spot_img
20 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Trung Quốc: Từ làn sóng biểu tình chưa có tiền lệ đến sự sụp đổ của ĐCSTQ

Từ làn sóng biểu tình chưa có tiền lệ đến Sự sụp đổ của chế độ Bắc Kinh
Cảnh sát và người dân xô xát trong cuộc biểu tình phản đối chính sách ‘zero-COVID’ của chính quyền Trung Quốc tại Thượng Hải, Trung Quốc, vào ngày 27/11/2022. (Ảnh: Hector Retamal/AFP qua Getty Images)

Làn sóng biểu tình tại Trung Quốc vào cuối năm 2022 mang tính tập trung, có trọng tâm và đạt được sự đồng thuận quốc gia. Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và ĐCSTQ đang là mục tiêu rõ ràng của những chống đối, và điểm giới hạn sẽ tới khi chính phủ không còn có thể kiểm soát được mong muốn của người dân. Trong khi đó, các quốc gia cần chuẩn bị cho những kịch bản có thể xảy ra một khi ĐCSTQ sụp đổ.

Các cuộc biểu tình công khai trên khắp Trung Quốc đại lục vào tháng 11 này, nổ ra sau Đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã diễn ra tập trung theo một cách chưa từng thấy kể từ khi ĐCSTQ nắm quyền kiểm soát đất nước vào năm 1949.

Điều đó không có nghĩa là các cuộc biểu tình gần đây nhất thiết phải ghi nhận số vụ việc hay nạn nhân tương đương với một số cuộc biểu tình trước đó. Điều quan trọng là chúng có sự khác biệt về chất.

Câu hỏi đặt ra là liệu đây có phải là làn sóng có thể phá vỡ sự kìm kẹp của ĐCSTQ đối với xã hội hay không, bởi vì các cuộc biểu tình năm 2022 mang tính tập trung hơn và có sự đồng thuận rộng rãi trên toàn quốc hơn so với các cuộc biểu tình trước đó. 

Sự khác biệt trong các cuộc biểu tình

Các cuộc biểu tình ở Trung Quốc đại lục đã được quan tâm ngay trước Đại hội toàn quốc của ĐCSTQ. Ngày 13/10, một người biểu tình đơn độc giương biểu ngữ trên cầu Đường bộ Sitong ở Bắc Kinh, kêu gọi phế truất nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Nó báo trước một thực tế đã được đoán trước rằng ông Tập sẽ giành được – điều thực sự đã diễn ra – quyền lực độc tài thậm chí còn lớn hơn tại Đại hội 20. “Người đàn ông trên cầu” sau đó đã bị bắt và đã biến mất. Tuy nhiên, người đàn ông này đã tạo động lực mang tính biểu tượng cho làn sóng phản đối sau Đại hội ở các thành phố quan trọng, chẳng hạn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Vũ Hán và Urumqi, từ ngày 15/11 trở đi.

Các cuộc biểu tình là khác biệt với các cuộc biểu tình trong hai thập kỷ qua, và thậm chí là khác biệt với 180.000 cuộc biểu tình riêng lẻ xảy ra trên khắp Trung Quốc đại lục vào năm 2010, hay các cuộc biểu tình ở Hong Kong năm 2014, những sự kiện được coi là các vấn đề mang tính địa phương hơn. 

Làn sóng phản đối vào cuối năm 2022 có trọng tâm hơn nhiều – và là trọng tâm mang tầm quốc gia – so với các sự kiện năm 2010 hoặc 2014, thường liên quan nhiều hơn đến một cộng đồng nhất định. Trong làn sóng đó, chiến dịch chống zero-COVID đang kết hợp với ý thức ngày càng tăng rằng ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về việc mất đi hy vọng, tự do và của cải.

Từ làn sóng biểu tình chưa có tiền lệ đến sự sụp đổ của chế độ Bắc Kinh
Người biểu tình tụ tập dọc một con phố với nến và hoa để ủng hộ các nạn nhân của vụ hỏa hoạn chết người ở Tân Cương, cũng như tham gia một cuộc biểu tình phản đối các hạn chế khắc nghiệt đối với COVID-19 của chính quyền Trung Quốc tại Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 28/11/2022. (Ảnh: Michael Zhang / AFP qua Getty Images)

Có nhiều lý do dẫn đến sự thay đổi về bản chất của các cuộc biểu tình năm 2022 vì ĐCSTQ và ông Tập Cận Bình đã khiến những ý kiến bất đồng mang tính cộng đồng trở nên phổ quát hơn về bản chất: ví dụ như sự sụp đổ của thị trường nhà ở (và thị trường tiết kiệm), và các đợt phong tỏa sức khỏe liên quan đến COVID, thứ cuối cùng đã phá hủy bất kỳ cảm giác nào về sự đáng tin cậy.

Điểm giới hạn

Làn sóng phản đối năm 2022 xuất hiện cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi đây là lần đầu tiên mà những hy vọng rộng rãi của công chúng được dấy lên trong 73 năm nằm dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ nhưng sau đó lại bị chà đạp mạnh mẽ. Các xã hội có thể bị đàn áp gần như vô hạn cho đến khi hy vọng và tiến bộ được truyền vào trong dân chúng. Khi đó, nhu cầu, mong muốn của công chúng sẽ luôn vượt ra ngoài khả năng đáp ứng của chính phủ.

Quốc vương Iran đã phát hiện ra điều này khi, bất chấp một kỷ nguyên tăng trưởng chưa từng có về của cải và lợi ích công, sự gia tăng nhu cầu của người dân vào năm 1979 (năm diễn ra Cách mạng Hồi giáo tại Iran) đã lấn át khả năng đáp ứng của nhà nước.

Chính tại thời điểm đó, “khế ước xã hội” giữa người bị cai trị và người cai trị bị phá vỡ. Hoặc ít nhất khế ước xã hội đã thay đổi đến mức nó trở nên rối loạn và phải được thiết lập lại hoặc bị hủy bỏ hoàn toàn.

Khế ước xã hội tồn tại trong mọi xã hội. Chỉ trong các “các nền dân chủ”, khế ước xã hội mới được thể hiện rõ ràng dưới hình thức hiến pháp dựa trên sự đồng thuận ban đầu của công chúng và sau đó được sửa đổi thông qua các thông lệ xã hội và luật pháp. Các “khế ước xã hội” có tồn tại trong các quốc gia chuyên chế trơ trẽn, nhưng chúng là ngầm định. Ở các quốc gia chuyên chế, khế ước xã hội ngầm nằm ở việc sự bất tuân của dân chúng sẽ bị trừng phạt.

Khi mà “khế ước xã hội” chuyên chế về cơ bản là đơn phương – nó không bao giờ được người bị trị tự nguyện chấp nhận – vấn đề sẽ xảy ra khi người bị trị xác định rằng cơ chế thực thi quyền lực của kẻ thống trị đã sụp đổ, hoặc thiếu ý chí hoặc năng lực.

Từ làn sóng biểu tình chưa có tiền lệ đến sự sụp đổ của chế độ Bắc Kinh
Người biểu tình hô khẩu hiệu trong cuộc biểu tình phản đối các biện pháp nghiêm ngặt zero-COVID của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày 28/11/2022. (Ảnh: Kevin Frayer/Getty Images)

Sự phá vỡ các khế ước xã hội trong các xã hội có hiến pháp dựa trên sự đồng thuận và các hiến pháp không dựa trên đồng thuận chỉ khác nhau về tốc độ và mức độ cứng rắn của việc đàn áp các cuộc biểu tình chống lại chính phủ.

Trong các xã hội vận hành ở một mức độ nào đó như các chính thể dân chủ, thì sự đổ vỡ bắt đầu với những thách thức về pháp lý và hiến pháp, tìm cách củng cố khế ước xã hội, và các cuộc biểu tình chỉ xuất hiện khi bản thân tinh thần của khế ước xã hội rõ ràng đã bị vi phạm theo cách không thể cứu vãn.

Tại thời điểm nào đó – có lẽ là điểm giới hạn – uy tín của nhà quản lý (hệ thống và/hoặc cá nhân) suy yếu đến mức chính phủ chìm trong không chỉ sự hận thù mà còn là sự phẫn nộ và chế giễu. Điều trở nên dễ thấy đối với nhiều người biểu tình ở Trung Quốc đại lục vào cuối năm 2022 là ông Tập đã tự biến mình là tác giả rõ ràng của tất cả các chính sách dẫn đến sự sụp đổ của chất lượng cuộc sống của người dân. Khi làm như vậy, ông ấy đã biến mình thành mục tiêu chống đối lớn hơn so với ĐCSTQ.

Chúng ta mới chỉ bắt đầu thấy nhiều thông điệp gián tiếp – và một vài thông điệp trực tiếp – mang tính nhạo báng và khinh miệt nhắm vào ông Tập.

Giống như tất cả các sự sụp đổ xã ​​hội như vậy trong lịch sử, và thậm chí tất cả các xu hướng xã hội, các quá trình được dẫn dắt bởi các nhóm thiểu số. Như tôi đã lưu ý trong nhiều thập kỷ, phần đa dân số sợ thay đổi và sẽ chấp nhận bất kỳ hình thức đàn áp nào nhằm tránh né điều đó.

Đến ngày 29/11, giới lãnh đạo ĐCSTQ hẳn đã nhận thức rõ ràng rằng hoặc là đàn áp đám đông phải diễn ra ở cấp độ và hình thức mang tính biểu tượng lớn, hoặc là trọng tâm của bất đồng chính kiến ​​- hiện nay phần lớn là nhắm tới ông Tập – phải bị loại bỏ.

Mục tiêu chính của ông Tập Cận Bình trong những năm trước Đại hội Đảng lần thứ 20 là loại bỏ tất cả các đối thủ tiềm tàng trong nội bộ (một mục tiêu đã được thực hiện phần lớn, nhưng không hoàn toàn). Vì vậy, vào cuối năm 2022, có thể không có đủ sức mạnh trong ĐCSTQ để loại bỏ ông Tập và biến ông ta thành vật tế thần của công chúng. Do đó, chỉ còn lại Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) là đối tượng có thể hoàn thành nhiệm vụ đó.

Trong lúc này, việc đàn áp toàn bộ thành phố đã được thử nghiệm và các biện pháp phong tỏa zero-COVID – cơ chế kiểm soát đám đông – đã được thử nghiệm ở mức độ cao nhất. Như đã lưu ý trước đây, zero-COVID có ít liên quan hoặc không liên quan gì đến thảm họa COVID-19 mà liên quan đến việc loại bỏ hy vọng, khả năng di chuyển và tài sản của các thành phần xã hội đang đe dọa sự kiểm soát tuyệt đối của Tập.

Hệ lụy khi chế độ Bắc Kinh sụp đổ

Trong khi đó, một làn sóng phản đối đồng thời đang diễn ra ở Iran khiến người ta nghi ngờ liệu “lần này” các giáo sĩ cầm quyền ở đó cũng sẽ bị lật đổ hay không. Một câu hỏi được đặt ra là liệu các cuộc biểu tình ở Trung Quốc đại lục có trở thành ví dụ và động lực cho các cuộc biểu tình ở Iran hay không và/hoặc ngược lại. Do đó, có khả năng xuất hiện sự sụp đổ gần như đồng thời của các cấu trúc quản lý của chế độ Trung Quốc, Cộng hòa Hồi giáo Iran và thậm chí cả Thổ Nhĩ Kỳ (nơi tồn tại một hệ thống tương đồng, thứ mà ngày nay đã trở thành một xã hội dân chủ chỉ trên danh nghĩa).

Tập hợp các sự gián đoạn mang tính lây lan này sẽ có tác động sâu sắc đến sự ổn định của Nga, do nước này đang hứng chịu sự bao vây và áp lực căng thẳng nghiêm trọng từ thế lực bên ngoài. Và sẽ có ​​sự giải tỏa đáng kể áp lực đối với năm quốc gia lớn ở Trung Á, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á.

Nhưng sự sụp đổ quyền lực của ông Tập có thể dẫn đến một khoảng trống quyền lực đột ngột ở các khu vực của Trung Quốc đại lục. Cách thức duy nhất có khả năng lập lại trật tự trong thời gian ngắn sẽ đến từ PLA cùng với các lực lượng an ninh trong nước.

Việc quay trở lại chế độ quân phiệt của thế kỷ 20 và thời kỳ Mao phải được coi là có thể xảy ra.

Tất cả những điều này mang lại khả năng xuất hiện các quyết định hấp tấp khi các hệ thống quyền lực sụp đổ, bao gồm cả những nỗ lực nhằm phân tán sự chú ý của công chúng. “Hội chứng Galtieri” hẳn phải là khả năng đáng kể nhất đối với một chính quyền Tập sắp sụp đổ, giống như quyết định vào phút cuối năm 1982 của vị tướng cầm quyền cuối cùng của Argentina, Trung tướng Leopoldo Galtieri, tiến hành xâm lược và chiếm Quần đảo Falkland của Anh ở Nam Đại Tây Dương.

Một “khoảnh khắc Galtieri” của ông Tập Cận Bình có thể bao gồm một cuộc viễn chinh trừng phạt Đài Loan, thậm chí sẽ diễn ra mà không có bất kỳ cơ hội thành công quân sự thực sự nào. Một loạt triển vọng tương tự cũng tồn tại đối với các Tổng thống/người nắm giữ quyền lực đang gặp khó khăn ở Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, và ở một mức độ thấp hơn là Nga. Toàn bộ quá trình này làm cho bức tranh rộng lớn của Đông, Đông Nam Á và Nam Á trở nên bất ổn, và rõ ràng sẽ làm gián đoạn nền kinh tế toàn cầu một cách sâu sắc.

Những điều đó sẽ có tác động ngay lập tức đối với Úc, New Zealand và khu vực Nam Thái Bình Dương, cũng như Indonesia. Một kịch bản như vậy, giả định rằng nó diễn ra với tốc độ tương đối nếu các cuộc biểu tình có được động lực và hiệu quả (đây là những điều không chắc chắn), sẽ gây ra sự xáo trộn lớn đối với các xã hội trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và các nơi khác, và mỗi xã hội, tại thời điểm này, nên tìm kiếm các biện pháp bảo vệ mang tính cục bộ.

Trong vài năm, tôi đã ủng hộ các xã hội lập kế hoạch cho thế giới hậu Trung Quốc, nhưng những kế hoạch đã không được lập ra. Mọi trọng tâm đều dồn vào việc quản lý, hoặc lên kế hoạch, trước sự phát triển liên tục của Trung Quốc với tư cách là một thị trường và một mối đe dọa.

Giờ đây, chúng ta gần như chắc chắn rằng một kỷ nguyên hậu sụp đổ của Trung Quốc sẽ gần như tạo ra một tình huống bị động đối với các chính phủ trên thế giới, những chính phủ không muốn suy tính về mức độ quản lý thảm họa cần thiết.

Tác giả Gregory Copley – The Epoch Times

Bản dịch từ NTDVN

 


Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều