Tân Thế Kỷ – Hôm 1/5, CNN đưa tin lần đầu tiên các bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy sự hiện diện của khinh khí cầu thuộc quân đội Trung Quốc trong vùng sa mạc phía tây bắc nước này.
Lầu Năm Góc công bố một bức ảnh cho thấy một chiếc máy bay do thám U-2 của Không quân Hoa Kỳ bay lơ lửng trên khinh khí cầu do thám Trung Quốc. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ/AFP
Các chuyên gia hàng không vũ trụ cho biết những bức ảnh này có thể báo trước một bước tiến đáng kể trong chương trình khí cầu của Trung Quốc, đó sẽ là một phương tiện nhanh nhẹn và cơ động hơn so với những khinh khí cầu đã thấy hoặc đã biết trước đây.
Những bức ảnh này do công ty chụp ảnh vệ tinh BlackSky của Mỹ chụp vào tháng 11/2022. Hình ảnh cho cho thấy một khí cầu dài khoảng 30m đậu giữa đường băng dài gần 1km tại một căn cứ quân sự ở sa mạc phía tây bắc Trung Quốc. Ngoài ra, còn có các điểm xoay để phóng khí cầu và một nhà chứa khí cầu khổng lồ ở độ cao gần 270m.
Các bức ảnh vệ tinh được chụp trước 3 tháng, khi xảy ra sự kiện khinh khí cầu do thám Trung Quốc bay trên bầu trời Hoa kỳ.
Sau khi xem xét kỹ lưỡng các hình ảnh, Jamey Jacobs, giám đốc điều hành của Viện Hàng không Vũ trụ Oklahoma, cho biết những khí cầu như thế này có thể được sử dụng như “tàu ngầm trên bầu trời”, với động cơ đẩy chuyên dụng và khả năng điều hướng, nó có thể bay trên không trung tại một khu vực trong thời gian dài.
Theo quan sát của Jacobs, địa điểm phóng trên sa mạc dường như được chuẩn bị cho khinh khí cầu lớn hơn bay ở tầng bình lưu.
Một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ từ chối bình luận về mối đe dọa mà khinh khí cầu gây ra cho Hoa Kỳ, nhưng ông cho biết Lầu Năm Góc sẽ có thông tin liên quan.
Trung Quốc có tham vọng lớn hơn về khinh khí cầu do thám
Sự cố khinh khí cầu do thám của Trung Quốc vào tháng 1 năm 2023 đã khiến dân Mỹ hết sức lo ngại về chương trình khinh khí cầu của ĐCSTQ.
Theo báo cáo năm 2018 của tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ cho quân đội Hoa Kỳ – RAND Corporation về chiến lược chiến tranh hiện đại của Trung Quốc, những loại khí cầu này hấp dẫn Trung Quốc vì chúng “rẻ hơn… và cung cấp thông tin tình báo chính xác hơn” so với vệ tinh, ngoài ra chúng ít bị bắn trúng hơn so với máy bay.
Quân đội Trung Quốc đang phát triển trong không gian gần (near space) và hiện sử dụng cả ba loại khinh khí cầu: khí cầu điều khiển, khí cụ bay và khí cầu bay tự do. Liên quan đến khinh khí cầu do thám xuất hiện ở Mỹ hồi tháng 1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc luôn gọi nó là “khí cầu”.
Eli Hayes, một chuyên gia đã nghiên cứu chương trình khí cầu của Trung Quốc trong nhiều năm, nói với CNN rằng sự xuất hiện của khinh khí cầu tại các cơ sở quân sự của Trung Quốc, đã đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong nghiên cứu và công nghệ khí cầu của nước này, bởi nó không còn chỉ dành cho mục đích dân sự.
Theo quan sát của Hayes, một số bằng sáng chế liên quan đến công nghệ khí cầu gần đây đã được giao lại cho Đơn vị 63660 mới thành lập của quân đội Trung Quốc.
CNN đưa tin – việc xem xét các bằng sáng chế của Trung Quốc xác nhận rằng Đơn vị này nắm giữ nhiều bằng sáng chế liên quan đến công nghệ khí cầu và lưu trữ mới nhất, và nó được tách ra từ một đơn vị quân đội cũ của Trung Quốc.
Theo William Kim, một chuyên gia về khinh khí cầu giám sát tại The Marathon Initiative – một tổ chức nghiên cứu ngoại giao và quân sự phi lợi nhuận – hình ảnh và phân tích vệ tinh cho thấy quân đội Trung Quốc có tham vọng lớn hơn đối với chương trình khí cầu cũng như địa điểm phóng.
Hoàng Dung biên dịch
Theo The Epoch Times
Xem Thêm:
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*