spot_img
17 C
Vietnam
Thứ năm,21 Tháng mười một
spot_img

Việc hủy chuyến bay hàng loạt làm dấy lên đồn đoán về ‘hỗn loạn chính trị’

Một nhân viên hàng không tại sân bay quốc tế Thiên Hà ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, hôm 25/10/2021. (Ảnh: Hecktor Retamal/AFP/Getty Images)

Việc các chuyến bay nội địa khắp Trung Quốc bị hủy trên diện rộng gần đây đã thu hút sự chú ý của quốc tế, làm dấy lên đồn đoán rằng Trung Quốc đang có ‘binh biến’.

Việc hủy chuyến bay quy mô lớn đã từng có tiền lệ trước những sự kiện cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Giờ đây, tình huống tương tự dường như tiếp tục tái diễn trước thềm Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ (bắt đầu từ ngày 16/10), khiến cộng đồng quốc tế không khỏi lo ngại về tình trạng bất ổn trong giới chính trị cấp cao tại Bắc Kinh.

Vào tối ngày 21/9, một bức ảnh chụp màn hình các bảng hiển thị hủy một số lượng lớn các chuyến bay trên khắp đất nước đã được lan truyền trên mạng xã hội của Trung Quốc. Nhiều cư dân mạng đã thảo luận về lý do đằng sau nó.

Trang Flight Master cho biết 9.583 chuyến bay đã bị hủy trên toàn quốc tính đến 22h35 ngày 21/9, chiếm 59,66% tổng số hành trình dự kiến ​​trong ngày, tờ China.com đưa tin.

Các chuyến bay bị hủy không chỉ ở các trung tâm vận tải hàng không đông đúc như Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến mà còn tại ba sân bay ở các tỉnh phía Tây Trung Quốc:

  • 539 chuyến bay bị hủy tại sân bay Sân bay quốc tế Long Động Bảo Quý Dương, tỉnh Quý Châu, với tỷ lệ hủy chuyến là 99%;
  • 157 chuyến bay đã bị hủy tại Sân bay Lhasa Gonggar, Tây Tạng, với tỷ lệ hủy chuyến là 98%;
  • 752 chuyến bay đã bị hủy tại sân bay Thiên Phủ Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, với tỷ lệ hủy chuyến là 87%;

Ngoài ra, tỷ lệ hủy chuyến bay của sân bay Urumqi Diwobao ở Tân Cương, sân bay Tân Hải Thiên Tân và sân bay Thái Bình Cáp Nhĩ Tân của tỉnh Hắc Long Giang đều trên 50%.

Không có giải thích chính thức

Một cư dân mạng Trung Quốc viết: “Tôi cá rằng một số sự cố lớn đã xảy ra. Nếu không thì làm sao số lượng chuyến bay lớn như vậy lại bị hủy trong thời bình!”.

Cho đến nay vẫn chưa có lời giải thích chính thức nào về việc hủy chuyến bay, nhưng các phương tiện truyền thông trực tuyến Trung Quốc cho rằng tỷ lệ hủy chuyến bay cao đã là điều bình thường kể từ khi bùng phát đại dịch COVID-19.

Vào ngày 21/9, ĐCSTQ đã tổ chức một cuộc hội thảo về cải cách quốc phòng và quân đội tại Bắc Kinh. Lãnh đạo ĐCSTQ kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Tập Cận Bình, đã yêu cầu quân đội “tập trung vào việc chuẩn bị chiến tranh”, nhưng không trực tiếp tham dự cuộc họp, theo một đoạn video được đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, công bố.

Ông Tập bị cuốn vào tin đồn ‘binh biến’, ‘giam lỏng’ sau chuyến đi Trung Á
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Samarkand, Uzbekistan, hôm 16/9/2022. (Ảnh: Sergei Bobylyov/Sputnik/Getty Images)

Nhà bình luận người Mỹ gốc Hoa Trần Phá Không (Chen Pokong) cho biết trên kênh YouTube của mình vào ngày 24/9 rằng, không có khả năng các chuyến bay bị hủy do đại dịch và không có dấu hiệu cho thấy một cuộc tấn công ngay lập tức vào Đài Loan. Dựa trên thực tế là trước thềm Đại hội toàn quốc lần thứ 18 và 19 của ĐCSTQ, cũng đã từng xảy ra các vụ hủy chuyến bay quy mô lớn, ông nghi ngờ rằng đó là kết quả của các cuộc đấu tranh chính trị.

Các chuyến bay đến Thâm Quyến bị hủy vào năm 2020

Vào ngày 05/3/2020, truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng các chuyến bay từ Thâm Quyến đến Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Kinh, Hàng Châu và các thành phố khác đã bị hủy và một số chuyến bay từ Quảng Châu đến Hàng Châu cũng bị hủy vì “lý do an toàn công cộng”.

Vào thời điểm đó, có một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc cho thấy một vụ tai nạn máy bay quân sự ở quận Vũ Thanh, Thiên Tân vào ngày 05/3/2020. Do Thiên Tân tiếp giáp với Bắc Kinh nên vụ việc làm dấy lên nhiều đồn đoán rằng có liên quan đến việc hủy các chuyến bay. Một số người thậm chí còn nghi ngờ rằng đó là màn “tái diễn của sự kiện Lâm Bưu”.

Theo nhà bình luận Trần Phá Không, quyết định ngừng các chuyến bay lần này của chính quyền Trung Quốc rất giống với tình huống khi cựu ứng viên nặng ký của ĐCSTQ Lâm Bưu định trốn sang Liên Xô.

Vào ngày 13/9/1971, một chiếc máy bay đã rơi ở Undur Khan, Mông Cổ, khiến tất cả 9 người trên máy bay thiệt mạng. Các nhà chức trách trung ương của Trung Quốc cho biết Lâm Bưu cùng với vợ và con trai là nạn nhân của vụ tai nạn chết người khi họ trốn sang Liên Xô. Ngay sau đó, các nhà chức trách tuyên bố rằng Lâm Bưu đã lên kế hoạch cho một cuộc đảo chính quân sự để ám sát Mao.

Lâm Bưu đã có một sự nghiệp quân sự đáng chú ý trong cuộc Nội chiến Trung Quốc và sau đó đóng một vai trò quan trọng như cánh tay phải của Mao sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền. Vào tháng 4/1969, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của ĐCSTQ thông qua hiến pháp mới và đặt tên Lâm Bưu là “người đồng chí thân thiết và là người kế nhiệm” của Mao Trạch Đông.

Ảnh của Epoch Times
(Từ trái sang) Bức ảnh chụp cựu lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông và người kế nhiệm chính thức được chỉ định là Lâm Bưu vào ngày 29/7/1971, tại Bắc Kinh. (Ảnh: AFP/Getty Images)

Theo ông Trần Phá Không, Mao và sau đó là Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã âm mưu buộc Lâm Bưu phải trốn thoát.

“Vào thời điểm Lâm Bưu bỏ trốn, các sân bay trên khắp Trung Quốc, kể cả đèn đều tắt khiến máy bay của ông này không còn chỗ hạ cánh. Gia đình Lâm Bưu phải bay về phía bắc”, ông Trần nói.

Vào ngày 12/9/1971, một ngày trước khi máy bay gặp nạn, phi công lái chiếc máy bay nhận được lệnh phải đến Bắc Đới Hà vào khoảng 6 giờ chiều. Khoảng 9 giờ 50 tối, con gái của Lâm Bưu, người rất hâm mộ Mao Trạch Đông và Chu Vĩnh Khang, đã báo cáo với Ủy ban Trung ương ĐCSTQ rằng cha mẹ và anh trai cô đang cố gắng rời khỏi Trung Quốc, và yêu cầu ông Chu ngăn họ lên máy bay. Ông Chu đồng ý và báo cáo ngay cho Mao.

Theo một cuốn sách do nhà chức trách Trung Quốc xuất bản kể lại vụ việc, Chu đã khuyên Mao ra lệnh cấm các chuyến bay trên toàn quốc. Hơn nữa, các đơn vị lục quân ngay lập tức đóng quân tại các sân bay, lập hàng rào ngăn chặn tất cả các máy bay cất cánh, với danh nghĩa ngăn chặn các cuộc tấn công và đổ bộ đường không của Liên Xô.

ĐCSTQ đã giữ im lặng về cái chết của Lâm Bưu trong hơn một tháng và cuối cùng công bố vào ngày 24/10.

Những lý do khiến Lâm Bưu bỏ trốn khỏi Trung Quốc, cũng như vụ tai nạn khiến tất cả những người trên máy bay thiệt mạng, đã bị ĐCSTQ che giấu trong hơn 50 năm và đến nay vẫn là một bí ẩn.

Ảnh của Epoch Times
(Từ trái sang) Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ Chu Ân Lai, Chủ tịch ĐCSTQ Mao Trạch Đông, và Lâm Bưu vẫy “Sách Đỏ Nhỏ” tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, hôm 03/10/1967. (Ảnh: AFP/Getty Images)

12 sân bay được lệnh ngừng hoạt động để bắt giữ Chu Vĩnh Khang

Vào cuối tháng 7/2014, tin tức lan truyền trên Internet Trung Quốc rằng 12 sân bay ở miền Đông và miền Trung Trung Quốc sẽ bị hoãn chuyến bay trong khoảng thời gian 26 ngày, từ ngày 20/7 đến ngày 15/8. Trước đó vào ngày 14/7, Thượng Hải đã bị hoãn chuyến bay nghiêm trọng.

Một người trong ngành hàng không dân dụng Trung Quốc sau đó đã xác nhận với tờ Beijing News rằng, thông tin về cơ bản là đúng sự thật, nhưng ông không tiện tiết lộ lý do cụ thể. Ông chỉ tiết lộ rằng sự chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến các chuyến bay ở Hoa Đông và bờ biển phía đông nam nước này.

Ngày 24/7/2014, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (Civil Aviation Administration of China – CAAC) cho biết việc chuyến bay bị hoãn hoặc hủy tạm thời là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm giông bão và các cuộc diễn tập quân sự thường lệ.

Vào cuối tháng 7/2014, truyền thông Boxun của Trung Quốc ở nước ngoài đưa tin rằng các cuộc tập trận quân sự và việc hủy bỏ chuyến bay có liên quan đến việc tuyên bố truy tố Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ.

Bài báo trích dẫn các nguồn tin cho biết: “Bởi vì thông báo về một vụ án lớn như vậy nhất định sẽ gây ra đòn phản công từ Chu Vĩnh Khang và những người ủng hộ ông ta, các cuộc tập trận quân sự được cho là để ngăn chặn một cuộc đảo chính quân sự có thể xảy ra, trong khi việc hủy chuyến bay là để ngăn chặn các quan chức bỏ trốn”.

Chu Vĩnh Khang, cựu trùm an ninh ở Trung Quốc, tham dự Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc vào ngày 14 tháng 3 năm 2011. Hai cấp dưới của Chu phải đối mặt với các phiên tòa. (Feng Li / Getty Images)
Chu Vĩnh Khang, cựu trùm an ninh ở Trung Quốc, tham dự Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc vào ngày 14/3/2011. (Ảnh: Feng Li/Getty Images)

Hãng truyền thông Hong Kong Minh Báo cũng đã đăng một bài báo vào tháng Giêng năm sau, nói rằng 12 sân bay đã đồng loạt ra lệnh ngừng hoạt động để truy bắt ông Chu Vĩnh Khang, một “con hổ lớn” đang tìm cách bỏ trốn.

“Hổ” là một phép ẩn dụ được sử dụng trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình, ám chỉ các quan chức cấp cao tham nhũng.

Bài báo nói rằng ông Chu Vĩnh Khang đã nắm quyền kiểm soát hệ thống chính trị và an ninh của ĐCSTQ trong nhiều năm và có một số lượng lớn tay sai hùng hậu trong toàn hệ thống, đây là điều kiện mà các “con hổ” khác không có.

Chính quyền Trung Quốc thông báo rằng ông Chu Vĩnh Khang đã bị điều tra vào ngày 29/7/2014, sau đó bị kết án tù chung thân vào năm 2015 vì tội tham nhũng và “làm rò rỉ bí mật nhà nước”.

Theo NTDVN


Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều