spot_img
19 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Môi giới bất động sản là một nghề chân chính!

Ăn mặc ở là nhu cầu tối căn bản của con người. Những nhà môi giới bất động sản cũng có chức năng phục vụ khách hàng như những nhân viên ở siêu thị, cửa hàng thực phẩm hay thời trang mà thôi. Chỉ có điều sản phẩm mà họ chào bán khá đặc biệt. Vì xã hội thực sự cần, nên Môi giới bất động sản là một nghề chân chính.

Nhân viên kinh doanh bất động sản làm gì? Lương cao không?

Thực trạng đáng buồn của nghề môi giới bất động sản

Những người am hiểu thị trường Bất động sản Việt Nam hoặc ít nhiều có quan tâm đến thị trường, hẳn đã từng thấy có giai đoạn từ chị giáo viên đến bà bán nước đều đổ xô đi làm môi giới, từ anh công chức đến ông chạy xe ôm cũng kỳ vọng kiếm tiền từ việc làm môi giới.

Mọi chuyện sẽ là rất bình thường nếu như họ chỉ xem môi giới bất động sản là nghề phụ để làm thêm ngoài giờ, hoặc thậm chí bỏ hẳn nghề cũ sang làm môi giới chuyên nghiệp và xem nó là nghề chân chính. Tuy nhiên tại Việt Nam ta câu chuyện dường như rất khác. Nhiều người không thực sự xem Môi giới bất động sản là một nghề. 

Bỏ qua các yếu tố vĩ mô khiến Thị trường Bất động sản nước ta “ít bình thường” như các quốc gia khác. Chỉ xét riêng yếu tố “môi giới” thôi người ta sẽ thấy Thị trường bất động sản Việt Nam thực sự “không giống ai”.

h%C3%ACnh%20%E1%BA%A3nh%202
Muôn kiểu bán đất tại Việt Nam – Ảnh: Nguyễn Hữu Trí – bày bán sổ đỏ ở lề đường, vỉa hè tại nhiều khu vực như: Thủ Đức (TPHCM), Biên Hòa (Đồng Nai), Bà Rịa – Vũng Tàu…( nguồn: Thuonghieuvaphapluat)

Nhà môi chân chính sẽ được nhận thù lao từ việc tư vấn và bán hàng. Khách hàng (bao gồm cả người bán và người mua) luôn là đối tượng phục vụ. Tuy nhiên, phần lớn môi giới chỉ quan tâm đến khoản lợi mà họ có thể kiếm được. Thậm chí quyền lợi khách hàng chỉ được xem là yếu tố thứ yếu. 

Ngược lại, khách hàng cũng ít khi coi trọng người hành nghề môi giới. Trong mắt họ, môi giới là những người chỉ làm vì tiền.

Người ta đổ xô đi làm môi giới bất động sản vì mong muốn kiếm được số tiền hoa hồng nhanh và nhiều. Tất nhiên con người có quyền truy cầu lợi ích, nhưng điều đáng nói ở đây là họ theo đuổi lợi ích một cách bất chấp các giá trị đạo đức. Mà thông thường, thiếu đạo đức thì làm sao thành nổi một cái nghề.

Gọi là “cò đất” hay “môi giới bất động sản” mới đúng

Nhiều người muốn kiếm tiền và nhiều tiền từ việc môi giới bất động sản, nhưng họ lại không muốn người ta gọi mình là “Cò đất”. Người ta sẵn lòng nhận tiền hoa hồng từ các phi vụ môi giới, nhưng họ không muốn người khác gọi mình là cò đất, thậm chí họ cũng muốn “che giấu” cả việc môi giới bất động sản của mình.

tài liệu cho rằng, chữ” Cò” trong cò nhà đất, cò xe cộ, …là phiên âm của hai từ đầu tiên “CO” được rút ngắn từ tiếng Pháp ‘COMMISSIONNAIRE” có nghĩa là người môi giới mua bán, người nhận mua bán giúp.

Về bản chất, “Cò đất”  và “Môi giới bất động sản” không khác nhau. Cả hai đều thực hiện chức năng làm trung gian giới thiệu nhà đất, kết nối bên bán và bên mua, tiếp xúc, đàm phán và cùng chốt giao dịch để hưởng phí môi giới, thường gọi là hoa hồng.

Ông Nguyễn Đức Lập – Viện Trưởng Viện nghiên cứu và Đào tạo Bất động sản từng có lần phân biệt giữa Cò đất và Môi giới Bất động sản, rằng một bên là tự phát một bên là được đào tạo bài bản.

Nhận diện môi giới bất động sản chuyên nghiệp ảnh 1
Một số tiêu chí nhận diện môi giới bất động sản chuyên nghiệp – Nguồn: Viện Nghiên cứu và Đào tạo bất động sản

Viện trưởng Lập được biết đến là một trong những người có tâm huyết với nghề Môi giới Bất động sản. Ông muốn bảo vệ giá trị chân chính của nghề môi giới. Vì vậy ông đưa ra rất nhiều đặc trưng, đặc điểm ở góc độ nghiên cứu lẫn thực tiễn để phân biệt môi giới và cò đất. Trong đó việc người hành nghề môi giới phải được đào tạo và cấp chứng chỉ là một yêu cầu thiết yếu.

Tuy nhiên vấn đề Đạo đức nghề môi giới mới thực sự cần được quan tâm. Những người làm nghề môi giới phải có trách nhiệm với khách hàng của mình kể cả trước và sau khi họ được nhận thù lao từ một phi vụ môi giới thành công.

Các khóa học môi giới bất động sản uy tín trong và ngoài nước khi dạy môi giới bất động sản đều nhấn mạnh các yếu tố về sự “trung thực” của nhà môi giới và “tính pháp lý của bất động sản”. Người hành nghề môi giới ngoài việc am hiểu thị trường, sản phẩm thì còn phải rất am hiểu về pháp luật. Quan trọng hơn cả, họ cần có cái tâm với nghề. Có vậy họ mới tư vấn và môi giới có lợi cho cả bên bán và bên mua.

Trong mọi tình huống, quyền lợi của khách hàng luôn được đưa lên hàng đầu thì việc gọi nghề này bằng “Cò đất” hay “ Môi giới” không còn ý nghĩa mấy. Vì quan trọng nhất là tự bản thân nó đã trở nên một cái nghề chân chính. 

Hãy nghĩ cho người khác trước 

Thế giới trải qua đại dịch Covid, nhiều quốc gia đang đối mặc với các vấn đề kinh tế. Thị trường Bất động sản Việt Nam đã trở nên ít sôi nổi hơn. Thay vì sốt đất, người ta phát sốt với những tin nóng về các đại gia Bất động sản ngã ngựa hoặc sa lưới.

Một số các môi giới xuất thân từ xe ôm, nước mía, công chức viên chức có cơ hội quay trở lại nghề cũ. Họ gọi bằng một thuật ngữ rất chuyên môn là “hiện tượng môi giới rời thị trường”.

Ông Nguyễn Đức Lập – Viện trưởng Viện Nghiên Cứu và Đào tạo Bất động sản luôn chia sẻ với các học viên của mình rằng, thời điểm thị trường gần như đóng băng này lại là thời điểm nhà môi giới dễ hoạt động nhất. Lúc này người bán lẫn người mua sẽ biết “quý trọng” nhà môi giới.

NGuyen Duc Lap Vien truong
Lúc thị trường kém thanh khoản nhất thì vai trò của nhà môi giới trở nên quan trọng, người ta sẽ cần và quý trọng nhà môi giới chuyên nghiệp – lúc này môi giới hoạt động ” sướng ” nhất – Ông Nguyễn Đức Lập – Viện trưởng viện Nghiên cứu và Đào tạo bất động sản.

Quan điểm của ông Lập hoàn toàn có cơ sở khi rất nhiều môi giới vẫn sống khỏe sống tốt kể cả trong lúc dịch Covid đang hoành hoành. Kinh tế có thể suy thoái nhưng con người vẫn luôn có nhu cầu về chỗ ở và nhu cầu sử dụng đất. Mà hễ con người còn có nhu cầu thì ngành dịch vụ còn “đất sống”.

Không giao dịch nhà đất thành thị thì giao dịch nhà đất nông thôn. Không giao dịch buôn bán thì vẫn còn hình thức cho thuê bất động sản. Miễn xã hội loài người này còn thì nghề môi giới này còn tồn tại.

Việc môi giới rời ngành ồ ạt thực chất lại là một điều tốt. Những người chọn ở lại với nghề môi giới trong thời điểm này thực sự là những người môi giới chân chính. Họ nhận ra cơ hội nghề nghiệp, cơ hội kiếm tiền và cả cơ hội cống hiến cho xã hội từ việc đáp ứng các nhu cầu về bất động sản của con người. Nên họ chọn tiếp tục ở lại nghề môi giới. Ít nhất họ là những người nghĩ đến việc phục vụ những nhu cầu của khách hàng trước việc kiếm lợi cho mình.

Giấc mộng đổi đời sau một đêm ám ảnh bao thế hệ người Việt Nam. Người người bán đất, nhà nhà làm cò đất là một giai đoạn buồn đáng quên. Có lẽ đợt suy thoái kinh tế hiện tại là một bước chuyển “nhẹ nhàng” sang một giai đoạn phát triển mới. Sau lần này, thị trường Bất động sản có hy vọng chào đón một đội ngũ môi giới chuyên nghiệp. Và chắc chắn Môi giới bất động sản sẽ được xã hội tôn vinh như những nghề chân chính khác, miễn là họ luôn “biết nghĩ cho người khác trước”.

MBA Nguyễn Nam Vũ – Nguyên Viện phó Viện nghiên cứu và đào tạo Bất động sản.

Untitled 3 01 5

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều