spot_img
20 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Truyền thuyết về Càn Long và con rồng trong giếng

Rồng được nhắc đến ở đây, nói một cách chuẩn xác thì chính là giao long. Truyền thuyết nói rằng nơi nào có giao long thì dưới mặt đất nơi đó sẽ có nước.

Thành phố Tế Nam tỉnh Sơn Đông có đến 72 con suối. Sở dĩ nguồn nước ở đây dồi dào, chính là vì có một con giao long bị nhốt ở đó. Truyền thuyết kể rằng trong một cái giếng ở Bắc Kinh cũng có nhốt một con giao long.

Tại sao Hoàng đế Càn Long lại ngưỡng mộ một người ăn xin nghèo
Hoàng đế Càn Long (Ảnh. Miền Công Cộng)

Một ngày nọ vua Càn Long nhân khi nhàn rỗi vô sự bèn cải trang vi hành đến dân gian. Theo bên thân có các đại thần như Kỷ Hiểu Lam và một số người khác. Họ cứ đi và đi, Càn Long chợt hỏi Kỷ Hiểu Lam rằng trong kinh thành có chỗ nào ly kỳ đặc sắc không. Kỷ Hiểu Lam thưa: “Có một miệng giếng, hình như trong đó có nhốt một con giao long, không ai dám động đến nó”.

Càn Long liền nói: “Chúng ta đi xem xem, xem có gì kỳ lạ không”.

Kỷ Hiểu Lam đáp: “Truyền thuyết nói rằng quân sư khai quốc của Minh triều, sau này là tể tướng Lưu Bá Ôn vì để đảm bảo nguồn nước cho kinh thành nên đã cố ý đem nhốt một con giao long vào đó”.

Họ lại đi tiếp, lát sau thì đến bên miệng giếng. Có một sợi xích sắt rất lớn được thả vào trong giếng. Càn Long hiếu kỳ, bảo Kỷ Hiểu Lam tìm vài người khỏe mạnh để kéo sợi xích sắt lên. Kỷ Hiểu Lam bảo: “Hoàng thượng tuyệt đối đừng làm như vậy, sẽ làm kinh động đến giao long, nó sẽ làm kinh thành này trời long đất lở mất”.

Càn Long không nghe, Kỷ Hiểu Lam không còn cách nào, chỉ đành đi tìm vài người kéo xích sắt. Kết quả khiến sợi xích sắt được kéo lên mấy trăm mét mà vẫn không kéo được gì. Càn Long không chịu thua, sai người tiếp tục kéo. Họ kéo thêm không biết tầm bao lâu thì nghe trong giếng có tiếng động ầm ầm, theo sau âm thanh đó là một con giao long từ đáy giếng bò lên. Việc này khiến Càn Long sợ đến nỗi hai chân đều mềm nhũn, tê liệt ngồi trên đất. Giao long nói với Càn Long rằng: “Nếu như ngươi không được thần tiên bảo hộ thì hôm nay ta đã ăn thịt ngươi rồi”. Nói xong, con rồng lại quay trở về đáy giếng, sợi xích cũng được kéo trở lại.

Nghe nói rằng sau khi quay về cung, Càn Long đã đổ bệnh mấy ngày mới khỏi. Còn Kỷ Hiểu Lam thì ngược lại không quá kinh sợ, có lẽ do trước đây ông đã thấy nhiều điều như vậy rồi.

Trên thế giới có rất nhiều bí ẩn chưa được giải khai, mà đa phần đều là những điều khoa học không giải thích được. Nhưng nếu dùng văn hóa thần truyền có tự ngàn xưa để giải thích thì có thể giải thích được một cách dễ dàng.

Thuồng luồng và giao long (Phần 1): Những ghi chép trong sử Việt - Ảnh 3.
Trong nền văn hóa thần truyền, giao long và rồng đều là những sinh mệnh có năng lực rất lớn mạnh. Ảnh minh họa

Trong nền văn hóa thần truyền, giao long và rồng đều là những sinh mệnh có năng lực rất lớn mạnh, chúng ta gọi họ là thần thì cũng khả dĩ. Con ngựa mà Đường Tăng cưỡi trong truyện Tây Du Ký chính là một con bạch long. Có lẽ chỉ khi phá trừ đi thuyết vô thần thì con người mới có thể thực sự liễu giải được diện mục chân chính của vũ trụ chúng ta.

Theo Chánh Kiến

Untitled 3 01 2

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều