spot_img
24 C
Vietnam
Thứ sáu,20 Tháng chín
spot_img

Sơn lại 4 mặt tiền chợ Bến Thành

Tân Thế Kỷ – Bốn mặt tiền chợ Bến Thành, quận 1 (TP.HCM) sẽ được sơn lại với tông màu trước đây sau thời gian dài chưa được chỉnh trang.

Sơn lại 4 mặt tiền chợ Bến Thành - Tân thế kỷ
Chợ Bến Thành, cuối năm 2022. Ảnh: Quỳnh Trần/VNE

Theo kế hoạch của UBND quận 1, chợ Bến Thành được sơn lại theo hiện trạng như trước, với tông chủ đạo là màu kem cũ (sơn Jotun, mã màu 1154). Kinh phí lấy từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của Ban quản lý chợ và nguồn xã hội hoá.

Sở Văn hoá và Thể thao TP HCM thống nhất sơn lại 4 mặt tiền chợ Bến Thành. Tuy nhiên, do đây là công trình đang nghiên cứu lập hồ sơ xếp hạng di tích nên cơ quan này giao Trung tâm Bảo tồn di tích thành phố hướng dẫn quận 1 và Ban quản lý chợ thực hiện, đảm bảo chất lượng cũng như màu sắc hiện hữu.

Chợ Bến Thành được xây từ năm 1912 đến cuối tháng 3 năm 1914 hoàn tất. Công trình có tổng diện tích khoảng 13.000 m2, giới hạn bởi các trục đường: Phan Bội Châu – Phan Chu Trinh – Lê Thánh Tôn – Công trường Quách Thị Trang.

Các ngành hàng kinh doanh chủ yếu ở đây gồm: quần áo, vải sợi, giày dép, thời trang, hàng thủ công mỹ nghệ… Đây là một trong những công trình biểu tượng của TP HCM, thu hút nhiều người dân, du khách đến mỗi ngày. Chợ từng được cải tạo, sửa chữa giữa năm 1985.

BN 1 jpeg 4

Đầu năm 2022, Công ty TA Landscape đề xuất cải tạo chợ Bến Thành với phương án lợp lại phần mái chợ bằng ngói cách nhiệt, thay thế lớp tôn giả ngói cũ đã xuống cấp; thiết kế lại các cửa thông gió đảm bảo thông thoáng cho không gian phía trong; thay mới gạch lót…

Chính quyền thành phố sau đó đã thống nhất chủ trương, song đến nay việc cải tạo chưa được triển khai.

Hiện, phía trước khu chợ là dự án ga Bến Thành của Metro số 1 với quy mô 4 tầng ngầm. Sau khi công trường tuyến metro hoàn trả mặt bằng, quanh nơi này chuẩn bị được cải tạo lại cảnh quan, trong đó đoạn trước chợ được tính toán hình thành quảng trường; bố trí nhiều mảng xanh, ưu tiên giao thông công cộng.

Kỳ vọng diện mạo mới sau 8 năm

Sau 8 năm xây ga ngầm tuyến metro, công trường quanh chợ Bến Thành, quận 1, trả mặt bằng giúp các tuyến đường thông thoáng, tạo diện mạo mới cho khu trung tâm.

Suốt 8 năm, khu vực trước chợ Bến Thành như một đại công trường. Những con phố nhộn nhịp trở nên vắng người. Nhiều cửa hàng phải hoạt động cầm chừng, số khác trả mặt bằng dời qua nơi khác vì bị dãy “lô cốt” án ngữ, buôn bán ế ẩm.

Hai năm ảnh hưởng Covid-19, du khách quốc tế vắng bóng càng khiến việc kinh doanh trên tuyến phố sụt giảm. Hàng loạt cửa hàng đóng cửa, mặt bằng bị bỏ trống trên con phố thương mại đắc địa nhất thành phố.

Việc tháo rào chắn mới đây không chỉ giúp đi lại thuận tiện mà giá mặt bằng cũng tăng cao trở lại.

Trước khi công trường metro tháo dỡ rào chắn, từ tháng 4/2022 các hộ kinh doanh cho biết giá cho thuê mặt bằng trên tuyến Lê Lợi tăng vọt. Nhà diện tích 100-120 m2, một trệt, hai lầu mặt tiền được rao cho thuê 170-250 triệu đồng mỗi tháng, tăng hai, ba lần so với trước, khi khu vực đang là công trường thi công.

Sơn lại 4 mặt tiền chợ Bến Thành - Tân Thế Kỷ
Chợ Bến Thành nhìn từ trên cao sau khi gỡ các rào chắn – Đình Văn/VNE

Vỉa hè đường Lê Lợi được lát gạch sạch sẽ, bố trí nhiều mảng xanh trên phần đường giữa làn ôtô và xe máy. Riêng khu vực trước chợ Bến Thành – trước đây là vòng xoay lớn bị phá bỏ để thi công tuyến metro đã được tạm tái lập mặt đường và tổ chức giao thông.

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM Trần Quang Lâm cho biết khu vực này sẽ là “điển hình” của mô hình TOD (phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng) ở thành phố. Cùng với ga Bến Thành, nơi đây sẽ được tăng cường các phương tiện thân thiện môi trường như xe đạp, buýt điện. Tất cả công trình được nghiên cứu theo hướng phục vụ giao thông công cộng, giữ các nét văn hoá, kiến trúc đặc trưng ở khu vực.

Vũ Nam tổng hợp.

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 & 01/5

8 triệu lượt khách sẽ đổ về đền Hùng

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều