng lợi thế của nông nghiệp Trung Quốc nằm ở sự đa dạng hóa. Nhiều đất canh tác không phải là vùng đất bằng phẳng rộng lớn. Nông dân nuôi trồng những giống khác nhau tùy theo điều kiện địa phương, chẳng hạn như rau, trái cây và cá. 

Ông phân tích: “Khía cạnh này khiến Nông dân vẫn có thể tồn tại, đồng thời thị trường Trung Quốc có thể cung cấp nhiều loại nông sản khác. Nhưng nếu muốn triệt tiêu sự đa dạng hóa và tập trung vào cây lương thực một cách toàn diện, thì đó sẽ là một thảm họa”.

Ông Hứa cho rằng ĐCSTQ hiện đang bước đến con đường thảm hoạ, và bây giờ mới chỉ là bắt đầu. Nếu chính quyền “xóa bỏ hoàn toàn đa dạng hóa nông nghiệp, thì nhất định sẽ mang đến tai họa lớn cho Trung Quốc. Mà thảm họa này sẽ nguy hiểm như hồi Đại nhảy vọt”.

Ngoài ra, Toàn Quân – một nhà truyền thông độc lập cũng đưa ra một cảnh báo khẩn cấp trong chuyên mục “Bình luận Tài chính và kinh tế”, ông nói: Trong vòng hai năm nữa sẽ có một “nạn đói lớn”.

Toàn Quân cho rằng “quản lý nông nghiệp” đang hướng tới nền kinh tế kế hoạch. Trong tương lai lúa gạo và lúa mì sẽ là cây trồng chính, nông dân không muốn làm cũng không được. Kinh tế kế hoạch hóa có chức năng bắt buộc, cấu trúc kinh tế ở nông thôn sẽ trải qua những điều chỉnh lớn, và một số lượng lớn nông dân sẽ trở nên nghèo hơn .

Ban quản lý nông nghiệp cũng có thể sử dụng ngọn cờ kinh tế thời chiến để cướp ngũ cốc, gia cầm và gia súc của nông dân.

Ông Toàn dự đoán năm nay sẽ bắt đầu rung chuyển và năm 2024 sẽ là một năm đói kém, đến mùa thu năm 2024 sẽ xuất hiện hiện tượng ăn xin, và nạn đói như thời kỳ 1958 – 1960 sẽ ập đến.

Hoàng Dung (t/h)

Theo SOH, The Epoch Times

Xem thêm:

Kinh tế suy thoái, thanh niên Trung Quốc đi chùa cầu phúc

Kinh tế Đài Loan rơi vào suy thoái khi nhu cầu chip bán dẫn toàn cầu giảm

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều