spot_img
19 C
Vietnam
Thứ sáu,20 Tháng chín
spot_img

Trung Quốc tăng cường thao túng Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

Theo một báo cáo xuất bản gần đây, ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trên toàn cầu đang đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với nhân quyền quốc tế, khi Trung Quốc tăng cường thao túng Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, từ đó đưa ra những quan điểm phi tự do về nhân quyền.

Trung Quốc tăng cường thao túng Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc
Phiên họp thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva. Ảnh: Fabrice Coffrini/AFP qua Getty Images

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (UNHRC) là một cơ quan liên chính phủ bao gồm 47 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, được bầu ba năm một lần, với mục tiêu “thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền” trên toàn cầu.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu được công bố vào thứ Năm (30/3) bởi công ty tư vấn rủi ro Verisk Maplecroft có trụ sở tại Vương quốc Anh –  Chính quyền Trung Quốc đang “mong muốn xuất khẩu quan điểm xét lại về nhân quyền”, và quan điểm này đã biến Hội đồng Nhân quyền thành “chiến trường địa chính trị cho các tiêu chuẩn (về nhân quyền)”.

Báo cáo cũng phát hiện chính quyền Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để gây ảnh hưởng đến các phiếu bầu của UNHRC, và những nước nhận “Sáng kiến ​​​​Vành đai và Con đường” là dễ bị tác động nhất. Có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc và các đồng minh của nó đang “làm suy yếu hành động nhân quyền quốc tế”.

Trung Quốc sử dụng UNHRC để thúc đẩy “quan điểm về nhân quyền” của riêng mình

Verisk Maplecroft chỉ ra trong báo cáo – Chính quyền Trung Quốc đã thay đổi từ thụ động chống lại sự chỉ trích toàn cầu về hồ sơ nhân quyền của mình, sang hình thành và khởi xướng “thương hiệu nhân quyền của riêng mình”, mà trong đó Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) là một công cụ quan trọng để đạt được mục tiêu này.

Báo cáo cho biết, đối với chính quyền Bắc Kinh, “một số quyền còn bình đẳng hơn so với nhân quyền”.

Theo báo cáo: “Trong chính sách toàn trị của Bắc Kinh, khuôn khổ nhân quyền ‘phát triển là trên hết’ đã làm suy yếu các quyền tự do cá nhân và nhấn mạnh phát triển kinh tế đứng trên tất cả các quyền khác”. “Điều này đã tạo ra tấm màn chắn cho một quốc gia không có tự do, mà bề ngoài có vẻ như tham gia bảo vệ nhân quyền, nhưng lại trốn tránh trách nhiệm trong việc giải trình và thẩm tra đối với các hành vi vi phạm nhân quyền — đặc biệt là những vi phạm do Nhà nước gây ra.”

Trung Quốc tăng cường thao túng Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc
Hình chụp vào ngày 31 tháng 5 năm 2019, là một cơ sở được cho là trại “cải tạo” dành cho những người bị giam giữ theo đạo Hồi ở ngoại ô Hotan thuộc Tân Cương, Trung Quốc. Ảnh: Greg Baker/AFP qua Getty Images

Theo thống kê của Verisk Maplecroft, gần 3/4 quốc gia thành viên của Ủy ban Nhân quyền được coi là có rủi ro cao hoặc rủi ro cực cao trong lĩnh vực “Quyền Dân sự và Chính trị”. Điều này cho thấy các quốc gia này dường như có lợi ích chung trong việc “làm suy yếu hành động nhân quyền quốc tế”.

Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh kinh tế của mình để gây ảnh hưởng đến cuộc bỏ phiếu của UNHRC. Báo cáo nghiên cứu chỉ ra rằng ít nhất 35 trong số 47 quốc gia thành viên của Hội đồng Nhân quyền đã tham gia sáng kiến ​​“Một vành đai, Một con đường” của ĐCS Trung Quốc. Nhiều quốc gia trong số này là các quốc gia ở châu Á hoặc châu Phi, thường có chỉ số nhân quyền thấp.

Báo cáo cũng nêu rõ – Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC) là một cơ quan liên chính phủ chịu trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới, nhưng thành viên của nó bao gồm Sudan, Eritrea và Pakistan, lại là những quốc gia áp bức nghiêm trọng nhất thế giới.

Nghiên cứu cũng lưu ý: “Sự thao túng chính trị của chính quyền Trung Quốc đối với các cơ chế chính của Hội đồng Nhân quyền ngày càng trở nên tinh vi, sự chỉ trích toàn cầu đã bị dập tắt và ngày càng có nhiều quốc gia tham gia vào việc minh oan cho hồ sơ nhân quyền của Bắc Kinh”.

Các doanh nghiệp cần cẩn trọng để tránh đồng loã với chế độ độc tài

Verisk Maplecroft cũng cảnh báo rằng, khi xung đột giữa Bắc Kinh và phương Tây gia tăng, các doanh nghiệp sẽ khó duy trì sự cân bằng giữa hai quan điểm cạnh tranh về nhân quyền. Dưới chiến lược thúc đẩy quan điểm về nhân quyền của ĐCS Trung Quốc, rất khó để các doanh nghiệp không bị ảnh hưởng.

Báo cáo viết: “Mặc dù chúng tôi không mong đợi Trung Quốc thành công trong việc quét sạch các quy tắc nhân quyền quốc tế, nhưng ảnh hưởng ngày càng tăng của họ trong Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc sẽ tạo ra sự phân cực lớn hơn, và làm suy yếu khả năng của cơ quan này trong việc vạch trần các hành vi vi phạm nhân quyền.”

“Báo cáo cho biết những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm che đậy hồ sơ nhân quyền của họ, đang cản trở các công ty đạt được sự hiểu biết về những gì xảy ra trên thực tế”.

1

Verisk Maplecroft kêu gọi các công ty ngay bây giờ phải có quyền truy cập vào “các nguồn thông tin tình báo rủi ro khách quan và độc lập”, để hiểu được thực trạng rủi ro nhân quyền trên toàn thế giới, nhằm tránh đồng lõa với các chế độ độc tài.

Báo cáo nghiên cứu dựa trên dữ liệu từ các nguồn, bao gồm Liên Hợp Quốc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, cũng như phân tích định tính nội bộ của Verisk Maplecroft.

Theo CNBC – Quyền phát ngôn viên của UNHRC, Pascal Sim, đã bác bỏ các tuyên bố và nói rằng “không một quốc gia nào điều hành hội đồng hoặc chi phối chương trình nghị sự.”

“Tất cả các quốc gia, lớn và nhỏ, đều có tiếng nói bình đẳng và tiềm năng to lớn để thông báo và tác động đến hành động của cơ quan liên chính phủ có trách nhiệm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới này” – Sim nói trong một tuyên bố gửi qua email cho CNBC.

Theo The Epoch Times

Hoàng Dung lược dịch

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều