spot_img
18 C
Vietnam
Thứ hai,25 Tháng mười một
spot_img

Bắc Kinh thanh trừng ngành ngân hàng?

Chiến dịch cải cách tài chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã làm dấy lên làn sóng thanh trừng. Trong vòng một tháng, có ít nhất chín quan chức cấp cao thuộc bốn ngân hàng quốc doanh lớn bị “ngã ngựa”. Một trong số đó là ông Lưu Liên Khả (Liu Liange) – cựu Bí thư Đảng ủy đồng thời là Chủ tịch Ngân hàng Trung Quốc.

9 quan chức cấp cao 'ngã ngựa' trong một tháng, Bắc Kinh thanh trừng ngành ngân hàng?
Một người đàn ông đi ngang qua cửa Ngân hàng Trung Quốc (BOC) ở Bắc Kinh vào ngày 28/1/2022. (FABRICE COFFRINI/AFP via Getty Images)

Sau kỳ họp Lưỡng Hội của ĐCSTQ, áp lực chống tham nhũng trong hệ thống tài chính duy trì ở mức cao, nhiều quan chức tài chính liên tiếp bị “ngã ngựa”. Vào ngày 31/3, trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ (CCDI) đã thông báo việc điều tra ông Lưu Liên Khả.

3 1 scaled

Trước đó vào ngày 19/3, Ngân hàng Trung Quốc tuyên bố ông Lưu Liên Khả từ chức Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành, cùng những chức vụ khác, với lý do “điều chỉnh công tác”. Việc này đã thu hút nhiều sự chú ý vì ông Lưu Liên Khả được cho là “con hổ tài chính” đầu tiên bị hạ trong năm nay.

Theo thông tin được công bố trên trang web của CCDI, trong tháng Ba, ít nhất chín quan chức cấp cao của bốn ngân hàng quốc doanh lớn đã bị điều tra. Đó là quan chức của Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB). Trong số này, có BOC, CCB và ABC nằm trong nhóm “Big Four” – 4 ngân hàng quốc doanh lớn nhất Trung Quốc.

Danh tính các quan chức bị “ngã ngựa” như sau:

Tại BOC:

  • Chủ tịch Ngân hàng kiêm cựu Bí thư Đảng ủy Lưu Liên Khả;
  • Nguyên Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc chi nhánh Bắc Kinh Vương Kiến Hoành (Wang Jianhong);
  • Nguyên Ủy viên Đảng ủy kiêm Phó Giám đốc chi nhánh khu tự trị Nội Mông Cao Tông Thắng (Gao Zongsheng);
  • Phó Trưởng Bộ phận Thị trường Tài chính chi nhánh tỉnh An Huy Vương Thế Bân (Wang Shibin).

Tại CCB:

  • Nguyên Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Phó Giám đốc chi nhánh Thâm Quyến Dịch Cảnh An (Yi Jingan);
  • Chuyên viên cấp cao tại chi nhánh Thâm Quyến Triệu Chi Nhiên (Zhao Zhiran).

Tại ABC:

  • Thanh tra viên Bộ phận Tài chính Quốc tế Lưu Yên Trung (Liu Yanzhong).

Tại CDB:

  • Nguyên Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc chi nhánh Hà Nam Vương Vệ Quân (Wang Weijun);
  • Chuyên gia cao cấp của chi nhánh Hà Nam Phổ Hạo (Pu Hao).

Dự kiến 2.000 tổ thanh tra sẽ tiến hành rà soát các ngân hàng

Tại phiên họp Lưỡng Hội được tổ chức vào tháng Ba, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thông qua kế hoạch cải cách hệ thống tài chính, thành lập “Tổng cục Quản lý và Giám sát Tài chính Quốc gia” trên cơ sở của Ủy ban Quản lý Giám sát Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc (CBIRC), qua đó củng cố chiến lược “Đảng kiểm soát tài chính”.

Vào tối ngày 27/3, ĐCSTQ đã chính thức công bố danh sách các đối tượng trong đợt thanh tra đầu tiên của Ban chấp hành Trung ương khóa 20. Trong đó có 5 tập đoàn tài chính do Trung ương quản lý gồm: Công ty TNHH Đầu tư Trung Quốc (CIC), Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB), Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung Quốc (ADBC), Tập đoàn China Everbright và Công ty Bảo hiểm Nhân dân Trung Quốc (PICC).

Hôm 28/3, trang web của CBIRC đã công bố bản dự toán năm 2023 của “Tổng cục Quản lý và Giám sát Tài chính Quốc gia” dành cho công tác quản lý, giám sát ngân hàng và bảo hiểm.

Theo bản dự toán này, dự kiến sẽ cử khoảng 2.000 đoàn tới thanh tra cơ cấu ngân hàng và tiến hành rà soát khoảng 2.500 đợt. Mục tiêu là nhằm “giữ vững, không để xảy ra rủi ro tài chính mang tính hệ thống”.

Giáo sư Tạ Điền (Xie Tian) của Học viện Kinh doanh Aiken thuộc Đại học Nam Carolina, Hoa Kỳ nhận định với The Epoch Times rằng, việc ông Tập Cận Bình thành lập cơ chế tài chính mới là nhằm loại bỏ “địa bàn” của các phe phái khác trong nội bộ ĐCSTQ cũng như sức ảnh hưởng của họ trong lĩnh vực tài chính. Có thể ông ấy sẽ sử dụng “chiêu bài” chống tham nhũng hoặc chống tham nhũng “có chọn lọc” để củng cố uy lực và quyền kiểm soát của phe Tập, từ đó duy trì quyền thống trị thiên hạ suốt đời cho ông ta.

Tuy nhiên, Giáo sư Tạ cũng cho rằng, chiến lược “Đảng kiểm soát tài chính” có thể sẽ khiến nền kinh tế Trung Quốc càng thiếu sức sống và ngành tài chính sẽ chìm trong bầu không khí áp bức chính trị.

Theo NTD tiếng Trung

Tường Vy (NTDVN) biên dịch

Xem thêm:

> Tại sao Trung Quốc bơm tiền khủng mà chưa lạm phát?

> Vì sao khách du lịch Trung Quốc không quay lại Việt Nam ? Sự thật phía sau thật kinh hoàng!

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều