Tân Thế Kỷ – Có một tu viện khác thường trên một cao nguyên đầy tuyết ở Tây Tạng. Đây là địa điểm quay bộ phim ăn khách năm 2004 “Thiên hạ vô tặc”. Tu viện đó có tên Labrang ở huyện Hạ Hà, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc.
Khám phá tu viện Labrang huyền bí
Tây Tạng được xem như một vùng đất kỳ ảo của phương Đông huyền bí, là cao nguyên cao nhất thế giới thuộc dãy Hymalaya, là cái nôi của Phật giáo Tây Tạng, vốn mang rất nhiều điểm khác biệt với Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa ở những miền đất khác.
Tây Tạng là nơi hội tụ của những điều huyền bí và tâm linh. Nơi đây có 16.000 tu viện lớn nhỏ. Bên cạnh Jokhang là tu viện thiêng liêng và nổi tiếng nhất, nằm ở trung tâm thủ đô Lhasa, thì Tu viện Labrang thuộc huyện Hạ Hà, châu tự trị dân tộc Tạng ở miền nam Cam Túc suốt 300 năm tồn tại. Đặc biệt có những ngôi chùa mà người Tạng “tam bộ nhất bái” (đi ba bước bái một lần) hay “nhất bộ nhất bái” (đi một bước bái một lần) cả chặng đường dài dằng dặc lên chùa. Bên cạnh Jokhang là tu viện thiêng liêng và nổi tiếng nhất nằm ở trung tâm thủ đô Lhasa, thì Tu viện Labrang thuộc huyện Hạ Hà ở miền nam Cam Túc cũng là một điểm đến ẩn chứa thiên cơ huyền bí.
Tu viện Labrang được xây dựng từ thời Khang Hy. Với lịch sử hơn 300 năm, đây được xem là nơi danh thắng có tên tuổi lẫy lừng. Tu viện Labrang là một trong 6 tu viện lớn của giáo phái Gelugpa của Phật giáo Tây Tạng, và có bộ sưu tập phong phú và đầy đủ nhất về kinh điển văn hóa Tây Tạng ở Tây Tạng, được mệnh danh là “Học phủ Phật giáo truyền thừa Tây Tạng lớn nhất thế giới”. Người Tây Tạng đều lấy làm vinh dự nếu con cái của họ có thể được nhận vào Tu viện Labrang để học Phật Pháp.
Tượng Phật Di Lặc trong tu viện Labrang ẩn chứa huyền cơ gì?
Một trong những điều linh thiêng và huyền bí nhất của tu viên Labrang chính là điện thờ Đức Phật Di Lặc.
Nhắc đến Phật Di Lặc, trong dân gian đã quen với hình ảnh một vị Phật miệng thường mỉm cười, bụng to chứa cả thế giới. Thực tế, tượng Phật Di Lặc mập mạp, bụng to mà chúng ta thường nhìn thấy là Bố Đại hòa thượng. Ông sống vào thời kỳ Ngũ Đại hậu Lương. Bố Đại hòa thượng thường đeo một cái túi vải đi hóa duyên, luôn vui vẻ không quan tâm tới bất cứ việc gì. Trước khi ông viên tịch có để lại câu kệ:
“Di Lặc chân Di Lặc
Phân thân thiên bách ức
Thời thời thị thời nhân
Thời nhân tự bất thức”
Tạm dịch:
(Di Lặc thật Di Lặc
Phân thân nghìn trăm ức
Luôn luôn chỉ dạy người
Người đời không tự biết)
Vì trong bài đề cập đến Di Lặc, mọi người cho rằng ông là Phật Di Lặc chuyển sinh. Vì vậy sau này tạc tượng Phật Di Lặc thành như vậy, lấy hình tượng bụng to lòng dạ bao la rộng lớn để khuyên nhủ mọi người cần khoan dung đối đãi với mọi người, hành thiện tích đức.
Nhưng tượng Phật Di Lặc bằng đồng trong tu viện Labrang hoàn toàn không phải như vậy. Tượng được thờ ở đât rất cao – gần 10m. Dáng vẻ mặt của tượng hết sức trang nghiêm.
Tượng đồng Đại Phật Di Lặc mạ vàng có tư thế nửa ngồi nửa đứng. Hai tay Phật đặt trước ngực. Theo lời giải đáp của vị Lạt Ma hướng dẫn khách du lịch về tư thế của tượng thì: “Đây là Di Lặc Phật đang hướng về thế gian chuyển Pháp Luân! Ngài nửa đứng nửa ngồi, ám chỉ Di Lặc Phật sắp đem Pháp Luân tới nhân gian cứu độ thế nhân”. Chính vì thế, chùa Labrang còn được gọi là chùa Trát Tây Kỳ, hàm nghĩa là Pháp Luân chuyển động hiện Cát Tường.
Tượng đã được đặt tại đây từ hơn 200 năm trước, do hai đời chủ chùa này đặc biệt mời thợ thủ công từ Nepal đúc thành. Ngay bên dưới, phía trước mặt tượng Phật Di Lặc là một pho tượng Phật nhỏ bằng đồng thờ Phật Thích Ca Mâu Ni.
Trong một ghi chép du lịch được viết bởi một cư dân mạng vào năm 2010, vị Lạt Ma hướng dẫn giải thích: “Đức Phật Di Lặc còn được gọi là ‘Đức Phật Tương lai’. Tượng Phật là do vị chủ trì tu viện đời thứ 2 mời những thợ thủ công người Nepal tới đúc. Bức tượng có cầm Pháp luân trong tay, biểu thị rằng trong tương lai, Đức Phật sẽ mang Pháp Luân và Bát đại Kim Cương hạ thế độ nhân”.
Lúc này, có du khách hỏi, động tác tay nhìn có vẻ rất đặc biệt này là mang ý nghĩa gì? Vị Lạt Ma đáp: “Là đang chuyển động Pháp luân cho con người thế gian”.
Sau đó, vị Lạt Ma chỉ vào bức tượng Phật nhỏ trước tượng Phật lớn và nói: “Đây là Phật Thích Ca, còn được gọi là ‘Phật hiện tại’. Ngài và ‘Phật tương lai’, người trước người sau, lần lượt hạ thế cứu độ chúng sinh”. Điều này có một chút kỳ lạ. Ngay cả trong Phật giáo truyền thừa của Tây Tạng, Thích Ca Mâu Ni Phật luôn được mọi người rất kính trọng. Thực sự chưa từng thấy ngôi chùa nào dám tạc tượng Phật Thích Ca Mâu Ni thấp hơn những người khác một cái đầu.
Cách bài trí tượng hai vị tôn Phật ở Đại Kim Ngõa Điện, một trước một sau, một lớn một nhỏ, một cao một thấp trong cùng một tế đàn này quả thực là hiếm thấy. Các vị Lạt Ma nơi đây giải thích rằng: “Các bức tiểu Phật ở phía trước là Phật Thích Ca Mâu Ni và đệ tử của Ngài, còn Phật Di Lặc ở đằng sau, tay cầm Pháp Luân. Ngài là vị Như Lai có thần thông tối quảng đại, với năng lực lớn nhất trong vũ trụ. Ngài mang Pháp Luân tới cứu độ chúng sinh trong vũ trụ, tức Ngài là Đấng Cứu Thế duy nhất của chúng sinh toàn vũ trụ”.
Trong đạo Phật, Đức Phật Di Lặc (hay còn gọi là Maitreya trong tiếng Phạn) được tôn sùng là vị Phật của tương lai. Tương truyền rằng khi đạo đức thế gian trở nên băng hoại và thế giới đứng trước nguy cơ diệt vong thì Ngài sẽ tới phục hồi lại tín ngưỡng chân chính đối với Thần Phật cho nhân loại.
Phật Di Lặc trong tương lai
Nói như vậy, thực ra trong Phật giáo Đại thừa luôn có thuyết Pháp “tam thế Phật”, bao gồm Phật Nhiên Đăng trong tiền kiếp, Phật Thích Ca Mâu Ni ở hiện tại và Phật Di Lặc của thế giới tương lai.
Phật Nhiên Đăng là một vị Phật cổ trước thời Đức Phật Thích Ca. Ngài đã từng thọ ký cho Đức Phật Thích Ca; dự ngôn Ngài sẽ trở thành một vị Phật trong tương lai.
Khi Thích Ca Mâu Ni tại thế, Ngài cũng đã chỉ ra rằng khi Pháp của Ngài không cứu độ được chúng sinh. Phật Di Lặc sẽ đến hạ thế độ nhân. Ngài đã đặc biệt dặn dò đệ tử lớn nhất là Maha Kasyapa (Ma-Ha-Ca-Diếp) đợi Đức Di Lặc ở núi Jizu (Kê Túc) và giao tăng y của mình cho vị đệ tử đó và hoàn thành nghi thức bàn giao.
Vậy khi nào thì Phật Di Lặc xuống trần gian độ nhân? Trong kinh Phật có nói rằng phải đợi Chuyển Luân Thánh Vương hạ thế trông coi thế gian.
Ví dụ, trong “Phật Thuyết Trường A Hàm Kinh quyển 6” có đề cập: tương lai có Phật xuất thế, tên Di Lặc Như Lai…Có vô số hàng ngàn đệ tử, cũng giống như hàng trăm đệ tử của tôi ngày nay. Lúc bấy giờ, có một vị vương tên Chuyển Luân Thánh Vương”.
Qua đoạn kinh trên có thể thấy rằng Thích Ca Mâu Ni cho rằng mình chỉ có thể cứu vài trăm người cùng đệ tử đi tu. Trong khi Phật Di Lặc có rất nhiều đệ tử, “ngàn vạn vô số”. Điều đó được thực hiện như thế nào?
Theo kinh điển Phật giáo “Di Lặc hạ sinh kinh” có thuyết, người đến để biến “nhân gian thành miền tịnh thổ”. Một số người đã giải thích, có lẽ là có thể tu luyện trong nhân gian không cần xuất gia. Trong khi tu luyện, đồng thời có thể khiến đạo đức nơi thế gian được hồi sinh; cuối cùng trở thành miền tịnh thổ. Và sau đó, ai sẽ trông coi thế giới? Đó là Chuyển Luân Thánh Vương”.
“Chuyển Luân Thánh Vương” là quân vương thống nhất thế giới trong thần thoại Hindu. Đến lúc đó trên bầu trời sẽ xuất hiện một bánh xe màu vàng xoay chuyển làm ấn ký. Người có được bánh xe bằng vàng xoay chuyển này sẽ trở thành người thống trị toàn bộ thế giới và vũ trụ. Ngài sẽ dùng sự từ bi và trí huệ để trông coi thế giới này.
Khi Phật Thích Ca Mâu Ni giảng pháp, cũng nhiều lần đề cập tới Chuyển Luân Thánh Vương. Ngài thường đề cập đến Phật Di Lặc trong tương lai.
Phật Di Lặc và Chuyển Luân Thánh Vương hòa làm một
Trong giải thích của hậu thế sau này, đặc biệt là vùng Đông Thổ đều cho rằng khi Phật Di Lặc hạ thế độ nhân, sẽ cùng Chuyển Luân Thánh Vương hợp nhất làm một, giống như một người phân thân làm hai. Phật sẽ lấy thân phận Vương để truyền Phật Pháp tại nhân gian, cứu độ thế nhân.
Tu viện Labrang dường như cũng đồng tình với quan điểm này. Vì vậy Phật Di Lặc sẽ cầm Pháp Luân, hướng về nhân gian chuyển động Pháp Luân.
Dấu hiệu từ Ưu đàm bà la hoa
Trong kinh Phật từng khải thị rằng, khi hoa Ưu Đàm – loài hoa đến từ thiên thượng khai nở tại nhân gian cũng chính là dấu hiệu nhận biết Đức Chuyển Luân Thánh Vương đã hạ thế đến thế gian.
“Ưu đàm bà la” là một từ tiếng Phạn, có nghĩa là linh thụy, may mắn. Hoa ưu đàm là loài hoa linh thiêng của đất nước Phật giáo, hoa “Thanh bạch vô tục diễm”. Trong “Pháp hoa văn câu” có câu: “Ưu đàm hoa giả, thử ngôn linh thụy. Tam thiên niên nhất hiện, hiện tắc kim luân vương xuất”. Nghĩa là, đây là loài hoa 3000 năm mới nở một lần. Đường kính của hoa chỉ 1 mm. Hoa hình chuông, màu trắng nhạt, cuống mỏng như sợi chỉ vàng. Hoa nở về đêm, có mùi thơm, là loài hoa báo hiệu điềm lành.
Kinh Phật «Vô Lượng Thọ» cũng ghi lại như sau: “Ưu Đàm Bà La hoa là dấu hiệu báo điềm lành”. Còn theo quyển 4 kinh «Pháp Hoa Văn Cú» thì: “Ưu Đàm hoa, có nghĩa là may mắn linh thiêng. Ba nghìn năm mới nở một lần, khi nở là Kim Luân Vương xuất hiện”.
Quyển 8 Kinh “Huệ Lâm Âm Nghĩa” của nhà Phật viết: “Hoa Ưu Đàm do điềm lành linh dị sinh ra. Đây là một loài hoa của Trời, trên thế gian không có. Nếu đấng Như Lai hoặc Chuyển Luân Thánh Vương hạ xuống thế gian con người, loài hoa này sẽ xuất hiện nhờ đại ân, đại đức của Ngài”.
Theo Kinh Phật, Đức Chuyển Luân Thánh Vương là một vị Đại Phật – Vua của các vị Thần, mang theo 32 đặc điểm tướng mạo (tam thập nhị tướng) và 7 điều quý giá (thất bảo). Ngài là ‘Lý tưởng Vương’, trị vì thế giới bằng cách xoay chuyển Pháp Luân; để chính lại Pháp dựa trên chính nghĩa thay vì vũ lực. Dù là người của tôn giáo nào – Phật giáo, Cơ Đốc giáo hay các tôn giáo khác – bất cứ ai có thể lấy từ bi để đối đãi với người khác sẽ có cơ hội được gặp Đức Chuyển Luân Thánh Vương.
Năm 1997, truyền thông Hàn Quốc lần đầu tiên đưa tin hoa ưu đàm xuất hiện tại chùa Cheonggye-sa. Những bông hoa trong vắt đã thu hút vô số người đến xem hiện tượng hiếm gặp này. Sau đó, các phương tiện truyền thông Hàn Quốc đưa tin về loài hoa thần bí này ở nhiều nơi.
Từ đó đến nay, hoa Ưu Đàm đã khai nở khắp nơi trên thế giới. Rất nhiều người có tín tâm mạnh mẽ tin rằng, Đức Phật tương lai mà chúng sinh chờ đợi bao lâu đã đến rồi. Có gặp được Ngài hay không cũng tùy vào tín tâm và duyên phận vậy.
Nghi Vân (t.h)
Tham khảo Nhân Sinh, Nguyện Ước, Tạp chí GD,…
Xem thêm:
Chuyện Bồ Tát hiển linh điểm hóa người chăn cừu gợi ý cho chúng ta điều gì?
Cuộc đối thoại sâu sắc: Không có thảm họa nào trên đời là ngẫu nhiên
Người đẹp được mệnh danh “hoa hậu đẹp nhất trong các hoa hậu”
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*