Ngày Valentine 14/2 còn gọi là Ngày lễ Tình yêu, là ngày mà cả thế giới tôn vinh tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa các đôi tình nhân, và bạn bè khác phái, họ bày tỏ tình yêu của mình bằng cách gửi cho nhau thiệp Valentine, hoa hồng, sô-cô-la và một số loại quà tặng đặc biệt khác có nhiều ý nghĩa.
Truyền thuyết về ngày Valentine đỏ 14/2
Có một truyền thuyết cho rằng Valentine là tên của một vị thánh tử vì đạo vào cuối thế kỷ thứ ba sau Công nguyên dưới thời cai trị của Hoàng đế La Mã Claudius II (214-270). Lúc đó, nước La Mã đang trong thời điểm chiến tranh. Hoàng đế ra lệnh tổng động viên mọi nguồn lực vào cuộc chiến và cấm mọi người yêu nhau vì nó sẽ làm giảm sức chiến đấu của binh sĩ.
Bất chấp lệnh cấm, nam nữ thanh niên vẫn yêu nhau và đến với nhau. Là một vị giám mục, Thánh Valentine đã ủng hộ và chứng giám cho những cuộc tình này. Vì vậy, ông đã bị hành hình cùng những đôi tình nhân vào ngày 14/2/273. Từ đó trở đi, ngày 14/2 được gọi là Valentine’s Day hoặc Saint Valentine’s Day và thánh Valentine được xem như là vị thánh của tình yêu.
Dù vậy, từ lâu, người phương Tây đã chọn ngày mất của vị thánh này là ngày 14/2 làm Valentine’s Day – Ngày Tình yêu. Trong ngày này, những đôi lứa yêu nhau sẽ tặng cho nhau các món quà có hình trái tim hoặc những lời tỏ tình nồng thắm. Có điều đặc biệt là họ không ghi tên mình vào món quà. Phụ nữ Nhật bản thích nhất là được người yêu tặng cho mình một tấm thiệp kèm theo hộp chocolate hình trái tim.
Tuy nhiên, hiện nay người ta vẫn còn tranh cãi về nguồn gốc Ngày Tình yêu. Theo từ điển American Heritage, tục lệ gói những món quà Valentine (tức là các món quà, bánh có hình trái tim) lại không có liên quan gì đến vị thánh này. Còn dưới con mắt của các nhà khoa học châu Âu thì ngày 14/2 hằng năm là ngày tiết trời thay đổi và ấm hẳn lên. Cây cối đâm chồi, chim chóc và muông thú kết bạn với nhau… Vì thế, các nhà khoa học gọi ngày này là ngày “kết bạn”.
Biểu tượng cao quý nhất của ngày Valentine vẫn là hoa hồng. Và theo ngôn ngữ của loài hoa, đàn ông Pháp thích tặng trước hết là hoa hồng đỏ thắm (biểu tượng đam mê cuồng nhiệt), sau đó là hoa hồng màu trắng (say mê thầm lặng nhưng tha thiết) và cuối cùng là hoa hồng vàng (có nghĩa là hạnh phúc đầu đời tươi mát).
Không chỉ có ngày 14/2 mới được coi là ngày Valentine, bên cạnh đó trên thế giới còn được biết đến thêm hai ngày lễ Valentine nữa. Và đằng sau đó là những câu chuyện rất thú vị nữa.
Valentine Trắng 14/3 – Ngày để nam giới đáp lại tình cảm của bạn gái
Đây là dịp dành cho các bạn nam đáp lễ lại bằng những món quà xinh xắn nếu như cũng có cảm tình với bạn nữ đã can đảm tặng quà dịp 14/2.
Valentine Trắng còn được biết đến với cái tên White Valentine hay White Day. Đây cũng là dịp cho những người yêu nhau ở bên nhau. Khởi nguồn ngày này từ đất nước mặt trời mọc, bởi vì dường như mỗi năm có một ngày Valentine chưa đủ cho các cặp đôi nên ngày 14/3 ra đời và được giới trẻ nhanh chóng đón nhận.
Nói chung là họ sẽ chọn chocolate trắng hoặc đen cũng được đáp lễ lại. Ra đường cả nam lẫn nữ sẽ chọn những bộ váy, áo trắng tinh khôi. Ngày nay, Valentine trắng đã không chỉ dừng lại ở biên giới nước Nhật mà còn lan sang nhiều nước châu Á khác như Hàn Quốc, Philippine và thậm chí cả ở Việt Nam cũng đã có nhiều bạn trẻ bắt đầu kỉ niệm ngày này.
Valentine Đen 14/4 – Ngày dành cho những người cô đơn
Ngược với Valentine Đỏ hay Valentine Trắng là ngày Valentine Đen — 14/4. Valetine Đen có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Đây là ngày của “Hội Độc Thân”. Những người không nhận được cũng như không tặng được sô cô la vào 2 ngày trên sẽ cùng nhau đi ăn Jajanggmyun (món mỳ đen truyền thống của Hàn Quốc).
Ăn mặc đồ đen, ăn mì đen.. vì thế mọi người gọi đó là ngày Valentine đen. Những người cô đơn sẽ tụ họp cùng nhau để chia sẻ với nhau sự thiếu may mắn trong tình cảm.
Trong ngày này tại các trường đại học trên khắp đất nước Hàn Quốc, những sinh viên không có người yêu hẹn hò ăn trưa, sẽ kêu món mì đen và cùng chia sẻ bữa trưa với những người bạn cô đơn khác, tìm kiếm sự đồng cảm. Và không it người đã tìm được người tri kỉ sau ngày này.
Nghi Vân (t.h)
Xem thêm:
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*