spot_img
20.9 C
Vietnam
Chủ Nhật,24 Tháng mười một
spot_img

Truyền thuyết về Nước nguyên thủy và Tạo hóa

Thế giới hình thành như thế nào? Sự sống bắt đầu từ đâu? Nhân loại từ đâu đến? Nhân loại sẽ đi về đâu? Những câu hỏi từ thiên cổ này khiến nhân loại trở nên bối rối không có lời giải đáp. Để tìm được câu trả lời, chúng ta hãy quay trở về với truyền thuyết sự hình thành thế giới của các dân tộc. 

cong bo bat ngo ve nguon goc nuoc trong vu tru hinh 2

Hầu như tất cả thần thoại truyền thống và dân gian trên thế giới đều nói về thuở sơ khai và sự hình thành Trái Đất. Các câu chuyện này vô cùng đa dạng. Có một mô típ quan trọng xuất hiện trong tất cả các nền văn hóa cổ đại, đó là: “Nước nguyên thủy”.

***

Xuất hiện trong các thần thoại về sự hình thành thế giới cổ đại, nước nguyên thủy thường biểu hiện trạng thái hỗn loạn và mất kiểm soát. 

Người Babylon có lưu truyền thần thoại về “sự hình thành thế giới người Babylon” rằng không có gì tồn tại ngay từ đầu ngoài Apsu và Tiamat – vừa là biểu tượng của sự khởi tạo, yên bình vừa là đại diện cho sự hỗn mang, hủy diệt.

Với người Ai Cập thì gọi sự vô trật tự mang tính nước này là “nu”, hay “nun”. Họ tin rằng, vũ trụ sinh ra từ vùng nước thuở sơ khai của thần Nu. 

Thần thoại của Ấn Độ giáo về sự hình thành thế giới cũng mô tả một vùng biển nguyên thủy. Vị thần Vệ đà Prajapati xuất hiện từ vùng Nước nguyên thủy và nói “ta sinh ra vì hình thái này cần sự hỗ trợ” ám chỉ sự rối loạn không định hình của các đại dương cổ đại. Và trong một câu chuyện khác, Prajapati được sinh ra từ một bông hoa sen nở rộ nổi trên mặt nước nguyên sinh. 

Cách nửa vòng trái đất, người dân Mixtec bản địa ở Mexico cũng mô tả trạng thái vô hình vô dạng của “bóng đêm lỏng” khi mới hình thành. Câu chuyện do Garcia dịch trong cuốn Origin de los Indias như sau: “Thuở xa xưa, thời còn hỗn nguyên, thế giới chìm trong bóng tối. Tất cả mọi thứ đều không mùi, và một thứ nước bao phủ tạo thành những chất bùn nhờn và dần dần sau đó đất phát lộ ra”.

9571900

Đối với người Ai Cập, trật tự đồng nghĩa với Maat, khái niệm liên quan chặt chẽ đến sự thật và công lý. Bằng cách chinh phục nước, thần Ra đã thiết lập quyền lực tối cao của Maat. Vùng nước nguyên thủy hỗn loạn, mặc dù đã bị đánh bại nhưng đứng đối lập với Maat. Câu chuyện thần thoại này như một lời nhắc nhở con người về mối đe dọa liên tục của sự mất trật tự với trình tự mà các Pharaoh bảo vệ.

Nước nguyên thủy trong các thần thoại sáng thế thường xuất hiện tính chất hai mặt. Một mặt, chúng biểu thị trạng thái hỗn độn, không thể dự đoán được xu hướng và chu kỳ. Mặt khác, chúng đại diện cho tiềm năng vô hạn, là công cụ để Đấng Sáng Thế tạo ra vạn vật. 

Vậy tại sao là nước?

Tại sao nước lại cần thiết làm ‘chất liệu’ nguyên thủy để sáng tạo thế giới, thành phần cơ bản của vũ trụ?

Vai tro cua nuoc va nhung anh huong doi voi con nguoi xa hoi 1 e1587744997360

Dựa theo cuốn sách Siêu hình học của Aristotle, nhà triết học Hy Lạp – Thales tin rằng nguyên lý căn bản chính là nước. Ông nhận thức như vậy là do quan sát được chất dinh dưỡng của mọi sinh vật đều ẩm ướt, cũng như nhiệt lượng được tạo ra và duy trì bởi độ ẩm đó.

Bản chất thần bí tự nhiên của nước khiến nó được sử dụng trong các nghi thức thanh tẩy, rửa tội cho đến sự hoà hợp với các kiến trúc linh thiêng. Người ta cho rằng nhiều ngôi đền trên khắp vùng Cận Đông cổ đại được xây dựng trên các con suối tự nhiên, một trong số các con suối đó hiện nay vẫn đang chảy ra từ các ngôi đền.

Những con suối này đại diện cho Nước nguyên thuỷ, trong khi những ngôi đền phía trên chúng biểu thị trật tự của vũ trụ, và cũng là nơi ở của các vị Thần. 

Chẳng hạn, nhà sử học La Mã Tacitus mô tả Đền thờ Jerusalem được xây dựng trên một con suối không thể cạn kiệt.

Còn các đền thờ nữ thần Mesopotamia Ishtar cũng được xây dựng ở miệng suối tự nhiên, cho thấy mối quan hệ giữa nữ thần với dòng nước của sự sống. 

Đền thờ Apollo ở Didyma cũng vậy, được xây dựng để bao quanh miệng của một con suối, mang sức mạnh phi thường cho ngôi đền. 

*****

Hiểu về nước nguyên thủy giúp chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn đối với mỗi nền văn hóa cổ đại, và có nhận thức về bản chất của thế giới thuở sơ khai. Nó cũng cung cấp một thước đo sự hiểu biết về kiến trúc và phong tục xuất phát từ sự tôn kính nước nguyên thủy, và đặt ra câu hỏi liên quan đến sự liên hệ giữa các nền văn hóa và sự truyền bá văn hóa.

Quả thực, Nước được xem là nguồn gốc của sự sống, và không có gì ngạc nhiên khi trong thần thoại nó trở thành nguyên liệu cơ bản được Sáng thế chủ sử dụng tại thời điểm sáng tạo thế giới. Những truyền thuyết này có cùng một ý nghĩa, thậm chí với cả những nền văn hóa cách nhau cả nửa địa cầu.

Minh Đăng

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều