spot_img
20 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Xếp hạng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới xấu đi nghiêm trọng, Trung Quốc đứng áp chót

Tân Thế Kỷ – Báo cáo mới nhất của “Tổ chức Phóng viên Không Biên giới” cảnh báo tình trạng thông tin sai lệch, tuyên truyền sai sự thật và trí tuệ nhân tạo đang đặt ra những mối đe dọa ngày càng lớn đối với ngành báo chí.

Xếp hạng tự do báo chí xấu đi nghiêm trọng, Trung Quốc đứng áp chót
Người dân xem báo có hình  của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Qilai Shen/Bloomberg

Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới được công bố gần đây đã tiết lộ một cú trượt dốc gây sốc, với kỷ lục 31 quốc gia ở trong “tình trạng (tự do báo chí) rất nghiêm trọng” .

Trong danh sách do nhóm Phóng viên Không Biên giới (RSF) công bố, sự hung hăng ngày càng tăng từ các chính phủ chuyên quyền – và một số chính phủ được coi là dân chủ – cùng với “các chiến dịch tuyên truyền hoặc thông tin sai lệch quy mô lớn” đã khiến tình hình tự do báo chí ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Theo đó 10 quốc gia có thứ hạng thấp nhất trong báo cáo RFS lần lượt là:

Tên nước

Điểm

Xếp hạng (2023)

Xếp hạng (2022)

Bahrain

30.59

171

167

Cuba

29

172

173

Myanmar

28.26

173

176

Eritrea

27.86

174

179

Syria

27.22

175

171

Turkmenistan

25.82

176

177

Iran

24.81

177

178

Vietnam

24.58

178

174

Trung Quốc

22.97

179

175

Triều Tiên

21.72

180

180

Nguồn: RFS

Theo báo cáo, trong khi Triều Tiên (hạng chót 180 ) là quốc gia có tự do báo chí tồi tệ nhất, thì Trung Quốc ( hạng 179 ) tụt 4 hạng so với năm ngoái khi tiếp tục mở rộng mô hình kiểm soát thông tin không chỉ trong phạm vi biên giới mà còn vươn ra nước ngoài. 

Chỉ số Tự do báo chí thế giới hiện đã bước sang năm thứ 22 với nhiệm vụ chính là kiểm tra tình trạng báo chí ở 180 quốc gia trên toàn cầu. Chỉ số này dựa trên dữ liệu về các vụ vi phạm nhân quyền đối với các nhà báo và nhân viên truyền thông gắn liền với công việc của họ, cũng như ý kiến từ các chuyên gia nhân quyền, học giả và chính các nhà báo, để xếp hạng các quốc gia và cho điểm trên 100.

Tổng thư ký RSF, Christophe Deloire, nói với tờ Guardian rằng: “Có nhiều màu đỏ trên bản đồ RSF năm nay hơn bao giờ hết, khi các nhà lãnh đạo độc tài ngày càng táo bạo trong nỗ lực bịt miệng báo chí. Cộng đồng quốc tế cần thức tỉnh trước thực tế và cùng nhau hành động quyết đoán và nhanh chóng, để đảo ngược xu hướng nguy hiểm này”.

Báo cáo cũng cho biết trí tuệ nhân tạo đang “tàn phá thế giới truyền thông nhiều hơn”, khi các công cụ AI “tiêu hóa nội dung và lấy lại nó dưới dạng tổng hợp vi phạm các nguyên tắc nghiêm ngặt và đáng tin cậy”.

Hôm nay đánh dấu kỷ niệm 30 năm Ngày Tự do Báo chí Thế giới, để nhắc nhở các chính phủ về nghĩa vụ bảo vệ quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên, môi trường làm báo ngày nay bị coi là “tồi tệ” ở 7/10 quốc gia và chỉ 3/10 quốc gia đạt yêu cầu theo báo cáo của RSF. 

TTK 3.3 02 1

Chỉ số tự do báo chí của Trung Quốc ngày càng trầm trọng

Trung Quốc đã tụt xuống cùng với Triều Tiên ở vị trí cuối cùng trong báo cáo mới nhất của Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới (RFS).

RFS nhận xét Trung Quốc là nhà tù lớn nhất thế giới dành cho các nhà báo. Chế độ nước này đã và đang tiến hành một chiến dịch đàn áp báo chí và quyền tự do thông tin trên toàn thế giới.

Các tập đoàn truyền thông lớn của Trung Quốc, chẳng hạn như Tân Hoa xã , Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV), Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR) cùng các tờ báo như China Daily, People’s Daily và Global Times, đều thuộc sở hữu nhà nước và do chính quyền trực tiếp kiểm soát. 

Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gửi một thông báo chi tiết cho tất cả các phương tiện truyền thông mỗi ngày, bao gồm các hướng dẫn biên tập và các chủ đề bị kiểm duyệt. 

Mạng truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN) và Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (RCI) cũng thuộc sở hữu nhà nước, với mục đích truyền bá các thông tin sai lệch và tuyên truyền cho chế độ này trên khắp thế giới.

Dưới con mắt của những người cầm quyền Trung Quốc, chức năng của báo chí chủ yếu là làm cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ và truyền đạt các tuyên truyền của nhà nước. 

Các nhà báo và blogger độc lập dám đưa tin “nhạy cảm” thường bị theo dõi, sách nhiễu, giam giữ và trong một số trường hợp còn bị tra tấn. Để nhận và gia hạn thẻ báo chí, các nhà báo phải tải xuống ứng dụng tuyên truyền “Study Xi, Strong the Country” vốn có thể thu thập dữ liệu cá nhân của họ.

Theo quan điểm của RFS, dưới sự điều hành của Chủ tịch Tập Cận Bình, ông ta đã “khôi phục” lại văn hóa truyền thông dưới thời kỳ Mao Trạch Đông. Trong đó tự do tiếp cận thông tin trở thành một tội ác và cung cấp thông tin còn là một tội ác lớn hơn.

Các phương tiện truyền thông nhà nước và tư nhân của Trung Quốc nằm dưới sự kiểm soát ngày càng chặt chẽ của ĐCSTQ, trong khi chính quyền ngày càng tạo ra nhiều trở ngại cho các phóng viên nước ngoài.

Đồng thời, chính quyền Trung Quốc đang sử dụng biện pháp giám sát, ép buộc, đe dọa và quấy rối để ngăn các nhà báo độc lập đưa tin về các vấn đề mà chính quyền dán nhãn là “nhạy cảm”. 

Trung Quốc hiện là nơi giam giữ nhiều nhà báo nhất thế giới, với hơn 100 người hiện đang bị giam giữ.

Trước tình hình tự do báo chí ngày càng bị bóp nghẹt, mối đe dọa của ĐCSTQ đối với quyền truy cập thông tin và truyền tải thông tin của người dân Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng hơn.

Hoàng Dung (t/h)

Theo theguardian, RFS

Xem Thêm:

“Gan Jing World” nâng cao chất lượng, trao thưởng cho nội dung xuất sắc

Hàng nghìn biên kịch Hollywood tuyên bố đình công đòi quyền lợi

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều