spot_img
17 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Trung Quốc rộ lên trào lưu “hôn nhân hai ngả” phá vỡ các giá trị truyền thống

Tân Thế Kỷ – “Hôn nhân hai ngả” (lưỡng đầu hôn) là khái niệm về hôn nhân mới rộ lên tại Trung Quốc. Hình thức kết hôn này có nghĩa là cả hai vợ chồng đều có sự bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm ngang nhau.

Trong cuộc hôn nhân này, cả nam và nữ đều là con một trong gia đình. Sau khi cưới, chú rể và cô dâu không sống chung với nhau mà ai về nhà nấy: Chồng vẫn sống với cha mẹ ruột và vợ cũng vậy.

Trung Quốc rộ lên trào lưu “hôn nhân hai ngả” phá vỡ các giá trị truyền thống
“Hôn nhân hai ngả” – vợ chồng không sống chung nhà. Ảnh: CNN

Các cặp vợ chồng này thường sẽ sinh 2 con. Đứa đầu tiên mang họ cha, chủ yếu do phía nhà trai nuôi nấng. Đứa thứ hai theo họ mẹ, do phía nhà gái nuôi. Bên trong các gia đình đặc biệt này, không có khái niệm “ông ngoại, bà ngoại”. Những đứa trẻ sẽ gọi người sinh ra cha/mẹ mình là “ông nội, bà nội”.

“Hôn nhân hai ngả” xuất hiện ở các vùng nông thôn tỉnh Giang Tô và Chiết Giang, phía đông Trung Quốc. Mô hình “hôn nhân hai ngả” này đã phá vỡ khái niệm “độc thân” và “kết hôn” được định hình trong văn hoá truyền thống.

Vì sao xu hướng này đang gia tăng trong giới trẻ Trung Quốc?

Trước đây, hiện tượng “kết hôn hai ngả” chỉ xuất hiện ở khu vực nhất định nhưng sau đó dần trở thành trào lưu tại Trung Quốc. 

Lý do khiến nhiều người lựa chọn độc thân chủ yếu là vì các nguyên nhân sau:

Đầu tiên là do chính sách một con của Trung Quốc trước đây, khiến đa số các gia đình thời nay chỉ có một người con, vì vậy khi chúng kết hôn thì sẽ khó phụng dưỡng vẹn toàn cho cha mẹ hai bên. Ngoài ra, con một thường được bố mẹ nuông chiều nên khi con gái về làm dâu nhà chồng thường phải chịu những áp lực nhất định, khiến cho mối quan hệ mẹ chồng -nàng dâu có những va chạm không tránh khỏi.

Thứ hai, ở Trung Quốc khi kết hôn thông thường gia đình chú rể sẽ phải tốn nhiều tiền mua quà cưới- vốn còn nặng nề ở các vùng quê Trung Quốc – và cô dâu cũng phải đem theo của hồi môn. Chi phí tổ chức hôn lễ đắt đỏ cũng khiến cho giới trẻ chịu áp lực rất lớn.

Theo khảo sát về tổng chi phí kết hôn ở Trung Quốc, thống kê cho thấy mức thấp nhất là 10.000 NDT, và cao nhất là 1,8 triệu NDT. Chi phí trung bình là 226.500 NDT – cao hơn nhiều (gấp khoảng 10 lần) so với mức thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn Lan Khê, Chiết Giang, Trung Quốc vào năm 2020.

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề sau 3 năm thực hiện chính sách “Zero Covid”, thì hình thức “hôn nhân hai ngả” có thể giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình hai bên.

Thứ ba, là do tư duy hiện đại khiến người phụ nữ trở nên độc lập hơn. Trong nền kinh tế thị trường, người phụ nữ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm với thu nhập ổn định. Vì vậy, nhiều cô gái tự tin có thể sống sung túc mà không cần phụ thuộc vào nam giới.

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 1

Tuy nhiên, về lâu dài hình thức hôn nhân này sẽ mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng trong việc phá vỡ cấu trúc gia đình truyền thống.

Việc duy trì tính độc lập ban đầu có thể là tốt theo suy nghĩ hiện đại, nhưng mức độ gắn bó giữa hai bên gia đình lâu dần sẽ yếu đi. Sự toàn vẹn của gia đình nhỏ cũng như tình cảm đôi bên chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Trong nhiều trường hợp, chồng và vợ sẽ vấp phải nhiều vấn đề như phân bố thời gian đồng đều cho hai bên gia đình. Và thậm chí có chuyện yêu thương con mình nuôi hơn đứa con còn lại do nhà bên kia nuôi.

Một nhược điểm nữa là trong một gia đình, hai anh em khác họ nhau sẽ gây ra tâm lý khó hòa nhập của cả hai. Nếu hai đứa trẻ không cùng sống chung trong thời gian dài, thì tình cảm ruột thịt ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.

Hoàng Dung (t/h)

 

Xem Thêm:

Duyên vợ chồng theo luật nhân quả: Thiện và ác duyên

Gia đình bên bờ vực tan vỡ được cứu vãn nhờ một điều kì diệu

“Hôn nhân có tốt hay không, qua kỳ nghỉ lễ sẽ biết”

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều