Cuốn “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử là kiệt tác của nhân loại. Ngày nay “Đạo Đức Kinh” càng trở nên vô cùng quan trọng trong một xã hội văn minh đề cao giá trị vật chất khiến con người ngày càng rời xa những giá trị đạo đức.
Tư tưởng trí huệ của Lão Tử là đạo lý siêu phàm, cao hơn tầng thứ của người trần mắt thịt, tiết lộ Đại Đạo phản bổn quy chân của trời đất và đạo lý đề cao tầng thứ sinh mệnh. Điều này khiến cho trước tác Đạo Đức Kinh của Lão Tử sáng lấp lánh hào quang trí huệ rực rỡ lại huyền diệu.
Trí huệ Lão Tử là giảng về trí huệ tu hành, Đạo tu hành, hiện thị phản lý của nhân gian: Đạo phản bổn quy chân. Trong các câu văn kinh điển trong Đạo Đức Kinh, thường thấy trí huệ của sự so sánh, trái ngược, hào quang trí huệ lấp lánh, ý nghĩa sâu xa khiến người đọc thích thú ngẫm nghĩ lâu dài.
Đạo khả đạo, phi thường Đạo
(Tạm dịch: Đạo mà có thể thuyết nói rõ ràng minh bạch ra hết thì không phải là Đạo thường hằng bất biến )
Đạo mà Đạo Đức Kinh giảng, là Đạo của tự nhiên của Thiên, Địa, Nhân. Trong con mắt của Lão Tử, Đạo của tự nhiên mới là “Thường Đạo” – Đạo thường hằng bất biến. Khi con người đi sai đường lạc lối, bước vào con đường sai lầm của dục vọng và danh lợi tình, thì ắt phải phản bổn quy chân mới có thể quay trở lại với Đạo gốc của sinh mệnh, tức là Đạo của tự nhiên. Thế nên Lão Tử nói: “Đạo khả đạo, phi thường Đạo” .
Tạo dựng chỗ đứng xã hội là cái lý của nhân gian, là không thấy được “Thường Đạo”. Những cái gọi là “đạo” về kinh điển, thuật loại, chính trị, giáo dục, những “Đạo” truy cầu danh lợi tình mà mọi người vẫn luôn tụng niệm sang sảng đó, đối với Lão Tử mà nói thì đều không phải là Thường Đạo.
Đạo thường hằng mà Đạo Đức Kinh giảng thuật khác với những Đạo của nhân gian. Đạo mà Lão Tử giảng là cái lý của hệ Ngân Hà trong vũ trụ. Từ thời Thái cổ khi trời đất mới được tạo ra từ trạng thái hỗn độn, Đạo tự nhiên cấu thành nên vũ trụ vạn sự vạn vật, định luật nội tại của nó làm chủ sự vận hành của trời đất. Đại Đạo này tự nhiên mà vô hình, tràn đầy khắp không gian vũ trụ. Đối với nhân loại mà nói thì không gian vũ trụ này vượt ngoài không gian mà nhân loại tưởng tượng rất nhiều, thế nên không phải là điều mà từ độ cao nhân loại thông thường mà có thể lý giải, có thể thuật rõ, miêu tả rõ ra được. Lão Tử là đạo sư từ Thiên Thượng xuống nhân gian, để lại cho nhân loại Ngũ thiên ngôn Đạo Đức Kinh để con người có thể phản bổn quy chân.
Danh khả danh, phi thường danh
(Tạm dịch: Cái danh, cái tên mà có thể đặt tên gọi tên ra thì không phải là cái tên thường hằng bất biến)
Lão Tử nhìn nhận thế nào về sự tồn tại của con người và sự việc ở thế gian? Ông nói: “Danh khả danh, phi thường danh” .
Những cái danh mà thế gian xưng tụng ca ngợi và thường nói đến như phú quý, tôn vinh… đều không phải là “Thường danh”, chỉ là những thứ chỉ trong chớp mắt là mất đi, không phải là ánh sáng vĩnh hằng. Những người quá quen với nhân tình thế cố chốn hồng trần, có lẽ không ai không công nhận sự sáng suốt thấu triệt của Lão Tử đối với sự vô thường của phú quý nhân sinh, nhìn khắp cõi hồng trần, khắp nơi đều là lo tính mưu toan được mất, đắm chìm trong sự rầu rĩ sân hận của thành bại, trói buộc trong những mâu thuẫn của danh lợi. Những cái danh giàu sang phú quý, tôn quý vinh hoa, danh tiếng cao… đều không thể lâu dài, không thể dựa vào nó được.
Vậy cái danh tự nhiên thường hằng ở đâu? Hãy xem sự ngây thơ, thiên chân của em bé sơ sinh, hãy xem viên ngọc thô trong mỏ đá. Đôi mắt trẻ thơ nhìn thế giới không mang theo những quan niệm hậu thiên, màu sắc rực rỡ của viên ngọc thô không hợp với cái đẹp mà thế gian định nghĩa. Tuy nhiên sự tồn tại của chúng ngây ngô nhưng lại hàm chứa ánh sáng rực rỡ, sự tồn tại của chúng là tự nhiên sinh ra, tự nhiên tồn tại, không chịu sự khống chế của bất kỳ quan niệm bên ngoài nào hay bị hạn chế bởi bất kỳ cái khung hậu thiên nào.
Đạo của Lão Tử không chỉ là tiêu chuẩn đạo đức, hoặc là đạo lý nhân sinh, mà còn là Đại Đạo của sinh mệnh. Nghe ông thuyết Đạo có cảm thấy phi thường siêu phàm không? Ngộ được Chân Muộn (đạo lý chân chính ẩn chứa) trong đó thì nhân sinh cũng nhẹ nhàng và kỳ diệu rồi.
T.H (Nguồn Epochtimes)
Xem thêm:
Lật lại lịch sử: Tần Thuỷ Hoàng có thực sự là một “bạo chúa”?