spot_img
20 C
Vietnam
Thứ bảy,23 Tháng mười một
spot_img

Cẩn thận với “hệ sinh thái” TikTok, làm sao để bảo vệ con mình khỏi những video độc hại?

Tân Thế Kỷ – Bất chấp việc bị cho là có nhiều sai phạm và Bộ TT-TT thanh tra quá trình hoạt động tại Việt Nam, nền tảng mạng xã hội TikTok vẫn cho thấy quá nhiều nội dung “rác”, sai trái. Nó có ảnh hưởng rất không tốt đến trẻ em, ta phải làm gì để bảo vệ con mình?

Đến nay, TikTok trở thành một trong các nền tảng mạng xã hội có nhiều người dùng nhất tại VN.

Đủ kiểu sai trái, “thả cửa” với vi phạm

Không chỉ đăng tải những nội dung vi phạm chủ quyền VN và tung tin đồn thất thiệt, TikTok giờ đây còn là “thiên đường” cho vô số clip quảng bá những dịch vụ trái phép, đồng thời còn là nơi dung dưỡng hàng lậu, hàng nhái đang hoạt động thông qua mô hình TikTok Shop.

Điển hình, Công ty mua bán nợ Đ.B cung cấp dịch vụ đòi nợ thuê dưới hình thức “mua bán nợ” đã lập hẳn một kênh để giới thiệu “thành tích” những lần gây áp lực để đòi được nợ. Trong những lần xuất hiện, lực lượng của Công ty Đ.B trên khá hầm hố, nhiều người xăm trổ, ăn vận trang phục tương tự như các lực lượng tác chiến để thị uy.

Tương tự, các video giới thiệu, quảng bá các dịch vụ mại dâm cũng xuất hiện nhan nhản trên TikTok. Kèm theo đó là không ít hình ảnh, video “tươi mát” được dùng để minh họa.

Chỉ sau một thời gian ngắn ra mắt, dịch vụ TikTok Shop của TikTok đã nhanh chóng phát triển vượt bậc, trở thành một nền tảng giao dịch thương mại trực tuyến có độ phủ lớn. Thông cáo do TikTok phát đi mới đây cho biết: “Trong năm 2022, TikTok Shop đã ghi nhận mức GMV (tổng giá trị hàng hóa) của TikTok Shop tăng gấp 11 lần, trong đó số lượng đơn hàng tăng gấp 6 lần. Số lượng các nhà bán hàng và nhà sáng tạo nội dung gia nhập vào TikTok Shop cũng tăng nhanh đáng kể với tốc độ lần lượt hơn 13 và 9 lần so với năm ngoái”.

Nhưng sự phát triển của TikTok Shop cũng song hành cùng sự bùng nổ của việc bán hàng giả, hàng lậu trên nền tảng này. Từ quần áo có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng cho đến những chiếc đồng hồ, vật dụng nhái các thương hiệu đắt tiền được rao bán nhan nhản trên TikTok Shop. Đáng lo hơn là các sản phẩm liên quan chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ cũng được rao bán tràn lan, được mô tả bằng quá trình “điều chế” thủ công mà không kiểm chứng được tính an toàn.

Câu hỏi từ thuật toán

Được biết đến là một nền tảng mạng xã hội có thuật toán vận hành rất thông minh, nhanh chóng nhận thức được hành vi, sở thích người dùng nên TikTok đã đạt những thành công vượt bậc.

info tiktok 1691172498251750114458

Theo báo cáo kỹ thuật công bố hồi năm ngoái bởi ByteDance – công ty phát triển nền tảng TikTok, hệ thống thuật toán đề xuất video cho người dùng của TikTok được thiết kế để đáp ứng sở thích của từng người dùng bằng cách cung cấp nguồn cấp nội dung được cá nhân hóa. Tính năng này có được bằng cách kết hợp giữa thuật toán học sâu và xử lý dữ liệu theo thời gian thực.

Cốt lõi của hệ thống là một mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến có tên là Monolith – được giới thiệu như một công cụ mới giúp các doanh nghiệp tạo ra các đề xuất tốt hơn, cá nhân hóa theo khách hàng bằng cách học hỏi từ các hành động của họ trong thời gian thực. Sự đáp ứng liên tục bằng các video ngắn của thuật toán này bị cho là nhằm “gây nghiện” người xem trong một vòng lặp bất tận.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy TikTok thậm chí còn vượt qua YouTube về mức độ sử dụng ứng dụng của trẻ em và thanh thiếu niên tại các thị trường trên toàn thế giới, một phần nhờ vào nguồn cấp dữ liệu gây nghiện của nó. Đáng tiếc hơn, kết quả của việc “gây nghiện” đã khiến không ít trẻ em làm theo nội dung trên TikTok mà dẫn đến hậu quả đau lòng.

Song hành, cách thiết kế này khiến hệ thống của TikTok sẽ luôn “đói” các nội dung thỏa mãn người dùng, nên có xu hướng đẩy càng nhiều nội dung bất kể tốt – xấu. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho việc kiểm soát nội dung của TikTok bị thả nổi.

Thực tế, tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ TT-TT vào tháng 4 vừa qua, lãnh đạo Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT) cho biết cơ quan quản lý tổng hợp và chỉ rõ 6 sai phạm của mạng xã hội TikTok tại VN. Một trong các sai phạm là “không có các biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, tin giả, nội dung nhảm nhí, độc hại, thậm chí gây nguy hiểm với trẻ em”.

Thế nhưng, biện pháp của TikTok đối với việc kiểm soát trẻ em tiếp cận các nội dung không phù hợp lại chưa thể hiện tính khả thi. Ngoại trừ tại Mỹ, dưới áp lực của dư luận và cơ quan chức năng, TikTok xây dựng riêng kênh cho trẻ em dưới 13 tuổi thì tại VN cũng như nhiều nước khác, TikTok gần như chỉ áp dụng một số biện pháp hạn chế thời gian sử dụng mà thiếu sự hạn chế một cách hiệu quả đối với việc tiếp cận nội dung nào là phù hợp hay không phù hợp.

Trong khi đó, như đã phân tích và chỉ ra ở trên, rất nhiều nội dung tiêu cực trên TikTok. Vì thế, nếu TikTok không có biện pháp kiểm soát nội dung cũng như khu biệt nội dung dành cho trẻ em thì nền tảng ngày càng gây bất an. Ngay tại Trung Quốc, nơi khai sinh ra Công ty ByteDance – doanh nghiệp kiểm soát TikTok – thì ứng dụng này cũng sử dụng phiên bản riêng mang tên Douyin để đáp ứng các quy định của nhà cầm quyền.

Tác hại khôn lường của TikTok đối với sức khỏe tâm thần trẻ em

Một cuộc thăm dò trên toàn quốc vừa được một số bang ở Mỹ công bố, dẫn đầu bởi các quan chức từ California, Florida, Kentucky, Massachusetts, Nebraska, New Jersey, Tennessee và Vermont.

Các quan chức này có kế hoạch điều tra xem việc sử dụng TikTok có gây hại cho trẻ em và thanh thiếu niên hay không, và liệu công ty có vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng của tiểu bang trong việc quảng bá nền tảng của mình tới những người dùng trẻ tuổi hay không. Bởi liên minh này cáo buộc mạng chia sẻ video của Trung Quốc gây ra những tác hại với người dùng trẻ tuổi, và cần xác định mức độ nhận thức của công ty về những tác hại này.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ và các nhà quản lý liên bang đã chỉ trích TikTok vì các thuật toán điều khiển đẩy nội dung video có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người dùng trẻ tuổi. Bang Texas đã mở một cuộc điều tra về cáo buộc TikTok vi phạm quyền riêng tư của trẻ em và hỗ trợ buôn bán trẻ em.

“Khi trẻ em và thanh thiếu niên đã phải vật lộn với các vấn đề về lo lắng, áp lực xã hội và trầm cảm, chúng tôi không thể cho phép mạng xã hội nào làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng thêm nữa”, Tổng chưởng lý Massachusetts Maura Healey cho biết trong một tuyên bố.

2 16463533870001477213307
Tổng chưởng lý tiểu bang Mỹ đã mở một cuộc điều tra toàn quốc về TikTok và những tác hại có thể có của nó đối với sức khỏe tâm thần của người dùng trẻ tuổi. Ảnh: @AFP.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp California Rob Bonta đã lưu ý trong một tuyên bố riêng về việc “trẻ em đang lớn lên trong thời đại truyền thông xã hội – và ông cảm thấy như chúng cần phải đo lường lại các điều thực tế được lọc, thay vì đi theo những thứ chúng được nhìn thấy trên màn hình”. Bonta nói: “Chúng tôi biết điều này gây ra một thiệt hại nghiêm trọng đối với sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của trẻ em. Nhưng chúng tôi không biết các công ty truyền thông xã hội như TikTok biết gì về những tác hại này và khi nào thì họ nhận ra được”.

Trước đó, các quan chức chính phủ Mỹ và những người ủng hộ an toàn cho trẻ em khẳng định rằng, các thuật toán của TikTok đẩy nội dung video tới người dùng có thể thúc đẩy chứng rối loạn ăn uống, thậm chí tự làm hại bản thân và tự sát đối với người xem nhỏ tuổi.

Khác với các nền tảng mạng xã hội như Facebook hay YouTube phân phối nội dung hoàn toàn tự động hoặc gợi ý thụ động, TikTok hoàn toàn do thuật toán phân phối nội dung. Thuật toán này, theo tìm hiểu là ưu tiên đưa nội dung “câu view, giật tít”, bất kể là thông tin tốt hay độc hại để tạo thành “trend”.

Trong nhiều trường hợp các “trend” độc hại từ nước ngoài hay ở trong nước cũng được thuật toán này gợi ý tạo thành “trend”, gây tác động ảnh hưởng lớn đến giới trẻ. Tác động lớn nhất là những hành vi gây nguy hiểm như: nhảy trước xe tải, thử thách độc hại, những “trend” liên quan đến trẻ em, bùa ngải mê tín…

Tiếp đến là tin giả liên quan đến đời sống xã hội cũng phát tán trên môi trường này rất nhiều. Trước đây, tin giả chủ yếu trên Facebook và YouTube, còn bây giờ nền tảng này lan truyền tin giả, nhắm đến đối tượng là giới trẻ. Bên cạnh đó, thương mại điện tử của TikTok gần đây phát triển rất mạnh, kéo theo những hoạt động lừa đảo, kinh doanh buôn bán lừa đảo, quảng cáo sai sự thật cũng bùng nổ.

Ngăn chặn video xấu độc làm hại trẻ em: Cần sự chung tay của cả cộng đồng

Hướng tới trang bị bộ kỹ năng số cơ bản cho trẻ, bao gồm giáo dục nhận thức về môi trường mạng và kỹ năng để trẻ em có thể tự bảo vệ mình, tự nhận diện nguy cơ trên môi trường mạng và có hành động thích hợp.

Mặc dù nhà chức trách liên tục khuyến cáo, cảnh báo tới người dân cũng như có động thái can thiệp trực tiếp với YouTube, nhưng để kiểm soát nguy cơ từ những video có nội dung gây nguy hiểm cho trẻ em như vậy là chưa đủ. Bởi để ngăn chặn sự ảnh hưởng từ video xấu độc cần có sự chung tay, giúp sức của cả cộng đồng, gia đình và xã hội, đặc biệt là các bậc phụ huynh.

Chuyên gia tâm lý trẻ em Văn Tùng cho biết :“Bên cạnh việc kiểm soát thông qua giới hạn độ tuổi, nội dung bằng cách sử dụng ứng dụng video dành riêng cho trẻ em, các phụ huynh cần sát sao hơn trong việc tìm hiểu thế giới nội tâm, nhu cầu tâm lý của trẻ để có những biện pháp giáo dục, định hướng kịp thời và phù hợp nhất, giúp trẻ tránh được những nguy cơ, ảnh hưởng từ các video có nội dung độc hại đang bị phát tán tràn lan trên mạng xã hội hiện nay”.

young mom her daughter using tablet living room 10 1 1024x683 1 20230323085315
Phụ huynh cần khuyên nhủ con hãy tâm sự với mình nếu con thấy nội dung độc hại trên mạng xã hội. – Ảnh minh họa. – Nguồn: vnmedia.vn

Ngày 30.6, tại Hội nghị sơ kết công tác TT-TT 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Bộ TT-TT, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT-TT), cho biết hoạt động ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu, độc trên không gian mạng trong 6 tháng qua đạt tỷ lệ cao nhất từ trước tới nay.

Trong đó, Facebook đã gỡ bỏ 2.549 bài viết, gỡ 12 tài khoản, 54 page quảng cáo; YouTube gỡ 6.101 video, 7 kênh; TikTok gỡ 415 liên kết và 149 tài khoản vi phạm.

Trong bối cảnh nhiều nội dung trên internet không phù hợp với trẻ em trong khi trẻ em lại tiếp cận smartphone để sử dụng internet dễ dàng hơn, các bậc phụ huynh nên áp dụng một số biện pháp phòng ngừa.

Nếu cho con mượn smartphone, máy tính bảng để dùng thì thiết bị nên có thiết lập chế độ trẻ em. Khi ở chế độ này, việc truy cập sẽ bị giới hạn về các nội dung, ứng dụng. Việc thoát khỏi chế độ trẻ em đòi hỏi phải có mật khẩu của người chủ sở hữu điện thoại.

Nếu trang bị riêng smartphone cho con, phụ huynh cũng có thể sử dụng ứng dụng Google Family Link (chạy được cả trên hệ điều hành iOS) để giới hạn thời gian truy cập internet cũng như nội dung, ứng dụng có thể truy cập.

Dùng công cụ lọc nội dung: Các chuyên gia cho biết trẻ em dưới 8 tuổi dành 65% thời gian trên Internet. Vì vậy, cha mẹ nên sử dụng thêm các công cụ chặn lọc nội dung trực tuyến miễn phí để ẩn 15 loại nội dung độc hại trên Internet (bao gồm khiêu dâm, giết người, khủng bố, ma quái, v.v. khiến con sợ hãi).

Liên tục trò chuyện với con về những điều phù hợp và không phù hợp trên mạng và tác hại của TikTok. Phụ huynh cần khuyên nhủ con hãy tâm sự với mình nếu con thấy nội dung độc hại trên mạng xã hội.

Thay vì cho con trẻ chiếc điện thoại để giải trí, làm “bảo mẫu”, bố mẹ nên dành thời gian chơi với con. Giúp con ý thức được công dụng của điện thoại là liên lạc, làm việc chứ không phải cầm 24/24…

Tịnh Yên (t/h)

Hanhtrinh140x72 4

Dạy con như thế nào về thời trang nổi loạn của thiếu niên?

“Vì sao chai coca của tôi đắt hơn?” – bài học về sự bất công ai cũng nên biết

Tân Thế Kỷ Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều