Truyện Kiều người người nhà nhà đều từng nghe qua nhưng khi hỏi tên đầy đủ của Thúy Kiều thì chưa chắc tất cả đều có thể trả lời.
Truyện Kiều là tác phẩm kinh điển trong văn học Việt Nam, bao gồm 3.254 câu thơ lục bát và được viết bằng chữ Nôm. Nó đồ sộ cả về bút pháp, ý nghĩa lẫn tư tưởng. Sau hàng trăm năm, Truyện Kiều vẫn tồn tại trong đời sống của người dân, xuất hiện trong sách giáo khoa cũng như các chương trình gameshow, giải trí.
Chương trình Ai Là Triệu Phú đã đưa ra một câu hỏi cho người chơi với nội dung liên quan đến Truyện Kiều. Cụ thể như sau: “Trong Truyện Kiều, nhân vật Thúy Kiều mang họ gì?”. 4 lựa chọn dành cho người chơi là: họ Nguyễn, họ Vương, họ Lê và họ Trần. Dù Truyện Kiều vô cùng phổ biến nhưng thực tế thì lại có không ít người không trả lời được.
Trong phần mở đầu Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã cho chúng ta câu trả lời thông qua đoạn thơ sau:
“Có nhà viên ngoại họ Vương
Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung
Một trai con thứ rốt lòng
Vương Quan là chữ, nối dòng nho gia
Đầu lòng hai ả tố nga/Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân”.
Theo đó, Thúy Kiều là chị cả trong gia đình họ Vương, dưới nàng có em gái Thúy Vân và em trai Vương Quan. Như vậy, tên đầy đủ của nàng chính là Vương Thúy Kiều. Nàng sở hữu nhan sắc xinh đẹp sắc sảo, vóc dáng thanh thoát, “cầm kì thi họa” đều thông thạo. Thế nhưng người con gái tài năng đó lại có cuộc đời gian truân, phải lưu lạc suốt hơn 15 năm với biết bao tủi nhục, bất công.
Giáo sư Đào Duy Anh nhận xét Truyện Kiều trong Từ điển Truyện Kiều (1974) như sau: “Trong lịch sử ngôn ngữ và văn học Việt Nam, nếu Nguyễn Trãi với Quốc Âm Thi Tập là người đặt nền móng cho ngôn ngữ văn học dân tộc thì Nguyễn Du với ‘Truyện Kiều’ lại là người đặt nền tảng cho ngôn ngữ văn học hiện đại của nước ta…”.
Theo Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo
BÀI CHỌN LỌC:
Những nàng hoa hậu mang sứ mệnh cao cả
Xem thêm:
Kỹ nghệ thêu thùa trên trang phục các triều đại châu Á
Nhan sắc xấu “ma chê quỷ hờn”, người phụ nữ ấy vẫn trở thành bậc mẫu nghi thiên hạ
4 cuốn sách làm thay đổi thế giới
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*