spot_img
19 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Mỹ đạt thỏa thuận tránh vỡ nợ, 2 quốc gia châu Á thở phào nhẹ nhõm

Tân Thế Kỷ – Tổng thống Mỹ Joe Biden thuộc Đảng Dân chủ và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy thuộc Đảng Cộng hòa đã đạt thỏa thuận về nguyên tắc vào cuối ngày 27-5 về việc nâng trần nợ công, ngăn nước Mỹ vỡ nợ vào tháng 6 tới.

Mỹ đạt thỏa thuận để tránh vỡ nợ - Ảnh 1.
Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy (trái) và Tổng thống Joe Biden đã đạt thỏa thuận về nguyên tắc trong việc nâng trần nợ công – Ảnh: REUTERS

“Tôi vừa điện đàm với Tổng thống. Sau khi ông ấy lãng phí thời gian và từ chối đàm phán trong nhiều tháng, chúng tôi đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ phù hợp với người dân Mỹ”, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy viết trên Twitter tối 27/5 (sáng 28/5 giờ Hà Nội).

Bước đột phá đến sau thời gian dài bế tắc khi cả hai bên đều cứng rắn trong các cuộc đàm phán trước hạn chót 5/6, ngày Bộ Tài chính Mỹ dự báo nước này sẽ vỡ nợ.

Ông cho biết thêm dự luật về nâng trần nợ công dự kiến sẽ viết xong vào ngày 28-5 giờ Mỹ. Sau đó ông sẽ nói chuyện với Tổng thống Biden và đưa ra Hạ viện bỏ phiếu vào ngày 31-5.

Thỏa thuận vừa đạt được có thể ngăn nước Mỹ vỡ nợ, nhưng cũng có thể khiến cả hai phe Dân chủ và Cộng hòa không hài lòng trước những nhượng bộ.

Chi tiết về những khoản chi ngân sách theo thỏa thuận sẽ được soạn thảo và trình lên các nhà lập pháp để bỏ phiếu vào đầu tuần tới tại Hạ viện, sau đó là Thượng viện.

Trọng tâm của thỏa thuận là gói ngân sách 2 năm sẽ giữ nguyên chi tiêu cho năm 2024 và đặt giới hạn cho năm 2025, qua đó đẩy vấn đề tăng trần nợ sang cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo.

Tình trạng bế tắc kéo dài đã khiến thị trường tài chính lao đao, gây áp lực lên thị trường chứng khoán và buộc Mỹ phải trả lãi suất cao kỷ lục cho một số đợt bán trái phiếu. Các nhà kinh tế cho rằng vỡ nợ sẽ gây hậu quả nặng nề hơn nhiều, có khả năng đẩy quốc gia vào suy thoái kinh tế, làm rung chuyển nền kinh tế thế giới và tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến.

Lần gần nhất Mỹ trên bờ vực vỡ nợ là vào năm 2011, khi tổng thống và Thượng viện cũng thuộc đảng Dân chủ và Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát. Quốc hội cuối cùng ngăn chặn được tình trạng vỡ nợ, nhưng nền kinh tế phải chịu những cú sốc nặng nề, trong đó có việc Mỹ lần đầu tiên bị hạ xếp hạng tín nhiệm và một đợt bán tháo cổ phiếu lớn.

Quốc gia nào bị ảnh hưởng nặng nhất nếu Mỹ vỡ nợ?

Nhật Bản và Trung Quốc là hai nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ nhiều trái phiếu Chính phủ Mỹ nhất với 2.000 tỷ USD, chiếm hơn 25% trong tổng số 7.600 tỷ trái phiếu kho bạc Mỹ đang nằm trong tay nước ngoài.

Trái phiếu kho bạc Mỹ được xem là một trong những kênh đầu tư an toàn nhất thế giới. Và lượng trái phiếu kho bạc Mỹ trong tay Trung Quốc đã tăng vọt từ mức chỉ 101 tỷ USD vào năm 2000 lên mức đỉnh 1.300 tỷ USD vào năm 2013.

Bắc Kinh tăng cường mua trái phiếu kho bạc Mỹ từ năm 2000, khi xứ sở cờ hoa ủng hộ Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sự bùng nổ xuất khẩu của Trung Quốc đã tạo ra một lượng lớn USD, đòi hỏi quốc gia này phải cất giữ tài sản tại một một nơi an toàn.

Khoản nợ chính phủ Mỹ do Trung Quốc nắm giữ đã ghi nhận mức tăng vọt từ 101 tỉ USD lên kỷ lục 1,3 nghìn tỉ USD vào năm 2013.

Trung Quốc là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ trong hơn một thập kỷ. Tuy nhiên, căng thẳng leo thang với chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đã khiến Bắc Kinh giảm tỉ lệ nắm giữ. Kể từ năm 2019, Nhật Bản đã vượt qua Trung Quốc để trở thành chủ nợ lớn nhất của xứ cờ hoa.

Tokyo hiện nắm giữ 1,1 nghìn tỉ USD, so với 870 tỉ USD của Trung Quốc. Cả hai cường quốc kinh tế đều dễ bị tổn thương trước sự sụp đổ tiềm tàng về giá trị trái phiếu kho bạc Mỹ nếu kịch bản vỡ nợ diễn ra đối với Washington.

Josh Lipsky và Phillip Meng, các nhà phân tích từ Trung tâm Kinh tế Địa lý của Hội đồng Đại Tây Dương cho biết: ” Việc Nhật Bản và Trung Quốc nắm giữ nhiều trái phiếu Kho bạc có thể gây tổn hại cho chính hai quốc gia này nếu giá trị của trái phiếu kho bạc giảm mạnh “.

Giá trị trái phiếu kho bạc giảm sẽ dẫn đến dự trữ ngoại hối của Nhật Bản và Trung Quốc giảm, khiến hai nước sẽ có ít tiền hơn để thanh toán hàng hóa nhập khẩu, trả nợ nước ngoài hoặc hỗ trợ đồng nội tệ.

Tuy nhiên, “những rủi ro thực sự” sẽ đến từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu và ở Mỹ sau vỡ nợ.

Đây là vấn đề nghiêm trọng đối với tất cả các quốc gia nhưng đặc biệt gây ra rủi ro đối với sự phục hồi kinh tế mong manh của Trung Quốc “, Lipsky và Meng nói.

Sau đợt bùng nổ giao dịch ban đầu do dỡ bỏ các hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19, nền kinh tế Trung Quốc hiện đang gặp khó khăn khi tiêu dùng, đầu tư và sản lượng công nghiệp đều có dấu hiệu chậm lại.

Nghi Vân (t.h)

BN 2 jpeg 3

Xem thêm:

Bộ Tài chính cho biết Hoa Kỳ có nguy cơ vỡ nợ vào ngày 5 tháng 6 

Cuộc chiến vô nghĩa về trần nợ Mỹ

Trần nợ công của Mỹ thay đổi ra sao trong nửa thế kỷ qua?

 

 

Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều