Liệu có sự sống trên Sao Hỏa? Câu hỏi tưởng như đơn giản, nhưng đã gây khó khăn cho các nhà khoa học trong suốt nhiều thập kỷ. Đó cũng là một trong những chủ đề được quan tâm của sinh vật học vũ trụ, bởi khoảng cách cận kề của hành tinh này và tính tương đồng của nó với Trái Đất.
Các cuộc tìm kiếm khoa học về bằng chứng của sự sống trên hành tinh Đỏ này bắt đầu từ thế kỷ 19, và chúng vẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay thông qua nghiên cứu hình ảnh từ kính thiên văn, và các phi vụ hạ cánh xuống bề mặt sao Hỏa.
Dưới đây là danh sách các bằng chứng cho thấy sự sống dường như đã và đang hiện hữu trên sao Hoả trong các thập kỷ qua.
1. Hóa thạch và sinh vật sống giống côn trùng và bò sát ở Sao Hoả
Tiến sĩ William Romoser – người chuyên về nghiên cứu động vật học và côn trùng học, đã dành vài năm để nghiên cứu các bức ảnh từ sao Hoả có sẵn trên Internet. Ông đã tìm thấy rất nhiều ví dụ về các dạng giống côn trùng, có cấu trúc tương tự như ong, cũng như các dạng giống bò sát – cả ở dạng hóa thạch và sinh vật sống trong các bức ảnh do xe tự hành chụp trên sao Hoả.
Vào ngày 19 tháng 11 năm 2019, ông đã trình bày những phát hiện của mình tại cuộc họp quốc gia của Hiệp hội Côn trùng học Hoa Kỳ ở St. Louis, Missouri.
Tiến sĩ Romoser nói: “Đã và vẫn còn sự sống trên sao Hỏa”, ông cũng lưu ý rằng những hình ảnh dường như cho thấy cả sinh vật hóa thạch và sinh vật sống.
Ông cho biết có sự đa dạng rõ ràng giữa các loài động vật giống côn trùng trên sao Hỏa, thể hiện nhiều đặc điểm tương tự như côn trùng trên Trái đất.
Ví dụ: Sự hiện diện của cánh, khả năng uốn cong của cánh, lướt/bay nhanh nhẹn và các bộ phận chân có cấu trúc khác nhau.
Romoser nói rằng trong khi các xe tự hành sao Hỏa, đặc biệt là Curiosity Rover, đang tìm kiếm các chỉ số về hoạt động hữu cơ, thì có một số bức ảnh mô tả rõ ràng các loại giống côn trùng và bò sát.
Nhiều tấm hình cho thấy những hình ảnh mà các đoạn cơ thể của động vật chân đốt, cùng với chân, râu và cánh, và một bức ảnh thậm chí còn cho thấy một trong những con côn trùng đang lao xuống và trồi lên ngay trước khi chạm đất.
Romoser lưu ý cách giải thích về các sinh vật giống côn trùng và bò sát mà ông mô tả, có thể thay đổi trong tương lai khi kiến thức về sự sống trên sao Hỏa phát triển, nhưng khối lượng bằng chứng tuyệt đối là thuyết phục.
2. NASA công bố hình ảnh các tảng băng cổ chôn sâu dưới bề mặt sao Hoả
Cơ quan hàng không vũ trụ NASA của Mỹ đã công bố một phát hiện chấn động, khi họ tìm thấy các tảng băng khổng lồ tại cực Bắc của sao Hỏa.
Phát hiện này xuất phát từ thông tin radar thu được sau khi tàu thám hiểm sao Hỏa của NASA chuyển về. Tín hiệu mô tả cho thấy, các tảng băng cổ được chôn sâu dưới bề mặt, tại cực Bắc của sao Hỏa.
Theo báo cáo của NASA, lượng băng phân tầng thành các mỏ rất đáng kể. Nếu khối băng bị tan chảy, nước sẽ tạo thành một hồ bơi rộng khắp hành tinh Đỏ, với mực nước sâu khoảng 150cm.
NASA tin rằng các lớp băng hình thành trên sao Hỏa trong các thời kỳ băng hà trước đây và được bảo vệ khỏi sự nóng lên của bức xạ Mặt trời bằng các lớp cát phủ trên bề mặt của chúng.
Đây là một phát hiện có ý nghĩa và giá trị bởi những phát hiện cho thấy các điều kiện về nước và không khí sẽ tạo ra sự sống, giống với sự sống trên Trái đất.
3. Miệng núi lửa trên sao Hỏa đang ẩn giấu những tảng đá xanh kỳ lạ.
Theo trang Interesting Engineering, những tảng đá lửa màu xanh lục đã được phát hiện ở Jezero – một miệng núi lửa rộng 45km, được coi là nơi có hồ cổ trên sao Hỏa.
Hàng trăm nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu được Perseverance thu thập, và họ khẳng định rằng có thể hành tinh đỏ không đỏ như chúng ta nghĩ.
Sao Hỏa được gọi là hành tinh đỏ vì hầu hết các loại đá tiếp xúc với môi trường bên ngoài đều có màu đỏ. Chúng chứa sắt bị ôxy hóa nên chuyển sang màu đỏ, tương tự như bất kỳ vật thể bằng sắt nào trên Trái đất chuyển sang màu đỏ và bị gỉ sau khi được đặt ngoài trời.
Đáng ngạc nhiên là nhiều loại đá được tìm thấy trong miệng núi lửa Jezero khác với các loại đá trầm tích được tìm thấy trên bề mặt sao Hỏa.
Nhiều bãi biển trên Trái đất có màu xanh lục do sự hiện diện của olivin – một khoáng chất được tìm thấy nhiều trong lớp phủ của Trái đất và tham gia vào quá trình hình thành đá quý peridot.
Sự hiện diện của đá giàu olivin trên sao Hỏa có thể tiết lộ câu trả lời cho câu hỏi liệu đã bao giờ có sự sống trên sao Hỏa? Bởi những tảng đá này có các đặc tính tương tự như đá lửa tồn tại trên Trái đất trong những ngày sơ khai.
4. Lớp trầm tích chứa đất sét được phát hiện trên Sao Hoả
Thông qua nghiên cứu kỹ lưỡng các hình ảnh do vệ tinh Mars Reconnaissance Orbiter ghi lại, các nhà khoa học đã xác định được lớp trầm tích chứa đất sét nằm ở Ladon, khu vực cận trung tâm, nằm tại phía nam của đường xích đạo trên Sao Hỏa.
Lý do việc tìm thấy đất sét là điều đáng mừng, bởi chúng cho thấy sự hiện diện lâu dài của nước. Nhóm nghiên cứu cho rằng nước đã từng chảy đến khu vực này từ 3,8 tỷ năm đến 2,5 tỷ năm trước. Đây là khoảng thời gian khá lớn trong lịch sử hình thành và phát triển của sao Hỏa.
Theo Catherine Weitz, nhà khoa học cấp cao tại Viện Khoa học Hành tinh ở Arizona – “Sự hiện diện của hồ nước và lớp đất sét cho thấy một môi trường thuận lợi cho sự sống vào thời điểm đó”.
Bên cạnh đó, đất sét cũng là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng ổn định cho môi trường xung quanh, đặc biệt là hệ thực vật. Đặt nước, chất dinh dưỡng và các điều kiện ổn định lại với nhau, cơ hội sống sót của các sinh vật sẽ tăng lên đáng kể”.
5. Hình ảnh cho thấy dấu hiệu sự sống ở Sao Hỏa
Tàu thám hiểm Sao Hỏa Curiosity của NASA đã chụp ảnh các tảng đá in dấu những gợn sóng nhỏ từ một hồ nước cổ đại. Và những gợn sóng nhỏ này đang làm dậy sóng Địa cầu vì chúng là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy nước đã từng tồn tại trên Hành tinh Đỏ.
Kết cấu gập ghềnh của những tảng đá này là bằng chứng rõ ràng nhất từ Núi Sharp, cho thấy có một hồ nước cổ trên sao Hỏa. Hàng tỷ năm trước, gió thổi qua bề mặt của một hồ nước cạn đã làm xáo trộn lớp trầm tích dưới đáy hồ, cuối cùng trở thành những tảng đá này.
Các nhà nghiên cứu của Curiosity cho biết, sự hiện diện của các gợn sóng trong một khu vực được cho là khô ráo, cho thấy sao Hỏa không chuyển từ trạng thái ẩm ướt sang trạng thái khô ráo một cách đơn giản và tuyến tính. Gần các tảng đá gợn sóng, các nhà nghiên cứu còn thấy các lớp đá có khoảng cách và độ dày đều đặn. Những lớp như thế này thường xuất hiện trên Trái đất trong các kiểu thay đổi định kỳ.
Khí hậu cổ đại của sao Hỏa có sự phức tạp tuyệt vời và rất giống với Trái đất.
6. Người ngoài hành tinh xuất hiện trên sao Hỏa
Theo Daily Star ngày 31/12/2016 – NASA đã tiết lộ một hình ảnh cho thấy một sinh vật trông giống như người ngoài hành tinh được chụp trên sao Hỏa.
Hình ảnh ghi lại cho thấy một sinh vật đang trong tư thế ngồi ở trên bề mặt sao Hỏa – hành tinh được cho là có đủ điều kiện để con người tồn tại.
Sau sự xuất hiện của hình ảnh này, các chuyên gia về vật thể bay không xác định (UFO) tin rằng nó là minh chứng rõ nét cho sự thật về người ngoài hành tinh trên sao Hỏa.
Thậm chí, nhiều chuyên gia khẳng định đây không phải hình khối của đá như nghi vấn của nhiều người.
Hình ảnh này của NASA là một trong những cơ sở để có thể chứng minh rằng, có sự hiện diện của thể sinh mệnh cũng như sự sống tồn tại ở trên một hành tinh khác trong dải Ngân hà của chúng ta.
Hoàng Dung (t/h)
Xem thêm:
> NASA chụp được thế giới Thiên Quốc – thiên đường thật sự tồn tại?
> Nasa chụp được “bình gốm cổ” trên sao Hỏa, thêm bằng chứng về sự sống từng tồn tại ở đây?