spot_img
26 C
Vietnam
Thứ sáu,20 Tháng chín
spot_img

Dùng bản đồ vi phạm chủ quyền Biển đảo, Doanh nghiệp đối mặt nguy cơ bị tẩy chay

Thương hiệu thời trang Y.D có đăng đoạn clip kỷ niệm 9 năm thành lập thương hiệu sử dụng bản đồ sai thông tin về chủ quyền Biển Đảo Việt Nam. Hãng Grap sử dụng bản đồ của bên thứ 3 có kí hiệu các địa danh tiếng Trung Quốc vi phạm chủ quyền biển đảo. Những sự cố này khiến các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ tẩy chay từ người dùng Việt Nam.

Bản đồ thiếu Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam

Cụ thể, bản đồ Việt Nam được Y.D phác họa lại không có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này đang khiến cộng đồng mạng bức xúc và nổi đóa, vì bản đồ nếu thiếu đi hai quần đảo thì không thể chấp nhận, nó thể hiện việc không tôn trọng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
chủ quyền Biển đảo
Thương hiệu thời trang nổi tiếng thiếu Hoàng Sa và Trường Sa trên bản đồ, netizen đòi tẩy chay kịch liệt
Những năm trước đây, tất cả các thương hiệu, nhãn hàng đăng hình bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa, Trường Sa đều đối mặt với việc bị người dân tẩy chay kịch liệt.
Trong các livestream gần đây và ở dưới phần bình luận trên trang Fanpage của Y.D, nhiều khách hàng cũng nhắc nhở việc sai sót và nhãn hàng cần phải lên tiếng đính chính, xin lỗi nhưng thương hiệu thời trang lại bỏ qua và vẫn tiếp tục sử dụng hình ảnh bản đồ bị sai lỗi nghiêm trọng.

Xe công nghệ dùng bản đồ Trung Quốc

Đại diện Grab cho biết bản đồ vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam được dùng trên ứng dụng đặt xe do bên thứ 3 cung cấp, thông tin sai lệch về chủ quyền này đang được sửa chữa.

Grab dùng bản đồ vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam
Nội dung chú thích sai lệch trên bản đồ mà Grap sử dụng về chủ quyền biển đảo được Việt Nam xác định vi phạm – VNE

Trước đó, trong hai ngày 8 và 9/4, nhiều người dùng ứng dụng đặt xe trực tuyến Grab phát hiện bản đồ trên ứng dụng thể hiện thông tin sai lệch nghiêm trọng về chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Tại khu vực quần đảo Trường Sa, bản đồ của Grab chỉ thể hiện tên tiếng Việt đối với đảo Sơn Ca và Sinh Tồn. Nhiều đảo, quần đảo và khu vực khác thể hiện bằng tiếng Trung Quốc và tiếng Anh, trong đó có nhiều tên bị ghi với các khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam.

Bãi Chữ Thập, thuộc chủ quyền Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trên bản đồ Grab chú thích “Nansha District” tức “huyện Nam Sa” (Nam Sa là tên gọi mà Trung Quốc dùng để gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Bãi đá Vành Khăn thuộc chủ quyền Việt Nam bị chú thích à Meiji Jiao, tức đảo Mỹ Tế và ghi chú đảo Mỹ Tế, Tam Sa, Trung Quốc. Thành phố Tam Sa là chính quyền do Trung Quốc đơn phương lập ra để quản lý nhiều quần đảo, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Ngoài ra, một số đảo khác thuộc chủ quyền của Việt Nam tại Biển Đông cũng bị chú thích sai lệch.

BN 2 jpeg

Chiều 9/4, theo VnExpress, Grab Việt Nam cho biết sự việc này hoàn toàn không liên quan đến sự tôn trọng của Grab đối với đất nước và nhân dân Việt Nam, họ nói rằng: “Chúng tôi tiếp nhận các ý kiến đóng góp một cách rất nghiêm túc và chân thành xin lỗi về những quan ngại có thể phát sinh”. Đồng thời, đại diện Grab Việt Nam cũng khẳng định cam kết gắn bó lâu dài với thị trường Việt Nam.

Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ được Chính phủ ban hành ngày 11/2/2020 quy định hành vi lưu hành sản phẩm đo đạc và bản đồ mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia Việt Nam sẽ bị phạt 30-40 triệu đồng.

Mức phạt tương tự được áp dụng với các hành vi khác như: giả mạo, làm sai lệch dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; thể hiện không chính xác đường biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh thổ trên thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ.

Grab dùng bản đồ vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam

Như tin đã đưa, vào ngày 8/4, Công ty Cổ phần sự kiện Peak, đơn vị tổ chức giải bơi quốc tế Oceanman bị phạt 25 triệu đồng vì dùng bản đồ chú thích sai về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Giải bơi này cũng đã bị đình chỉ mặc dù đã có đến hơn 800 vận động viên các nước đổ về.

Vũ Nam tổng hợp.

Xem thêm:

Đình chỉ giải bơi lội vì đăng tải các thông tin sai lệch về chủ quyền biển đảo

Nước mía Việt Nam đắt hàng ở Hàn Quốc

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều