spot_img
19 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Lòng tốt chân chính là không cần được báo đáp

Vào triều Thanh, có một thái y thôn quê, tên là Lý Điện Hoa. Mùa đông nọ, Lý Điện ra ngoài khám bệnh, trên đường về nhà, ông nghe thấy tiếng khóc yếu ớt của một đứa trẻ sơ sinh. Lý Điện Hoa lắng tai nghe và tìm về phía phát ra âm thanh ấy, nào ngờ ông phát hiện một chiếc nôi bị bỏ lại bên đường, trong đó có một đứa trẻ. 

Chân dung Lý Điện Hoa (Ảnh: Baidu)

Ông mở chiếc nôi, thấy trong nôi có đứa bé đang khóc, nó là một bé gái. Đứa bé với thân nhiệt nóng rẫy tay, bị mắc chứng bệnh đậu mùa, nó rõ ràng là một đứa trẻ yếu ớt bị gia đình bỏ rơi.

Vào thời đó, bệnh đậu mùa được coi là bệnh truyền nhiễm khủng khiếp, mọi người đều sợ hãi né tránh nó.

Nhưng Lý Điện Hoa không nỡ bỏ mặc đứa trẻ bị vứt bên lề đường như vậy. Ông đưa bé gái ốm yếu về nhà, và chăm sóc cẩn thận. Không lâu sau, đứa bé khỏi bệnh đậu mùa.

buddhist 5843719 1280 1678962237429
Lòng tốt chân chính là không cần được báo đáp (Ảnh: Pixababy)

Mặc dù bệnh của bé gái đã được chữa khỏi, nhưng trên mặt bé vẫn có những đốm trắng rải rác xuất hiện. Nó trở thành một khuyết điểm của đứa trẻ xinh xắn ấy.

Vì không tìm được cha mẹ ruột của cô, nên nhà họ Lý quyết định giữ cô bé ở nhà nuôi nấng, từ đó bé gái mang họ Lý.

Sau khi trưởng thành, cô đã giúp nhà Lý bằng cách làm việc và muốn báo đáp gia đình họ Lý vì sự nuôi dạy bằng cách chăm chỉ làm việc.

Do tính chất công việc phải chạy ra chạy vào cả ngày, nên cô không cần như các cô gái khác, phải bó chân. Cũng do không có cha mẹ đẻ để nhắc nhở các lễ nghi cần thiết nên đôi chân của cô có thể phát triển tự do.

tuc bo chan
Ảnh minh họa tục bó chân

Với đôi bàn chân to, cô không ngại làm bất cứ công việc nặng nhọc nào. Với khuôn mặt là những vết rỗ, cùng đôi chân to, cô làm việc cả ngày trên ruộng đồng, điều này khiến cô khó tìm được một gia đình tốt để gả. Lâu dần, cô trở thành trò cười cho dân làng.

Con trai của Lý Điện Hoa, Lý Văn An, từ nhỏ cơ thể đã yếu nhược, trí tuệ và thể chất đều thua kém so với những đứa trẻ cùng trang lứa.

Cô gái biết điều đó, nhưng cô tự nguyện chăm sóc Lý Văn An từ khi còn nhỏ, thường giúp anh dọn dẹp phòng ốc và làm một số việc nhà. Lý Văn An cũng rất quý cô bé, mỗi ngày có món gì ngon, anh đều nghĩ đến cô em gái siêng năng đầu tiên.

rose 3610135 640 1678962302895

Một ngày nọ, khi Lý Văn An trở về nhà sau chuyến ra ngoài, thấy cô gái ngủ thiếp đi ở cửa bếp vì mệt mỏi, anh cởi áo khoác ngoài và đắp cho cô.

Sau khi Lý Điện Hoa nghe chuyện, biết con trai có tình cảm với cô, hai con đều đến tuổi lập gia đình, Lý Điện Hoa quyết định tác hợp cho đôi trẻ.

Thật không ngờ, cuộc hôn nhân đã mang tới những thay đổi chấn động cho nhà họ Lý. Lý Văn An sinh ra không có tài năng đặc biệt, anh bắt đầu đi học từ năm 8 tuổi. Đến năm 13 tuổi, các bạn cùng trang lứa đều trở thành các học giả, anh mới chỉ học xong bốn cuốn sách.

Trước đây, Lý Văn An năm nào cũng trượt trong các kỳ thi tuyển, nhưng sau khi kết hôn với người phụ nữ này, hành trình của Lý Văn An đột nhiên suôn sẻ. Anh không chỉ vượt qua cuộc thi với Tăng Quốc Phiên, anh ta cũng thi đỗ cùng lúc với Lâm Túc Từ vào Bộ Tư Pháp Hình Sự, và có những khởi đầu êm đẹp.

epoch 1024x535 1
Lý Văn An năm nào cũng trượt trong các kỳ thi tuyển, nhưng sau khi kết hôn với người phụ nữ này (Ảnh minh họa)

Người ta nói cô gái này có phúc khí lớn, vì chọn được chồng giúp đỡ, tài năng phi thường không ngừng được hiển lộ sau khi kết hôn. Kinh nghiệm sống đặc biệt khiến cô không chỉ gây ấn tượng bởi tố chất siêng năng, cần cù, chịu khó, mà còn có tinh thần “xả thân” khi gặp khó khăn.

Nàng một lần hạ sinh được sáu con trai và hai con gái cho nhà họ Lý, sáu người con trai đó là Lý Hán Chương, Lý Hồng Chương, Lý Hạc Chương, Lý Uẩn Chương, Lý Phong Chương, Lý Chiêu Khanh. Từ đó, nhà họ Lý cành lá vươn rộng, nhân khẩu hưng thịnh. 

Nàng không chỉ giỏi quán xuyến việc gia đình mà còn dạy dỗ rất tốt các con mình, chúng đều rất thông minh giúp nhà họ Lý ngày một hưng thịnh.

Đứa trẻ xuất sắc nhất của Lý gia là Lý Hồng Chương. Lý Hồng Chương là một người rất coi trọng thể diện. Chuyện kể rằng, một lần khi ra ngoài ngồi lên chiếc kiệu, vô tình để lộ một chân của mẹ, Lý Hồng Chương nhìn thấy, liền lấy tấm màn che chân mẹ lại vì sợ bị bàn tán…

Hành động này khiến nàng tức giận. Nàng lập tức đạp tung bức rèm ra, nói với Lý Hồng Chương: “nếu không phải ta chân to, ai cho con ăn học và làm quan? Cha của con không ghét nó, nhưng con đã làm điều đó!”

Điều này khiến Lý Hồng Chương sợ hãi, lập tức quỳ xuống xin lỗi mẹ mình. Qua đó có thể thấy địa vị của bà trong tâm các con đều là nhờ trí thông minh, sáng suốt của bà.

Nửa đầu cuộc đời của bà rất vất vả, vinh hoa phú quý đến với bà vào nửa đời sau, bà sống đến 83 tuổi, thọ hơn chồng bà 28 năm.

Những năm cuối đời, bà sống với người con trai, Lý Hồng Chương, lúc bấy giờ đang giữ chức thống đốc. Bà trở thành thái phu nhân, hưởng tất cả vinh hoa phú quý trong thiên hạ.

Có một năm, triều đình thay đổi thống đốc, Lý Hồng Chương, thống đốc của Hồ Quang, chuyển đến Điều Nguyên Kỳ ở phía bắc để giữ chức thống đốc của Trực Lệ, để lại chức vụ ở Hồ Quang cho anh trai của mình Lý Hán Chương.

Tuy vị trí thống đốc có sự thay đổi, nhưng lão phu nhân ở phủ không cần dọn đi, bởi thống đốc mới nhậm chức cũng là con bà, vị thống đốc chuyển đi cũng vậy. 

Qua câu chuyện, chúng ta thấy một điều, lương thiện chân chính, chính là lòng tốt cho đi mà không cần báo đáp. Có khi chính bởi sự vô tư vô ngã đó, giúp bạn đắc phúc báo không ai sánh bằng. Còn lòng tốt cho đi nhưng vẫn truy cầu nhận lại báo đáp ở đâu đó, suy cho cùng vẫn là có tính toán thiệt hơn cho mình. Kết quả trái lại, lại chẳng được gì. 

Cổ nhân có câu: Tiên tha hậu ngã, hóa ra nội hàm cũng thật thâm sâu khó lường, khuyên con người trở về với bản tính thiện lương, vị tha, vì người cũng là vì mình. 

Vô tư cho đi, không mong hồi báo. Bạn được nhiều hơn mất!

Theo Sound Of Hope 

An Thanh biên dịch

VIDEO CHỌN LỌC

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều