Tân Thế Kỷ (TTK) – Người cha mẫu mực tốt hơn một trăm giáo viên giỏi. Hình ảnh và việc làm của người cha sẽ quyết định cách nghĩ và cách sống của đứa con khi trưởng thành. Trong gia đình trí của người cha và tâm của người mẹ là hai nhân tố khởi tạo nên tổ tấm, quyết định sự yên ổn, thăng hoa của gia đình.
Không phải tự nhiên mà người xưa ví công cha như núi cao, nghĩa mẹ như biển lớn. Núi là để con dựa dẫm, biển là để vỗ về con. Người cha là ngọn đèn soi sáng, người mẹ là ngọn đèn sưởi ấm con trong cuộc đời.
Nhân, trí của người cha quyết định hướng đi của gia đình
Nhân là nhân cách, trí tuệ. Người cha chính là đầu tàu của cả gia đình. Tính cách cao thượng, tầm nhìn rộng của người cha ắt sẽ đảm bảo gia đình có đường hướng phát triển đúng đắn.
Cha là trụ cột vững chắc của gia đình, là chỗ dựa cho các thành viên. Phần lớn thời gian trong cuộc đời của con người đều trải qua cùng gia đình. Thế nên thế giới quan, nhân sinh quan cũng như tính cách, phẩm chất,… đều được hình thành và chịu ảnh hưởng thông qua những ảnh hưởng từ gia đình. Nếu trong gia đình có một cha mẫu mực thì vợ và con cái của anh ấy sẽ luôn cảm thấy hạnh phúc vui vẻ.
Người Trung Quốc thường lấy câu chuyện về gia đình nhà giáo dục Trương Vũ Linh làm ví dụ điển hình cho việc người cha định hướng đi. Sinh thời, ông Trương là một người đàn ông “dị kỳ” trong mắt những người cùng thời: không chơi cờ, không hút thuốc, uống rượu, thích đọc sách…
Ông có 10 người con, 4 gái, 6 trai, tên ông đặt cho các con đều là ấp ủ những hy vọng lớn lao, vượt ra khỏi phạm vi nhỏ hẹp của ngôi nhà để bước ra ngoài thế giới, có thể vẫy vùng thiên hạ, nhưng dù đi nơi đâu vẫn nhớ về gốc rễ, cội nguồn. Những người con của ông Trương sau này trưởng thành đều thành danh, trở thành những nhân vật tiêu biểu trong lịch sử Trung Quốc hiện đại.
Do sự khác biệt trong phân công lao động xã hội, tâm sinh lý, bao đời nay người ta vẫn coi người cha là trụ cột của gia đình. Người cha có chuẩn mực thì vợ và các con mới được hưởng lợi.
Tôi không biết trong đời bạn có phát hiện ra rằng nhiều đứa trẻ bị điểm kém hoặc không vâng lời có gia đình không hạnh phúc, và nhiều đứa trẻ trong số chúng là do cha chúng nghiện rượu, cờ bạc hoặc các thói hư tật xấu khác.
Là một người cha, bạn phải làm gương tốt cho con cái và yêu cầu nghiêm khắc với bản thân trong cuộc sống, như vậy bạn sẽ thuyết phục hơn trong quá trình giáo dục con cái. Nếu một người cha lười biếng, dốt nát, ra sức thuyết phục con cái chăm chỉ học hành, nghe lời cha mẹ thì rõ ràng là không có tác dụng.
Trong những tình huống khó khăn, người cha là người nỗ lực để gồng gánh gia đình, giúp vợ còn vượt qua thử thách. Sự giáo dục của người cha tương đối táo bạo, họ thiên về khuyến khích con cái dũng cảm cố gắng, để chúng thực sự hiểu được sự phức tạp của thế giới, sau đó nói cho chúng biết quy luật của thế giới và những điều chúng cần chú ý khi đối nhân xử thế. Cách giáo dục này có thể khiến trẻ trở nên lý trí hơn và có thể đối phó với các tình huống khẩn cấp một cách bình tĩnh hơn.
Sự giáo dục của người cha đối với con là điều không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của đứa trẻ, nó ảnh hưởng đến tính cách và cách đối nhân xử thế của đứa trẻ, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến số phận của đứa trẻ trong 20 năm tới.
Tâm tính của người mẹ quyết định hòa khí gia đình
Bà Hồng Lan, tiến sĩ tâm lý học Đài Loan trong bài phát biểu của mình đã chỉ ra một nghiên cứu về não bộ đàn ông, phụ nữ cho thấy cảm xúc của phụ nữ vượt xa người đàn ông.
Sức mạnh giáo dục của một người mẹ, chính là nằm ở cảm xúc
Trong hầu hết các gia đình, các bà mẹ thường xuất hiện như một hình ảnh “bà la sát”, luôn nói lời khiển trách. Họ thường nhân danh tình yêu mà la mắng con cái, nhưng họ không biết rằng những lời nói và hành động này đã ăn mòn sự ấm áp trong nội tâm đứa trẻ.
Trần Kiều Ân được biết đến như nữ hoàng của các bộ phim thần tượng, cô đã làm việc trong ngành giải trí trong nhiều năm. Bề ngoài, cô tỏ ra rất lạc quan và vui vẻ, nhưng thực ra là đang tự thổi phồng bản thân, bởi cô vốn không giỏi giao tiếp với người khác, và thậm chí là một người tự kỷ.
Trần Kiều Ân kể lại rằng “sự giáo dục bằng gậy gộc” của mẹ đã gây ra một bóng ma cho thời thơ ấu của cô. Trong một cuộc phỏng vấn, Trần Kiều Ân nói: “Tôi không cảm thấy an toàn từ khi còn nhỏ. Tôi luôn sống trong sợ hãi. Tôi không biết nói chuyện với mẹ như thế nào, vì sợ mẹ sẽ la mắng”.
Cô mô tả giọng nói của mẹ mình là “âm thanh của quỷ”. Khi nói điều này, Trần Kiều Ân đang ở trong trạng thái căng thẳng và trông rất lo lắng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các bà mẹ thường hay lo lắng, thường xuyên chỉ trích và la mắng con cái họ sẽ làm gián đoạn tình cảm của họ với con cái. Nó thậm chí có thể khiến đứa trẻ bị rối loạn cảm xúc, không còn tự tin và thậm chí còn tự ti và tự kỷ. Trái tim của đứa trẻ là một khí quan còn rất non nớt. Một khi trái tim của một đứa trẻ bị thương sẽ co lại thành những rãnh sâu và cứng như hạt đào trong suốt cả cuộc đời.
Đối với một người mẹ, sức mạnh thực sự không phải là những tiếng la hét, càng không phải là sự mắng mỏ nghiêm khắc, mà là sự chỉ dẫn cho những cảm xúc của con.
Một người mẹ dịu dàng có thể nhanh chóng cộng hưởng với tâm lý của con mình. Bản chất dịu dàng, tinh tế của người mẹ có thể tạo ra một bầu không khí ấm áp và hài hòa cho đứa trẻ dần lớn lên.
Tâm trạng của người mẹ quyết định nhiệt độ của một gia đình. Giữ tâm trạng bình hòa là cách giáo dục tốt nhất cho con trẻ.
Người mẹ là “linh hồn” của gia đình
Tính cách của người mẹ quyết định hòa thuận của một gia đình. Khi người mẹ hạnh phúc thì gia đình hạnh phúc, và ngược lại, khi người mẹ buồn bã, lo lắng, gia đình cũng sẽ bất an.
So với đàn ông, phụ nữ nhạy bén hơn trong việc thể hiện cảm xúc bên trong và biết cách sử dụng sức mạnh của ngôn ngữ, cũng như cảm xúc. Chỉ cần người phụ nữ nở nụ cười, thì các thành viên còn lại trong gia đình đều thấy thư thái, khoẻ mạnh.
Chính vì vậy, dù cuộc sống có bộn bề thử thách, lo toan, người mẹ cũng cần nhìn các con mình với nụ cười và những câu nói yêu thương nhất. Chuyên gia Hồng Lan từng nói: “Khi bạn giáo dục một cậu con trai, đơn thuần bạn dạy dỗ một cậu con trai. Nhưng bạn giáo dục một cô gái, là bạn đang giáo dục cả một gia đình”.
Nhà biên kịch nổi tiếng Liệu Nhất Mai từng chia sẻ quan điểm của mình: “Tôi không nghĩ rằng người vợ tốt là người chịu khó làm việc nhà. Tôi không nấu ăn, nhưng tôi tự tin rằng dành cho gia đình điều gì đó thật đặc biệt thì quan trọng hơn là nấu ăn. Con trai tôi vui vẻ, lạc quan, mục tiêu cuộc sống của nó là hạnh phúc. Tôi cảm thấy tự hào vì con, và cho rằng mình và chồng đã làm tốt vai trò người cha, người mẹ trong gia đình”.
Ở nhà họ Zhang (Hợp Phì), mẹ của 4 cô con gái thành công vốn là một người rất giỏi kiểm soát cảm xúc. Kể từ khi lấy chồng, bà chưa bao giờ giận dữ với chồng. Bà luôn quan tâm đến mẹ chồng và dùng cảm xúc mềm dẻo, ấm áp để đối xử với các con.
Tịnh Yên (t/h)
Vì sao cổ nhân nói: “Trong nhà có người vợ tồi, ba đời con hư”?
Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực