spot_img
19 C
Vietnam
Thứ ba,26 Tháng mười một
spot_img

Vì sao chim di cư luôn quay trở về phương Bắc mà không ở lại phương Nam?

TTK – Mùa đông giá rét không phải là lý do duy nhất khiến loài chim phải di cư về phương Nam. Và vì sao những những chú chim luôn chọn quay trở về phương Bắc mà không định cư lại phương Nam.

Chim di cư - Tân thế Kỷ - TTK - Vì sao chim di cư luôn quay trở về phương Bắc mà không ở lại phương Nam
Chim di cư không ở lại hẳn phương Nam mà luôn quy trở về phương Bắc

Không giống với suy nghĩ trước đây của mọi người, chim di cư không phải là để tránh rét. Nếu như nhìn vào loài nhạn Bắc Cực sẽ thấy được điểm đến của chúng là Nam Cực vốn cũng rét mướt không kém. Vì thế, quan điểm những chú chim cần tránh rét vào mùa đông đã hoàn toàn lỗi thời.

Mùa đông giá rét không phải là lý do duy nhất khiến loài chim phải bay về phương Nam

Những loài chim chủ yếu bay về phương nam vào mùa đông để tìm kiếm các nguồn thức ăn và địa điểm trú ngụ an toàn.

Ở khắp mọi nơi trên thế giới, cứ đến mùa thu là người ta lại thấy từng đàn chim bay về phương nam chuẩn bị cho một mùa đông khắc nghiệt. Cảnh tượng này phổ biến đến nỗi bạn chẳng mấy khi để tâm nhưng thật ra đó là một hành trình rất đặc biệt với quãng đường lên tới hàng trăm ngàn dặm.

191120 chimdicu
Đàn chim di cư không phải để tránh rét (Ảnh TNO/ttk)

Dựa vào bản năng, hàng năm từng đàn chim di cư có thể hoàn thành một quãng đường đáng kinh ngạc. Nhưng tại sao chúng lại thực hiện hành trình này? Câu trả lời khá hiển nhiên là để thoát khỏi mùa đông băng giá, nhưng thật ra còn nhiều điều ẩn chứa sau đó.

Tại sao cứ nhất thiết phải di cư từ Bắc xuống Nam?

Thực tế, hoàn toàn trái với suy nghĩ trước đây của mọi người, chim di cư không phải là để tránh rét. Nếu như nhìn vào loài nhạn Bắc Cực sẽ thấy được điểm đến của chúng là Nam Cực vốn cũng rét mướt không kém. Vì thế, quan điểm những chú chim cần tránh rét vào mùa đông đã hoàn toàn lỗi thời.

Đây là 1 đàn ngỗng trời đi tránh rét, bạn có nhận ra điều đặc biệt ...

mọi sinh vật đều được phát triển các tập tính để có thể thích nghi với điều kiện sống, tối ưu hóa khả năng sử dụng năng lượng. Vậy, tại sao những loài chim di cư lại đầu tư một lượng năng lượng khổng lồ như thế để bay hàng chục nghìn km qua lại giữa phương Bắc và phương Nam? Tại sao loài chim này không định cư ở một địa điểm nào đó có nguồn thức ăn dồi dào và dễ sinh tồn?

BN 2 jpeg 1

Thực tế, các nhà khoa học đang dựa vào năng lượng, sinh sản để giải mã hành vi thú vị này ở loài chim. Thứ nhất, có một sự thật là, mùa đông ở phía Bắc thường rất khắc nghiệt, các loài động vật sẽ cần rất nhiều năng lượng để giữ ấm, đồ ăn thì khó kiếm, đặc biệt khi đồ ăn chính của những loài chim là hoa trái, sâu bọ, côn trùng, các loại động vật không xương sống đều gần như không thể tồn tại trong mùa đông ở đây.

Độ nghiêng của Trái đất khiến mùa giữa cực Bắc và cực Nam có sự đối lập. Khi cực Bắc đang là mùa đông thì cực Nam lại là mùa hạ ấm áp, thức ăn dồi dào. Do đó, một số loài chim đơn giản là muốn di cư đến vùng nhiệt đới ấm áp. Một khi đến được đích, chúng sẽ tận hưởng được nguồn thức ăn dồi dào, phong phú, không tốn kém nhiều năng lượng để giữ ấm.

Đây cũng chính là lý do nhiều loài chim sẵn sàng bỏ công sức, bay quãng hành trình khứ hồi dài dằng dặc như vậy mỗi năm và phải đối mặt với vô số hiểm nguy trên đường bay. Trong khi đó, nhiều loài động vật khác không chọn điều này, bởi chúng không có khả năng di chuyển xa cũng như chiến thuật sinh tồn như của chim di cư.

Không phải mọi loài chim đều bay về phương Nam vào mùa Đông

Có thể sẽ khó tìm thấy những chú chim tại khu vực sinh sống của bạn vào mùa đông, nhưng không có nghĩa là mọi loài chim đều di cư vào thời gian này. Đây là đặc điểm chỉ xuất hiện ở một số loài nhất định và chúng được gọi là chim di trú.

Chỉ có khoảng 40% loài chim định kỳ bay về phương nam vào mùa đông. Tuy nhiên, câu chuyện di cư cũng khá phức tạp, một số loài thì di cư cục bộ, một số bay về phương nam, nhưng số khác thì ở lại.

fb img 16093374246206879317964671765310

Di cư cũng không có nghĩa là phải bắt buộc bay về phương nam. Một số loài chọn di chuyển đến nơi có độ cao khác nhau, sống ở vùng cao vào mùa hè và bay đến những vùng thấp hơn vào mùa đông. Số khác thì thực hiện di cư một cách bất chợt, hàng loạt để tìm thức ăn. Hoặc có những loài di cư để thay lông, chúng chọn bay đến sống ở những nơi an toàn hơn, đợi cho lông mọc lại.

Tuy nhiên, di cư theo mùa là loại di cư phổ biến nhất ở chim. Và nó chẳng liên quan gì nhiều đến khí hậu lạnh cả.

Tại sao phải di cư?

Những loài chim thường rất giỏi sinh tồn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Chúng có thể sống qua cái lạnh và gió rét của mùa đông, nhưng để tìm đủ thức ăn và các nguồn tài nguyên thì lại là câu chuyện khác. Những loài chim chủ yếu bay về phương nam vào mùa đông để tìm thức ăn và làm tổ.

Vào mùa đông, các nguồn thức ăn của chim dần biến mất. Các loại côn trùng hoặc nguồn thức ăn khác suy giảm vào thời gian này và rất khó để tìm thấy những vị trí làm tổ an toàn. Chúng bay về phương nam, đến những khu vực ấm áp hơn, nơi có nguồn thức ăn dồi dào cũng như dễ tìm kiếm nơi trú ẩn.

fb img 16093373952081452640204219171880

Một số loài chim không di cư xa nhưng đối với những loài đã chuẩn bị cho một quãng đường dài, thì hành trình này rất gian nan và cũng cực kỳ ấn tượng. Hàng ngàn năm tiến hoá dần hoàn thiện bản năng di cư ở chúng và các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu yếu tố nào quyết định sự di trú này.

Các yếu tố di truyền đóng một vai trò nhất định, nhưng dường như sự thay đổi về nhiệt độ, ánh sáng mặt trời cũng giúp loài chim biết được khi nào nên di cư và địa điểm chúng phải đến.

Các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn hiểu được làm sao những loài chim có thể định hướng một cách chính xác như vậy. Những con chim non thường sẽ thực hiện chuyến đi đầu đời của chúng một mình và có thể quay trở lại chính xác nơi chúng sinh ra vào mùa xuân tới.

Các nhà khoa học tin rằng, một số loại giác quan của chim đã giúp chúng. Chẳng hạn, chim có thể cảm nhận được lực từ trường của trái đất, kèm theo khứu giác cũng góp phần giúp chúng định hướng bay.

Ngoài ra, di cư đường dài là một phần thiết yếu ảnh hưởng đến sự sống sót của loài chim. Các nghiên cứu cho thấy những loài chim có quảng đường di cư xa thường có tỷ lệ sống sót qua mùa đông cao hơn là so với những loài di cư ngắn hơn.

Tại sao chim di cư không định cư luôn ở cực Nam mà quay trở lại phương Bắc?

Thêm một điều băn khoăn nữa đó là, tại sao những loài chim này không định cư luôn ở vùng nhiệt đới ấm áp quanh năm và dồi dào thức ăn, nhất định phải bay đi bay về từ cực Nam đến cực Bắc làm gì cho mệt? Thực tế, cực Nam dù có nguồn thức ăn dồi dào nhưng cũng không phải là thiên đường, số lượng động vật háu đói, dữ dằn ở đây vô cùng nhiều.

Vì sao chim di cư luôn quay trở về phương Bắc mà không ở lại phương Nam
Hóa ra, dưới gầm trời này, nơi đâu cũng là nhà của những chú chim. Là chim thì phải bay đi.

Trong khi đó, chim di cư là những loài chim ở phương xa đến sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với những loài bản địa. Chưa kể, môi trường nhiệt đới là nơi lý tưởng để các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng tồn tại, lan truyền. Phương Bắc thì lạnh giá nghèo nàn, phương Nam thì cạnh tranh khốc liệt, nguy cơ bệnh tật cao, những loài chim này phải phát triển một đối sách thật sự hoàn hảo. Điển hình, những loài chim di cư vào mùa xuân đã thực hiện được điều này vô cùng xuất sắc khi căn đúng thời gian xuân về ở phương Bắc – cũng chính là thời điểm bùng nổ cả thức ăn, hoa trái và côn trùng để quay về. Khoảng thời gian này, chúng sẽ tận hưởng cho hoạt động sinh sản.

Ngoài ra, khi trở về phương Bắc, những loài động vật thiên địch như cáo và các loài săn chim đều có sự sụt giảm đáng kể qua mùa đông khắc nghiệt. Vì thế, chim di cư có thể tận hưởng mùa sinh sản trù phú và an toàn.

Ngoài ra, mùa xuân và mùa hạ ở cực Bắc có ngày dài hơn đáng kể so với đêm, vì thế loài chim có thêm nhiều thời gian để kiếm mồi chơm con. Nếu như ở lại vùng nhiệt đới, ưu thế này sẽ bị triệt tiêu; hệ quả là loài chim này sẽ phải có ít con non hơn.

Hóa ra, dưới gầm trời này, nơi đâu cũng là nhà của những chú chim. Là chim thì phải bay đi.

Vũ Nam tổng hợp

Hanhtrinh140x72 1 1

Xem thêm:

Những bức tranh còn nguyên trạng và lời tiên tri của người Maya

Hổ chết trong vườn thú sẽ được xử lý thế nào?

Loài sứa 24 mắt bất ngờ được phát hiện trong một cái ao ở Hồng Kông

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều