spot_img
20 C
Vietnam
Chủ Nhật,24 Tháng mười một
spot_img

Valentine Đen “xin đừng cô đơn!”

Không phải phiên bản mới nào cũng ưu việt hơn phiên bản cũ, và không phải sự biến tấu nào cũng đem lại sự mới mẻ tích cực. Tiếp sau ngày Valentine truyền thống (14/2) – ngày thế giới tôn vinh tình yêu và hân hoan trong hạnh phúc người ta nhắc đến ngày Valentine đen – một “biến thể Valentine” được sử dụng để “gặm nhấm” sự cô đơn và nỗi buồn.

Màu sắc không có tội, nhưng vốn dĩ chúng ta thường sử dụng màu đen để biểu đạt cho sự kết thúc, trống rỗng, những cảm xúc tiêu cực, bất hạnh, và khổ đau.

Valentine đen xin đừng cô đơn!
Ngày lễ Thánh Valentine – Ngày lễ tình yêu 14/02

Valentine đen hay tham dục sắc tình và sự ích kỷ ?

Màu đen thường gợi cho người ta những suy nghĩ không tốt, bởi màu sắc này ẩn chứa sự huyền bí và u ám. Nhưng Valentine đen (14/4) là ngày được nhiều bạn trẻ Hàn Quốc kỷ niệm hàng năm. Ngày nay giới trẻ một số nơi đang cố gắng “ tận hưởng Valentine đen” này.

Valentine là ngày cho đi yêu thương

Ngày Valentine truyền thống hay còn gọi là Valentine Đỏ (14/2) dùng để ca ngợi tình yêu con người, với câu chuyện thường được biết đến về sự hy sinh của vị thánh Valentine.

Valentine Trắng ngày 14/3. Nó diễn ra sau ngày Valentine đỏ đúng 1 tháng, cũng chính là ngày lễ tình nhân đầy ấm áp có nguồn gốc từ Nhật Bản.

Valentine Trắng là dịp để các chàng trai và các cô gái có thể ôn lại tình cảm, trao cho nhau những món quà, những chuyến đi chơi cùng lời hứa hẹn đầy ý nghĩa.

Valentine Đen không có tình yêu ?

Valentine Đen (14/4), nó bắt nguồn từ Hàn Quốc, trong thời hiện đại, và ban đầu là ngày không dành cho tình yêu.

Những người tôn thờ chủ nghĩa độc thân thường tập trung lại với nhau. Họ thể hiện nỗi buồn và sự cô đơn của mình bằng cách mặc váy đen và sử dụng những thứ màu đen. Họ sơn móng tay màu đen, đi giày đen và đeo phụ kiện cũng màu đen.

Sẽ không có gì để nói nếu người ta chỉ sử dụng ngày Valentine đen để giúp con người ý thức về sự độc thân của mình. Tuy nhiên vấn đề sẽ thực sự phát sinh khi người ta dùng Valentine đen để tôn thờ sự cô đơn và thể hiện sự không tin tưởng vào tình yêu.

Có một nhận định: “Ngày Valentine đen đang phát triển trong nền văn hóa đại chúng. Chúng phổ biến trên các trang mạng xã hội. Ngày này người ta mặc đồ đen. Họ thường tỏ thái độ khinh thường bằng cách đăng những lá thư chia tay, trút bầu tâm sự hay chia sẻ link những bài hát tình cảm (nam nữ sướt mướt). Đối với tôi, một ngày Valentine đen chỉ đơn giản là không có tình yêu…”

Valentine đen hay tham dục, sắc tình và sự ích kỷ?

Qua thời gian, ngày Valentine thường được sử dụng với một phạm trù bé nhỏ hơn, nó thường được nhắc tới là ngày dành cho các cặp đôi yêu nhau. Valentine Trắng ra đời, những người được nhận quà vào ngày Valentine trước đó có cơ hội đáp trả tình cảm người mình yêu. Và rồi Valentine đen ra đời sau đó để dành cho những người còn cô đơn. Đen đối ngược với Trắng, có bạn có đôi thì đối ngược với lẻ bóng một mình.

Như vậy, từ việc tôn thờ sự cho đi và tình yêu vô bờ bến mà con người dành cho nhau, xã hội hiện đại chỉ giới hạn “tình yêu” trong mối quan hệ Nam – Nữ. Tất nhiên tình yêu Nam – Nữ thì nhỏ bé hơn rất nhiều so với tình yêu của loài người vốn có.

Valentine đen xin đừng cô đơn!
Cô đơn và nỗi buồn thường đưa người ta đến sự bế tắt và ích kỷ. Nhiều người lầm tưởng một mình sẽ giúp họ thanh cao hơn nhưng kỳ thực họ lại đắm chìm trong tham dục – Ảnh: pixapay

Nếu như Thánh Valentine sẵn lòng cho đi tất cả, để bảo vệ tình yêu chân chính của con người thì con người nhỏ bé sau này hầu như chỉ giới hạn nó trong tình yêu giới tính. So với sự cho đi cao cả của Valentine, con người chẳng phải quá ích kỷ và tham lam hay sao! Chính dục vọng của loài người đã khiến họ quên mất đi các giá trị thanh cao thánh khiết của sự cho đi.

Valentine đen ra đời và không may “thụ hưởng” hết các đặc tính tiêu cực trên. Nó thậm chí còn mang theo sự đố kị của những người độc thân dành cho những kẻ đã có bạn có đôi.

Valentine đen tự mâu thuẫn với chính mình về sự cô đơn

Trên thực tế Valentine đen lại là một dịp rất vui nhộn. Có một phong tục tổ chức các cuộc thi ăn uống ở Hàn Quốc vào ngày này. Nhiều nhà hàng tổ chức những cuộc thi ăn uống để cổ vũ những người độc thân và những cuộc thi ăn uống này chỉ giới hạn cho những người độc thân.

Rất nhiều người bắt đầu tham gia vào các cuộc thi khiến nó trở nên thú vị và vui nhộn hơn. Các cuộc thi ăn của họ chủ yếu là ăn “jajangmyeon” (một món mì của Hàn Quốc). Hầu hết mọi người thích ăn jajangmyeon vì đây là một món ăn đơn giản nhưng họ thấy nó rất ngon. Nó cũng dễ dàng cho mọi người mua vì nó không đắt và có sẵn với giá rẻ.

Các cửa hàng và các loại dịch vụ xem dịp này là cơ hội để tung ra các chiến lược bán hàng tiếp thị quy mô. Một số người thì dành thời gian cho gia đình, người thân.

Valentine đen xin đừng cô đơn!
Thi ăn mỳ Jajangmyeon là các hoạt động phổ biến giúp ngày Black Valentine náo nhiệt và thú vị hơn – Ảnh: Zing

Đến đây sẽ có nhiều người thắc mắc, rằng Valentine đen vui vậy mà, sao bảo không vui? Xin thưa rằng, những sự kiện vui vẻ trên vốn dĩ là bản chất của con người. Giao tiếp xã hội, cho đi và nhận lại là điều căn bản của xã hội loài người. Vì lẽ vậy mà họ có nhu cầu gặp nhau, vui chơi, trò chuyện vào mọi ngày.

Valentine đen tự mâu thuẫn với chính mình khi nó vốn dĩ tôn thờ sự cô đơn thì người ta lại tìm đến nhau vui chơi trong ngày 14/4. Người ta phá bỏ sự cô đơn trong ngày của sự cô đơn.

Tất nhiên, vẫn tồn tại những trường hợp tiêu cực khi sử dụng ngày Valentine đen để nuôi dưỡng sự ích kỷ, và những cảm xúc tiêu cực.

Đừng bao giờ đi ăn một mình, vì ta cần có nhau trong đời

“Đừng bao giờ đi ăn một mình” là tên một cuốn sách của tác giả Keith Ferrazzi, một doanh nhân thành đạt đồng thời là chuyên gia marketing nổi tiếng. Là một trong những Giám đốc quyền lực tại nước Mỹ, và từng được đánh giá là một trong những “Nhà lãnh đạo tương lai”. Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos. Ferrazzi nói rằng:

“Chúng ta đều dựa vào người khác để đạt được mục tiêu và biến ước mơ thành hiện thực.

Không một ai có thể thành công lâu dài nếu không có tư duy kết nối và được người khác giúp đỡ. Không sớm thì muộn, những kẻ cô độc cũng sẽ đạt đến cực hạn và sự nghiệp sẽ chững lại”.

Trong văn hóa Á Đông, người ta đề cao việc học hỏi nhau trong xã hội con người. Khổng Tử từng nói rằng: “Trong ba người cùng đi tất có một người là thầy”.

Là con người thì cần có nhau trong đời. Mỗi một người, dù ý thức hay không ý thức được thì những mối quan hệ người với người luôn hiện hữu. Từng có một nghiên cứu xã hội học cho thấy, đến như những người bị thiểu năng, trong suốt cuộc đời họ cũng gây ảnh hưởng đến ít nhất 2000 người khác nhau.

Cô đơn không có “chỗ” trong cuộc đời này

Vì sao người ta chọn ăn món mì đen trong ngày Valentine đen cùng nhau, vì sao họ cùng chơi với nhau và cùng chọn trang phục màu đen giống nhau. Đơn giản là họ cần sự sẻ chia từ những người đồng cảm. Và họ dễ dàng nhận ra nhau với việc quy định “dress code” hoặc đến những nơi được “định trước”.

Chẳng phải giới trẻ Việt Nam có giai đoạn hay dùng lời 1 bài hát có nội dung ” Dù rằng em thích một mình nhưng sợ cô đơn…” để trêu đùa nhau còn gì.

“Vì ta cần có nhau trong đời”, nên đừng bao giờ tôn thờ sự cô đơn. Một mình là ích kỷ với chính mình và ích kỷ với xã hội. Ngày Valentine đen suy cho cùng cũng được sử dụng để những người cô đơn tìm thấy nhau mà thôi.

Yêu thương, sẻ chia là đặc tính cao quý vốn có của mỗi người. Đừng đem “bóng ma” của sự cô đơn, ích kỷ và tham vọng tầm thường của con người bao trùm lên bất kỳ một ngày tháng vui vẻ nào.

Hãy nuôi dưỡng tâm hồn tươi đẹp mỗi ngày. Valentine là tên một vị Thánh tượng trưng cho lòng thương yêu. Nên cho dù là 14/2, 14/3, 14/4 hay là thời khắc nào đi nữa, con người cần nhớ thương yêu nhau, và xin đừng cô đơn!

Nam Vũ

Banner Visaoconhanloai Footer

Xem thêm:

> Truyền thuyết ra đời các ngày Valentine

> Bữa tối cuối cùng của đôi vợ chồng sắp ly hôn: “Anh còn nhớ hoa hồng tặng chị mùa Valentine đầu tiên?”

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều