spot_img
20 C
Vietnam
Thứ sáu,22 Tháng mười một
spot_img

Võ thuật, võ đức và sự khác biệt của võ thuật hiện nay với võ thuật truyền thống

ffcc1a8183a92457389e9e8b6bc1d965
Võ thuật phải coi trọng võ đức – Ảnh minh hoạ: Internet

Tân Thế Kỷ – Chúng ta thường thấy trên phim ảnh hình ảnh những người võ nghệ cao cường, đi lại trên không khiến nhiều người thích thú. Nhưng võ thuật yêu cầu có võ đức, có thể dễ dàng sử dụng để trình diễn hoặc vì mục đích xấu mà dùng hay không? Vậy võ thuật truyền thống thực sự là như thế nào? Việc đi lại trên không có thực hay không?

Võ thuật

Võ thuật Trung Hoa có nguồn gốc lịch sử vô cùng lâu đời, các môn phái cũng rất đa dạng. Võ thuật được mệnh danh là một trong tứ đại quốc túy của Trung Quốc và cũng được rất nhiều dân tộc yêu thích, mến mộ. Ban đầu võ thuật được dùng trong huấn luyện quân sự, nó có mối liên hệ mật thiết với quân sự thời cổ đại và có tác dụng hết sức rõ rệt trong thời đại vũ khí lạnh (tên gọi chung các vũ khí chuyên dùng để đánh giáp lá cà, để đâm, chém như gươm, mã tấu, giáo mác, dao găm, lưỡi lê,…). Trên thực tế, mục đích của võ thuật là gây sát thương nhằm khuất phục đối thủ, võ thuật thường sử dụng các phương pháp tấn công hiệu quả nhất để buộc đối phương mất khả năng phản kháng.

758 400x209 1
Võ thuật có nguồn gốc lâu đời – Ảnh minh hoạ: Internet

Từ Võ (“武”) tiếng Hán gồm bộ “Qua戈 ” (cây thương, giáo, mác) và chữ “Chỉ 止” (kết thúc, ngăn lại), ý nói rằng võ không phải là dùng để đánh nhau kịch liệt, phân định thắng thua, tranh tài cao thấp, mà dùng để chấm dứt việc đánh nhau, ngăn chặn bạo lực. “Thuật” chỉ phương pháp, nghệ thuật. Vậy nên, võ thuật nghĩa là nghệ thuật ngăn chặn bạo lực, ẩu đả.

Võ thuật xuất hiện từ rất sớm, thời thượng cổ xa xưa khi Hoàng Đế tạo ra binh khí để chiến đấu với Xi Vưu. Sau đó, một bộ phận thân pháp, thân hình của võ thuật phát triển thành vũ đạo (múa), dùng cho tế tự và lễ tiết, cũng nói nhất vũ lưỡng dụng (vũ có hai công dụng), dùng cho văn thì là vũ đạo, dùng cho võ là để đánh trận. Võ và Vũ, một võ một văn, âm dương cân bằng, sự bác đại tinh thâm của văn hóa Thần truyền nằm trong đó.

Nhìn từ góc độ tu luyện, con người sống vì danh – lợi – tình, nói cách khác xã hội nhân loại vĩnh viễn tồn tại sự tranh đấu trong danh – lợi – tình, trong quá trình này việc sử dụng vũ lực là điều khó tránh khỏi, đây chính là cơ sở sinh ra võ thuật. Nếu không bị mê hoặc bởi vẻ bề ngoài của các loại môn phái võ thuật, các phương pháp tập luyện, danh từ hay khái niệm khác nhau, thì chúng ta sẽ thấy rằng các chức năng cơ bản của võ thuật là kiện thân, hộ thể, phòng địch, chế thắng (chế phục đối phương để giành chiến thắng). Kỳ thực đây là biểu hiện ở tầng thấp nhất của võ thuật, là những điều ở tầng thứ người thường, lấy căn bản là giúp thân thể khỏe mạnh, nó cũng chỉ là một loại công cụ để cầu danh cầu lợi mà thôi. Chữ “thuật” trong võ thuật đã nói rõ ràng rằng luyện võ đơn thuần cũng chỉ là một loại “kỹ thuật” mà thôi, cái gọi là môn “đấm bốc” ở phương Tây cũng như vậy.

Võ đức

Cổ nhân nói: “Võ dĩ đức chương, đức dĩ vũ hiển”, chính là nói rằng đức là cái gốc của võ, võ là cái lá của đức. “Võ đức” chính là đạo đức của võ thuật. Tôn đạo trọng đức, tin tưởng vào nhân quả, thông tỏ thiện ác, ngăn ác tuyên dương thiện, kính Trời khiêm mình, thuận Trời thuận người, hướng đạo tu đức chính là võ đức.

Võ thuật truyền thống bắt nguồn từ văn hóa truyền thống của Trung Hoa, ngoài việc để trị bệnh nâng cao sức khỏe, ngăn chặn bạo lực, thưởng thức nghệ thuật, còn bao gồm cả hàm dưỡng Đạo Đức. “Võ Đức” bao gồm cả Nhân, Lễ, Nghĩa,Trí, Tín, nên có thể nói võ thuật là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Giới võ thuật luôn đặt võ đức là linh hồn của võ thuật, lấy võ đức ưu tú ra sao làm tiêu chuẩn để đánh giá nhân vật võ lâm. Ví dụ: Võ thuật truyền thống yêu cầu hành thiện, không lấy võ thuật để ức hiếp người khác, mà dùng để rèn luyện thân thể và phòng thân tự vệ.

Chắp tay, cũng là ôm quyền, luôn là lễ nghi trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, biểu thị kính nhường khiêm tốn, cũng như người ta thường nói là “Tác ấp” (Vái chào); người nữ tay chắp ngang vùng eo, gối hơi khuỵu hành lễ. Võ thuật là một phần của văn hóa Trung Hoa, cũng như vậy mà ôm quyền thi lễ.

Ngoài Ngoài ra, võ thuật truyền thống hết sức coi trọng việc kính trọng thầy dạy, nếu một võ sinh mà không kính trọng sư phụ, thì cũng như là bất hiếu với cha mẹ mình, cho nên chỉ có kính sư, kính đạo, kính trưởng (kính trọng bề trên), kính hữu(kính trọng bạn hữu), mới có thể học võ, mới có thể thành tài.

Võ thuật chân chính nên được gọi là võ học, kỳ thực nó đã vượt xa khỏi phạm trù “kỹ thuật”, nó là một phương pháp tu Đạo, đằng sau nó có nhân tố của Thần. Chúng ta đều biết rằng trong võ thuật chân chính người ta đều nhấn mạnh võ đức, người luyện võ trước tiên phải học làm người, rất nhiều người không lý giải được điều này, bởi vì họ thấy có nhiều người trong giới võ thuật phẩm hạnh không tốt mà võ công lại rất cao cường. Kỳ thực đó đều là những thứ thuộc về tầng thứ người thường, võ thuật tại tầng thứ này chỉ là kỹ năng người thường mà thôi và hoàn toàn không liên quan đến phẩm hạnh. Cho nên nó không có tầng thứ, hoàn toàn không thể đánh đồng nó với võ học chân chính.

1112051109471497 700x366 1
Võ thuật truyền thống trọng võ đức. Võ đức chính là ngừng ác hành thiện (Ảnh: Quý Viện / Epoch Times)

Một khi võ thuật vượt qua tầng thứ kỹ năng người thường thì nó chính là một loại phương pháp tu luyện, như thế phương pháp tu luyện chính là có quan hệ mật thiết với tâm tính. Tu luyện chú trọng căn cơ, cũng chính là nhìn xem thành phần đức của người đó nhiều hay ít, trong võ thuật chân chính mọi người đều biết điểm này, cho nên mới nói võ đức, bởi vì thực sự nói về võ đức nghĩa là trong toàn bộ quá trình tập võ, những chấp trước đối với danh, lợi, tình sẽ càng ngày càng coi nhẹ, thì thành phần của chất đức mới có thể lớn hơn, tu được vậy mới có thể đề cao tầng thứ của bản thân, tăng công lên cao.

Có rất nhiều cao nhân khi sống nơi thế tục cơ bản không xuất thủ. Người bình thường không hiểu được, công phu cao như vậy vì sao không dùng mà tranh đoạt danh lợi, nếu không thì công phu cao như thế hỏi có tác dụng gì? Người thường ở tầng thứ của người thường không lý giải nổi những điều mà các cao thủ chân chính xem nhẹ, điều mà họ theo đuổi là “Đạo”, là thứ siêu xuất khỏi tầng thứ của người thường. Tôi nhớ vài năm trước từng xem một bài ký sự kể về một vị đại gia võ thuật chân chính, ông ấy dường như không có danh tiếng gì, cũng rất hiếm khi biểu diễn võ nghệ, nhưng có vài người thường tự cho mình là cao thủ muốn đấu với ông thì không chịu nổi một đòn, đệ tử của ông cảm thán rằng: “Sư phụ đúng là đệ nhất thiên hạ”, ông liền nói rằng: “Vì sao các trò còn hứng thú với việc đứng nhất, đứng nhì này. Võ thuật chỉ là một bộ phận rất nhỏ của Đạo, dù có đứng đầu thiên hạ cũng không có nghĩa lý gì”. Những điều ông ấy nói quả không sai, nhưng người tu luyện luyện võ thường có tâm tranh đấu mạnh rất khó trừ bỏ, vậy nên số người luyện võ mà cuối cùng có thể tu thành được thì rất ít.

Người thật sự có công phu cao khi giao đấu đều sử dụng công năng, nó di chuyển ở không gian khác, cho nên những người luyện võ đơn thuần trong người thường cho dù có giỏi đến đâu cũng không thể đấu được với họ.

Sự khác biệt của ‘võ thuật truyền thống mới’ ngày nay và võ thuật truyền thống chân chính

Cái mà ngày nay gọi là ‘võ thuật truyền thống’ hoàn toàn khác với võ thuật truyền thống chân chính, nên để phân biệt, tạm gọi nó là ‘võ thuật truyền thống mới’

Võ thuật truyền thống chân chính chú trọng võ đức, người tập võ chiểu theo quy tắc vận động của vũ trụ, thuận ứng phép tắc của thiên địa tự nhiên, vận dụng kinh lạc của nhân thể, vận động chính xác kết cấu của nhân thể, từ đó sản sinh ra sức mạnh. Đồng thời phải đề cao tâm tính, vứt bỏ tâm tranh đấu, chú trọng phẩm chất đạo đức cùng sự đề cao tinh thần.

9865 GLEK
Võ thuật ngày này chỉ lưu lại một phần động tác của võ thuật truyền thống – Ảnh minh hoạ: Internet

Ngày nay, chúng ta thường thấy ‘võ thuật truyền thống mới’ trên màn ảnh, TV, chỉ lưu lại một phần động tác của võ thuật truyền thống, cho thêm vào để nhìn đẹp mắt, và thêm động tác có độ khó cao, ví dụ thêm các động tác thể hình, tạp kỹ. ‘Võ thuật truyền thống mới’ tuy nhìn bề ngoài thì đẹp, nhưng lại không phù hợp với kết cấu sinh lý của nhân thể, người học võ rất dễ bị tổn thương phần đầu gối và vùng thắt lưng.

Đặc biệt là vài chục năm gần đây, Trung Quốc còn đưa võ thuật thành hạng mục thi đấu trong Thế vận hội, đầu tư tiền bạc, ra sức thúc đẩy cải biến ‘võ thuật truyền thống mới’, để cho đẹp mắt, nó cho thêm vào võ thuật truyền thống rất nhiều động tác, ví dụ như bay nhảy, nhào lộn trên không, nhưng lại bỏ đi hàm dưỡng đạo đức truyền thống.

Chân Tâm t/h

Banner Visaoconhanloai Footer 5 1920x466 10

Xem thêm:

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều