spot_img
18 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Vụ người mẫu Ngọc Trinh bị bắt và bài học cảnh tỉnh người trẻ

Tân Thế Kỷ – Từ việc Ngọc Trinh bị khởi tố, bắt tạm giam, là hồi chuông cảnh tỉnh những người trẻ nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội cần cẩn trọng trong việc đăng tải nội dung, chắt lọc hình ảnh. Vì nếu đăng tải, phát tán nội dung có ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức, lối sống và văn hóa ứng xử của giới trẻ… thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Chiều 19.10, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã khởi tố, bắt tạm giam người mẫu Ngọc Trinh (Trần Thị Ngọc Trinh). Trước đó, Ngọc Trinh đã điều khiển xe mô tô phân khối lớn và biểu diễn bằng những hành động nguy hiểm khi lưu thông trên tuyến đường thuộc địa bàn TP.Thủ Đức (TP.HCM).

Vụ việc của người mẫu Ngọc Trinh như một hồi chuông cảnh tỉnh đối với những người nổi tiếng hay có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội nên cẩn trọng trong việc đăng tải nội dung, hình ảnh.

Với sự phát triển của mạng xã hội thì họ luôn muốn sáng tạo, nghĩ ra những đề tài, ý tưởng mới lạ để thu hút người xem, “kéo” lượt theo dõi. Tuy nhiên, việc chạy theo cái mới, lạ cũng đồng thời kéo theo nguy cơ nội dung vi phạm các chuẩn mực xã hội và gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự trên không gian mạng.

“Người lớn còn muốn học theo huống chi trẻ con”

Nguyễn Trọng Thành, sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho biết: “Ban đầu mình cảm thấy rất thích thú và tò mò khi xem những video chạy xe phân khối lớn của Ngọc Trinh. Thật sự khi thấy một người đẹp, chạy xe xịn và có những màn biểu diễn như buông tay, đứng trên xe… thì thấy rất ngầu. Mình là người trưởng thành được xem những đoạn video này còn cảm thấy phấn khích và có chút mong muốn làm theo thì các bạn nhỏ hơn sẽ như thế nào?”.

Thành cho biết trước đây từng bỏ qua những ồn ào về chuyện tình cảm, phát ngôn… của Ngọc Trinh để theo dõi vì cô này có cách nói chuyện chân chất, dễ thương và xinh đẹp. Tuy nhiên, sau những video thực hiện hành vi nguy hiểm trên xe phân khối lớn thì bắt đầu cảm thấy khó chịu, không đồng tình. Theo Thành, nữ người mẫu đã cổ súy cho những hành động mạo hiểm, dễ gây thương tích và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền (34 tuổi), làm việc tại 57 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, TP.HCM, tỏ ra ngán ngẩm với hành vi của nữ người mẫu. Chị Tuyền cho biết nhà có 2 con đang học ở bậc THCS, vì vậy luôn cố gắng giáo dục không nên làm theo và bỏ theo dõi những video dạng gây kích động, cổ súy hành vi lệch lạc.

Untitled 2qnm
Công an TP.HCM đã khởi tố, bắt tạm giam “nữ hoàng nội y” Ngọc Trinh. – Ảnh: Công an cung cấp

“Mình người lớn xem nhiều khi còn có cảm giác muốn làm theo huống chi là con trẻ nó non nớt về suy nghĩ, chưa có nhận thức đúng đắn đâu là đúng, sai. Khi xem một hành động nào đó và bắt chước theo thì trẻ em cũng không lường trước được hậu quả. Nếu cha mẹ không kịp thời ngăn cản, hỗ trợ có thể gây ra hậu quả khó lường. Vì vậy, việc pháp luật vào cuộc làm việc với Ngọc Trinh và những tài khoản mạng xã hội có hành vi chưa đúng chuẩn sẽ giúp phụ huynh như chúng tôi yên tâm hơn”, chị Tuyền chia sẻ.

Nguyễn Thanh Hoàng (27 tuổi) làm việc tại 72 Lê Thánh Tôn, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM, cho biết: “Một số người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng trên xã hội bây giờ “ngáo quyền lực” dữ lắm. Họ nghĩ mình có tiền, nhiều người mến mộ mà đôi khi bất chấp mọi thứ để tạo sự chú ý, “câu” tương tác. Vụ việc của Ngọc Trinh là một hồi chuông cảnh tỉnh cho nhóm người này cần chấn chỉnh, uốn lưỡi 7 lần trước khi nói và phải chịu trách nhiệm với nội dung mình đăng tải lên mạng xã hội”.

Đừng để pháp luật và công chúng phải thực thi trách nhiệm

Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông Trường ĐH Văn Hiến, cho biết: “Gần đây, chúng ta thấy nhiều trường hợp người nổi tiếng hay có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội thiếu cẩn trọng trong ngôn từ, hành vi, dẫn đến những hậu quả tai hại không chỉ cho bản thân mà còn để lại hệ lụy đối với công chúng. Để rồi công chúng, pháp luật sẽ thực thi trách nhiệm, làm trong sạch môi trường mạng xã hội. Không cần là người nổi tiếng, mà mỗi chúng ta, bất kỳ một công dân nào khi tham gia mạng xã hội cũng phải luôn cân nhắc, cẩn trọng trong lời nói, hành động, để không vi phạm chuẩn mực đạo đức cộng đồng và quy định pháp luật”.

Thạc sĩ Tiến nhắn nhủ bản thân người trẻ cần nâng cao nhận thức về việc sử dụng mạng xã hội an toàn, tuân thủ pháp luật. Hiện Quốc hội đã ban hành luật An ninh mạng 2018, Bộ Thông tin – Truyền thông đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội tại Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17.6.2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật An ninh mạng vào năm 2022.

Và còn rất nhiều quy định có liên quan khác về việc sử dụng mạng xã hội sao đúng đắn, phù hợp, an toàn. Theo thạc sĩ Tiến, chúng ta cần tỉnh táo, nói không với những video có nội dung lệch lạc, tiềm ẩn nguy cơ tác động không tốt đến tâm lý, hành vi.

Đừng quá đắm chìm trong mạng xã hội và đánh mất bản thân mình

Vấn đề đáng quan tâm hiện nay chính là MXH đã dần trở thành một chất “gây nghiện” đối với người trẻ. Không ít người trẻ xem đó là nguồn sống, dành quá nhiều thời gian vào các trang mạng chỉ để lướt dạo như một thói quen.

Đi ăn, đi làm, đi học, đi ngủ, thậm chí là đi vệ sinh cũng mang theo chiếc điện thoại của mình để lướt mạng mà không biết chán. MXH đang từng ngày ăn sâu và làm xói mòn sức khỏe, tình cảm của con người mà ta vô tình không để ý tới. Nhiều người trẻ còn coi đó là nơi để trút những bực tức, giận hờn, xỉa xói, chửi nhau thậm tệ.

Luot FB moi luc moi noi
Thay vì lên MXH quá nhiều, các bạn hãy dành thời gian cho gia đình, gặp gỡ bạn bè, hay làm nhiều việc khác. – Ảnh minh họa. – Nguồn: baodansinh.vn

Đáng nói hơn, một số còn lan truyền những thông tin không lành mạnh, những tin rác chưa được kiểm chứng gây bức xúc trong dư luận, đồng thời hạ uy tín và danh dự của người khác.

Trong cuộc sống ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển, các bạn trẻ nên nhìn nhận đúng về vai trò của nó trong cuộc sống mỗi người. Tức là phải hiểu rằng nó là công cụ phục vụ cuộc sống, đừng biến nó thành kẻ điều khiển vô hình và để nó chi phối đời sống của mình.

Thay vì lên MXH quá nhiều, các bạn hãy dành thời gian cho gia đình, gặp gỡ bạn bè, hay làm nhiều việc khác. Hãy dành những lúc rảnh rỗi cho các hoạt động xã hội, từ thiện hay tình nguyện hơn là việc nằm nhà đắm mình vào một thế giới ảo không có thực.

Và nhất là đừng vì một phút bốc đồng muốn gây sự chú ý mà để lại hậu quả khiến bản thân phải hối hận.

Riêng với đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên, gia đình và nhà trường cần phối hợp giáo dục nâng cao nhận thức của các em khi sử dụng mạng xã hội. Ðứng trước “ma trận” những trào lưu trên các nền tảng, nếu không được trang bị những kiến thức cần thiết và các biện pháp sử dụng nền tảng một cách an toàn, đối tượng thanh thiếu niên rất dễ bị đầu độc bởi những nội dung xấu và thậm chí vô tình trở thành nạn nhân của những trào lưu độc hại.

Tịnh Yên (t/h)

op2 2

Bạn đang kiếm tiền theo kiểu ‘gánh nước’ hay ‘đào giếng’?

2 con nhưng chỉ mua 1 cây kem: 1 trong những bí kíp dạy con của mẹ Nhật

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều