spot_img
20 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Chuyện gì xảy ra nếu đồng USD sụp đổ?

Chuyện gì xảy ra khi đồng USD sụp đổ?
Một người thợ in bê một chồng tờ 20 USD chưa cắt vào ngày 12/07/2012, tại Cục Ấn loát Bộ Ngân khố (BEP) ở Washington, DC, Mỹ. (Ảnh: PAUL J. RICHARDS/AFP qua Getty Images)

Tân Thế KỷNếu đồng USD sụp đổ – Vị thế đồng tiền dự trữ thế giới của USD không mang lại lợi ích cho người dân Mỹ. Tuy nhiên, họ chính là đối tượng phải gánh chịu hậu quả nặng nề một khi đồng USD sụp đổ.

Trong những tuần qua, các nước lớn đã rời xa đồng USD, làm dấy lên nghi ngờ về vai trò thống trị lâu dài của đồng USD trên thế giới. 9 tuần trước, chỉ có các quốc gia bị bỏ rơi như Iran hay Nga đang cố gắng phi đô la hóa. Bây giờ đến lượt Brazil, Pháp, thậm chí cả Ảrập Xêút – trụ cột của thỏa thuận “USD dầu mỏ” kéo dài hàng thập kỷ.

Nếu đồng USD mất vị trí là đồng tiền dự trữ toàn cầu (vị thế mà nó nắm giữ trong 80 năm), đó sẽ là thảm họa đối với nền kinh tế Mỹ và đối với người dân Mỹ. Hàng tỷ người ngoại quốc đã trải qua thời gian hàng chục năm bị lệ thuộc vào USD. Họ sẽ trở thành nạn nhân của vụ treo đầu dê bán thịt chó lớn nhất trong lịch sử.

BN 1 jpeg 4

Vấn đề với đồng USD

Vào cuối tháng 3, Ảrập Xêút tuyên bố sẽ định giá dầu bằng đồng CNY (nhân dân tệ) của Trung Quốc. Ngay cả CNN cũng lo lắng, trong một lần hiếm hoi họ nhận thức được tình huống thực tế, trong khi Fox lo lắng về siêu lạm phát “Weimar” [tiền thân của nước Đức].

Đồng USD rõ ràng đã trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu kể từ những năm 1940. Vị thế đồng tiền dự trữ trông tuyệt vời trên lý thuyết: Bạn có thể in các chồng giấy màu xanh lá cây và người ngoại quốc sẽ cung cấp cho quý vị những thứ thú vị như lò nướng bánh, ô tô sang trọng và quặng đồng. Vấn đề là ai được lợi từ sự khao khát tờ bạc xanh của người ngoại quốc?

Thật không may, đó không phải là người dân Mỹ. Đó chính là người đang in tiền: Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Bộ Ngân khố Mỹ (người được Fed chuyển cho lợi nhuận bất chính), và – bạn hãy thử đoán xem – các ngân hàng thương mại phố Wall.

Để hiểu tại sao, hãy tưởng tượng trường hợp người ngoại quốc không muốn USD. Fed và các ngân hàng chỉ có thể in một ít, vì in nhiều sẽ tạo ra lạm phát và cử tri Mỹ sẽ phản đối.

Nhưng nếu người ngoại quốc muốn có nhiều USD, Fed và các ngân hàng có thể in ra lượng phù hợp. Điều đó giống như một dòng sông tiền chảy vào hồ chứa, phù hợp với một dòng sông tiền khác chảy ra cho người ngoại quốc. Hồ chứa tiền vẫn ổn định và cử tri không nổi loạn.

Nhưng hãy chú ý xem lợi nhuận đã đi đâu. Dòng sông chảy ra cho người ngoại quốc không chảy về phía người dân Mỹ, những người nắm giữ USD – người dân là hồ chứa, là thứ không thay đổi. Lợi nhuận đã đi thẳng qua người dân Mỹ đến đầu nguồn: Kho bạc Mỹ và phố Wall.

Vì vậy, giống như phần còn lại của hệ thống tài chính thân hữu, đó là một trò lừa đảo. Người dân Mỹ nghĩ rằng họ đang được hưởng lợi từ vị thế của đồng USD, nhưng lợi nhuận đã bị hút ra và trao cho những người thiết kế thể chế trục lợi mà chúng ta gọi là hệ thống tài chính.

Thảm họa

Chuyện gì xảy ra khi đồng USD sụp đổ?
Tờ tiền CNY của Trung Quốc và USD của Mỹ ở Moscow, Nga, hôm 09/02/2023. (Ảnh: Kirill Kudryavtsev / AFP qua Getty Images)

Bây giờ, đây là vấn đề: Nếu người ngoại quốc đột nhiên không muốn USD thì sao?

Có thể Trung Quốc trả tiền cho họ để bán dầu bằng CNY, hoặc có thể Fed đã mất phương hướng và tạo ra quá nhiều lạm phát.

Nhu cầu cạn kiệt, đồng USD bắt đầu mất giá và người ngoại quốc bắt đầu lo lắng về khoản tiền tiết kiệm cả đời của họ cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp. Họ bán USD. Một chút lúc đầu, ngày càng nhiều hơn khi xu hướng tăng tốc.

Bây giờ dòng sông đó đối với người ngoại quốc đảo ngược: nó chảy ngược vào hồ chứa. Đồng USD sụp đổ. 70 năm in tiền của Fed và Phố Wall ùa về như một cơn sóng thần tràn qua hẻm núi. Tối thiểu thì người Mỹ sẽ chứng kiến lạm phát hai con số, trong nhiều năm.

Vị thế đồng tiền dự trữ có thể trở thành một cái bẫy, một thảm họa tuyệt đối đối với người dân Mỹ.

Diễn biến của sự sụp đổ

Vậy điều gì xảy ra nếu đồng USD sụp đổ?

Vào giai đoạn bắt đầu, người ngoại quốc sẽ không cần nhiều USD đến thế. Tức là có thừa USD. Điều này làm cho giá của đồng USD giảm xuống và đồng tiền trở nên yếu hơn.

Lúc đầu xu hướng thường diễn ra chậm, sau đó tăng tốc nếu nó tiếp tục diễn ra, một cơn sốt tăng dần. Điều này là do những người đầu tiên bán USD chỉ thua lỗ một chút, nhưng họ càng đợi lâu, họ sẽ càng thua lỗ nhiều hơn.

Ai phải chịu hậu quả khi đồng USD ngày càng trở nên vô giá trị? Câu trả lời thật dễ dàng: người Mỹ. Những người duy nhất trên trái đất thực sự bắt buộc phải sử dụng đồng USD nhờ một đạo luật khó hiểu được thông qua vào năm 1862 như một trường hợp khẩn cấp thời chiến, tuy nhiên vẫn tồn tại được 151 năm.

Vì vậy, người Mỹ không có lựa chọn nào khác: trừ khi họ đổi USD ra vàng, Bitcoin…, nếu không họ sẽ chìm cùng con tàu.

Điều gì xảy ra với những người Mỹ vẫn phải dùng USD? Đồng USD giảm làm tăng giá của mọi thứ được nhập khẩu vào Mỹ. Nó làm tăng giá của bất cứ thứ gì được giao dịch trên thị trường thế giới. Chúng bao gồm nguyên liệu thô và bộ phận nhập khẩu, thứ cần cho các nhà máy của Mỹ và người tiêu dùng Mỹ.

Những thứ đầu tiên tăng vọt về giá sẽ là xăng, nhiên liệu sưởi ấm và lương thực – tất cả đều là từ thị trường thế giới. Cùng với đó là các loại thuốc theo toa, vì Trung Quốc đang dần dần siết chặt quyền kiểm soát nhờ vào những quy định quá mức một cách ngu xuẩn của người Mỹ. Điều này ít nhiều đúng với mọi sản phẩm tiêu dùng mà Trung Quốc thống trị: người Mỹ tự bắn vào chân mình, và bây giờ mọi thứ đang quay trở lại chống lại người Mỹ.

Tiếp theo, những hàng hóa và đầu vào đắt đỏ chảy ra theo chuỗi cung ứng. Đẩy giá lên cao từ ngành này đến ngành khác – ô tô, vật liệu xây dựng như thép hoặc bê tông, quần áo, đồ nội thất, TV, máy tính, thiết bị y tế.

Đã qua rồi thời những thứ xa xỉ có giá cả phải chăng – giờ đây người Mỹ phải làm việc để có được chúng.

Sự kiện chính

Và đó là lúc sự kiện chính bắt đầu: Dòng vốn rời xa Mỹ.

Nếu người ngoại quốc cảm thấy lo lắng, họ không chỉ bán USD mà còn bán tài sản được định giá bằng USD. Bắt đầu với những tài sản có tính thanh khoản cao nhất: cổ phiếu, trái phiếu, trái phiếu kho bạc Mỹ. Những thứ này rất dễ giao dịch – cổ phiếu IBM dễ bán hơn so với một nhà máy của Đài Loan ở Wisconsin – vì vậy chúng sẽ ra đi trước.

Khoảng 40% cổ phiếu Mỹ thuộc sở hữu của người ngoại quốc và khoảng 1/3 trái phiếu doanh nghiệp cũng như vậy. Nếu người ngoại quốc bắt đầu việc bán ra, giá của cả hai thứ trên sẽ lao dốc. Điều này có thể cắt giảm gần một nửa giá trị khoản đầu tư hưu trí 401(k) của người Mỹ và nó có thể đẩy chi phí đi vay của các công ty lên mức cao không tưởng. Đến lượt mình, điều đó sẽ dẫn đến các vụ phá sản hàng loạt bên cạnh làn sóng phá sản mà Fed đã tạo ra khi cố gắng kiềm chế sự tăng cao của lạm phát, thứ cũng chính do Fed tạo ra.

Không dừng lại ở đó: 1/3 trái phiếu kho bạc Mỹ thuộc sở hữu của người ngoại quốc – hơn 8 nghìn tỷ USD trái phiếu. Nếu người ngoại quốc bắt đầu bán tháo những thứ đó, điều đó sẽ khiến nghĩa vụ nợ phải trả chính phủ Mỹ tăng vọt thêm hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Hoặc, nhiều khả năng hơn, điều đó buộc Fed phải can thiệp và mua hết lượng trái phiếu bị bán tháo đỏ, đổ thêm hàng ngàn tỷ USD vào nền kinh tế.

Điều này sẽ nhanh chóng đẩy lạm phát lên cao, quay trở lại mức hai con số.

Không thể bỏ cuộc

Có nhiều cách để ngăn chặn điều này. Nhưng với màn diễn hề của Washington nhằm tăng trần nợ một lần nữa, cùng với việc họ bị ám ảnh phải áp đặt các biện pháp trừng phạt khiến các ngoại quốc sợ hãi đồng USD, Washington không hề có chút suy nghĩ nghiêm túc nào về việc điều chỉnh con tàu đi đúng hướng.

Việc mất đi vị thế đồng tiền dự trữ sẽ tàn phá nền kinh tế Mỹ và nó sẽ tàn phá cuộc sống của người dân Mỹ. Không quốc gia nào cần vị thế đồng tiền dự trữ – xét cho cùng, điều đó không mang lại lợi ích cho người dân. Nhưng, giống như leo vách đá mà không có dụng cụ, khi đã đi được nửa đường, tốt hơn hết là bạn không nên bỏ cuộc.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả Peter St. Onge, không nhất thiết phản ánh quan điểm của TTK.

Theo The Epoch Times

Cát Duyên(NTDVN) biên dịch

Peter St. Onge

Tác giả Peter St. Onge là nhà nghiên cứu kinh tế tại Viện Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Roe tại Quỹ Di sản. Ông có bằng tiến sĩ kinh tế tại Đại học George Mason và là cựu giáo sư tại Đại học Feng Chia của Đài Loan. Ông viết blog tại ProfitsOfChaos.com.

Xem thêm:

Việt Nam vay nợ của nước nào nhiều nhất?

Tiết lộ mối liên hệ giữa các ngân hàng đã sụp đổ, ESG và quỹ hưu trí của Mỹ

Đồng USD giảm giá khi lạm phát Mỹ hạ nhiệt


Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều