Phóng viên Lý Vũ Hạm của Aboluowang đưa tin vào ngày 11 tháng 1 rằng, các y tá của Bệnh viện Nhân dân số 1 của thành phố Diêm Thành, tỉnh Giang Tô đã đình công. Nguyên nhân không chỉ do công việc quá tải, mà bệnh viện còn nợ lương.
Vào ngày 4 tháng 1, các y tá tại Bệnh viện Nhân dân thứ ba ở thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây đã khóc và phàn nàn “Các nhân viên y tế bị ốm cũng phải làm việc quá sức (ít nhất 15 giờ một ngày), thậm chí họ còn không được trả lương! làm không công.”
Người cao tuổi Trung Quốc cũng nổi dậy
Vào ngày 11 tháng 1, một đoạn video về cuộc biểu tình của những người cao tuổi đã nghỉ hưu ở Quảng Châu đã được đăng lên mạng. Đoạn video cho thấy một số lượng lớn công dân đã tập trung tại quảng trường trước tòa nhà của Cục Nhân sự và An sinh Xã hội Quảng Châu. Công an dùng hàng rào sắt bố trí xung quanh Quảng trường. Trên hàng rào sắt in chữ “Việt Tú” (Yuexiu), là một huyện của thành phố Quảng Châu.
Trên đường, rất đông cảnh sát túc trực, vài chiếc xe cảnh sát và xe buýt có ghi dòng chữ “công an” đậu bên đường, những công an này được cho là có thể sẵn sàng vây bắt người biểu tình bất cứ lúc nào. Người quay video cho biết, “Những người lao động đã nghỉ hưu đang bảo vệ quyền lợi của họ”.
Phần cuối đoạn video cho thấy tại quảng trường, nhiều cụ già đeo khẩu trang đang tranh cãi gay gắt xung quanh một người đàn ông trông giống quan chức. Có một số sĩ quan cảnh sát đứng đằng sau người đàn ông. Ngay lúc đó, một người đàn ông hét lên: “Trả lại tiền cho chúng tôi, trả lại tiền cho chúng tôi!”
Phóng viên Sound of Hope đã phỏng vấn ông Giang (Jiang), một công dân Quảng Châu. Ông Giang nói rằng chính quyền chưa bao giờ giải quyết vấn đề một cách trực diện, mục đích cử nhiều cảnh sát như vậy là “muốn mọi người trở về nhà.”
Bức thư cũng nêu rõ, vào tháng 12 năm 2022, thành phố Quảng Châu sẽ thực hiện một cuộc “điều chỉnh lớn” khác đối với bảo hiểm y tế, mức chiết khấu bảo hiểm y tế đột ngột giảm từ 484 nhân dân tệ xuống còn 160 nhân dân tệ, khiến cuộc sống của những người về hưu có thu nhập thấp càng trở nên tồi tệ hơn. Những người về hưu rất không hài lòng với điều này và cho rằng họ mua bảo hiểm y tế từ chính phủ, đây là mối quan hệ hợp đồng và chính phủ không có quyền tự ý thay đổi hợp đồng, chuyển cuộc khủng hoảng do độc quyền y tế tạo ra trút lên đầu bách tính.
Ông Giang nói rằng việc kiểm soát và phong tỏa dịch bệnh trong ba năm của chính phủ, cộng thêm việc xét nghiệm axit nucleic đã làm cạn kiệt ngân khố quốc gia. “Phong tỏa phòng chống dịch nhiều năm như vậy, nào là tiền vắc xin, xét nghiệm axit nucleic, hiện nay chính phủ hết tiền, cơ sở y tế cũng không có tiền, nếu không có tiền thì sẽ khấu trừ ở đây (ý là lấy tiền bảo hiểm)”.
Ông Giang đã đề cập đến một hiện tượng là một số người già đã qua đời từ lâu, nhưng con cái của họ đã phát hiện giấy chứng nhận tiêm vắc-xin xuất hiện trên điện thoại di động của những người già đã qua đời này. Quan chức trộm tiền bằng cách này.”.
Ông Giang cho rằng hiện tượng “ăn cắp tiền” như thế này xuất hiện khắp nơi: “Các khu dân cư có mệnh lệnh, ‘lấy’ (tiền) được bao nhiêu người thì các quan chức được bấy nhiêu tiền thưởng; bao nhiêu người xét nghiệm axit nucleic, họ được thưởng bấy nhiêu. Họ vì để kiếm thêm chút tiền, đều làm như thế cả. Phương pháp này đã cho phép nhiều nơi lừa đảo, và tiền bảo hiểm y tế đã bị đánh cắp theo cách này.”
Theo ĐKN