spot_img
22 C
Vietnam
Thứ tư,16 Tháng mười
spot_img

Nghiện game nguy hiểm đến thế nào?

Tân Thế KỷTổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa nghiện Internet, game vào nhóm các rối loạn tâm thần, đặc trưng bởi hành vi chơi dai dẳng, tái diễn. Người nghiện game khó kiểm soát mức độ chơi game (như tần suất, cường độ, thời gian, bối cảnh), thậm chí mất kiểm soát đối với việc chơi game.

Nhiều bạn trẻ đờ đẫn vì nghiện game: Làm sao thoát khỏi sa lầy? - 1

WHO chính thức liệt “nghiện game” vào danh sách rối loạn tâm thần

Mới đây, một game thủ 30 tuổi mới đây phải nhập viện tâm thần điều trị do rối loạn cảm xúc, hành vi giấc ngủ. Lý do vì anh này đã dành hơn 10 tiếng chơi game mỗi ngày.

Được biết, game thủ này bắt đầu chơi điện tử từ khi học cấp 2, sau đó ngồi máy “cày” game cả ngày lẫn đêm. Thấy con trai tốt nghiệp đại học 8 năm mà vẫn ham mê điện tử, không xin được việc làm, tâm trí ngây ngô như đứa trẻ, bố mẹ đưa người bệnh vào Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương khám.

Ngày 15/8, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc bệnh viện, cho biết bệnh nhân vào viện trong trạng thái kém tập trung, không chủ động trong giao tiếp, vận động, chẩn đoán mắc hội chứng nghiện game online. Sau một thời gian điều trị, tình trạng sức khỏe người đàn ông cải thiện, ăn ngủ tốt hơn.

Một trường hợp khác (dấu tên), tháng 7 vừa qua, nam sinh viên 22 tuổi cũng nhập viện tâm thần do chơi game suốt 12 tiếng mỗi ngày. Được biết, anh bắt đầu chơi điện tử từ năm học lớp 7, thời điểm bố mẹ ly hôn. Dần dần, bệnh nhân chơi cả ngày lẫn đêm, chỉ cần nghỉ học là sẽ ngồi máy tính, ăn mỳ tôm và uống nước tăng lực.

Thấy con trai quá ham mê điện tử, người mẹ nhiều lần khuyên bảo và tắt máy tính khiến nam sinh cáu gắt, cãi cự, thậm chí đánh mẹ. Khoảng hai tuần nay, người mẹ thu máy tính, khiến thanh niên bực tức, bồn chồn, ăn ngủ kém, trốn nhà đến quán game chơi thâu đêm, buộc người nhà phải đưa vào viện.

Tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng nghiện game online, rối loạn cảm xúc hành vi, giấc ngủ. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, người điều trị trực tiếp, cho biết thời gian đầu nhập viện, bệnh nhân không chủ động trong giao tiếp, vận động. Tuy nhiên, sau thời gian điều trị bằng phương pháp hóa trị và tâm lý, hiện nam sinh đã cải thiện, ăn ngủ tốt hơn.

Dấu hiệu nhận diện bệnh nghiện game là chơi không ngừng nghỉ. Khi không được chơi sẽ xuất hiện các triệu chứng khó chịu, bứt rứt, lo lắng, bồn chồn hay buồn chán. Người chơi mất đi các sở thích trước đây, sử dụng game như một cách thoát khỏi tâm trạng xấu. Người nghiện có thể gây nguy hiểm cho người khác hoặc mất đi các mối quan hệ, việc làm vì bị ảnh hưởng từ những hành vi có trong game.

nghien game

Bệnh nghiện game online có thể điều trị bằng cách kết hợp các liệu pháp hành vi, tâm lý, điện trị liệu, hóa trị liệu. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ tái phát nên cần bác sĩ kết hợp gia đình và bệnh nhân để kiểm soát.

Chân dung game thủ 2040

Khi thời gian dành cho trò chơi điện tử vẫn đang tiếp tục tăng và tình trạng này đã được ghi nhận như một vấn đề toàn cầu, vậy thì nó tác động thế nào đến sức khỏe và ngoại hình của chúng ta? Theo kết quả nghiên cứu sâu của onlinecasino.ca, hãy gặp game thủ của 2040: Michael.

ntdvn screenshot 31
Michael – game thủ của 2040 sau những giờ chơi game chăm chỉ, đều đặn và tập trung cao độ… (@onlinecasino.ca)

Vùng đầu

  • Mắt quầng thâm

Việc dính chặt đôi mắt vào màn hình trong thời gian dài sẽ hình thành những quầng thâm đen sì vùng da phía dưới mắt.

  • Mắt đỏ ngầu hay mỏi mắt kỹ thuật số

Kéo dài thời gian trên cũng sẽ gây ra Hội chứng thị giác máy tính (CVS) hay còn gọi là Mỏi mắt kỹ thuật số, dẫn đến khô mắt và đỏ mắt. Điều này gây ra kích ứng mắt, giảm khả năng tập trung khi mắt phải điều tiết quá độ trước đó để xử lý với độ sáng, độ phân giải, độ chói và chất lượng của màn hình.

  • Rụng tóc

Game thủ trong tương lai sẽ thiếu vitamin D do lười ra khỏi ra và ăn uống thiếu hợp lý. Điều này sẽ dẫn đến rụng tóc và khiến các nang tóc bị thui chột.

  • Hộp sọ lõm vào

Áp lực liên tục từ ánh sáng màn hình tích tụ qua năm tháng sẽ dẫn đến những vết lõm ở tóc, da, và hộp sọ khi căng thẳng kéo dài. Lạm dụng tai nghe trong hơn 20 năm cũng sẽ góp phần vào quá trình biến đổi này.

  • Tai đầy lông

Do chất lượng không khí kém và thiếu tuần hoàn, tai sẽ có khả năng mọc đầy lông. Đây là một cơ chế bảo vệ mà cơ thể tạo ra để bảo vệ tai khỏi bụi bẩn và các mảnh vụn mà tai thấy không thể loại bỏ nổi.

Vùng tay

  • Ngón cái PS (Playstation) và ngón tay rộp

Onycholysis là một tình trạng rối loạn ở móng khi nó bị chấn thương lặp đi lặp lại, ví dụ như gõ móng tay trên bàn phím hoặc bộ điều khiển. Nó khiến móng tay bị long ra khỏi khuôn móng tay và tạo thành Ngón cái PS.

Những chuyển động lặp đi lặp lại cũng có thể tạo thành cứng cơ và gây phồng rộp ở đầu ngón tay do chơi game quá độ.

  • Viêm khớp Nintendo

Còn được gọi là “Nintendinitis” – đây là một loại chấn thương cơ do những cử động lặp đi lặp lại, tạo thành vết chai và gây loét trên tay. Nếu các vết này có lẫn dây thần kinh ở trong đó, thì phẫu thuật cũng không cắt bỏ nổi chúng.

  • Ngón tay kích hoạt

Đôi khi được gọi là Ngón cái của game thủ, là thuật ngữ nói về tình trạng căng của gân ngón tay cái hoặc ngón đeo nhẫn trong thời gian kéo dài. Tình trạng viêm này khiến bạn bị đau, phải hạn chế vận động và cảm giác bị cứng khi cố gắng duỗi thẳng hoặc uốn cong ngón tay.

  • First-Person Shooter

Còn gọi là Hội chứng ống cổ tay, là tình trạng gây ra do lạm dụng chuột và bàn phím với những chuyển động lặp đi lặp lại, ép vào bên ống cổ tay, khiến dây thần kinh ở lòng bàn tay bị rạn và suy yếu. Điều này gây ra cảm giác nóng rát ở ngón tay và ngón tay cái cũng như những cơn đau nhói ở cánh tay và vai. Nếu không được điều trị kịp thời, điều này có thể dẫn đến tê và cuối cùng là khối sưng trên cổ tay.

ntdvn hands
Game thủ Michael với Ngón cái PS, các ngón khác phồng rộp, khớp tay bị viêm… (@onlinecasino.ca)

Cơ thể

  • Gù lưng & khuỵu vai

Đây là một tình trạng phát triển từ từ theo thời gian, cổ theo đó sẽ thu ngắn lại, vai bị khuỵu xuống và lưng bị gù, nó bắt nguồn từ những cơn đau âm ỉ dọc theo cổ đến tay và lưng. Chính việc ngồi không thoải mái hay sai tư thế kéo dài, nó đi ngược lại với tập thể dục thường xuyên.

  • Cơ bắp cứng

Căng cơ ở những vị trí này trong thời gian dài cũng sẽ khiến vai đau. Thêm vào đó, chơi game quá mức và thiếu ngủ trong thời gian dài sẽ khiến vai căng lên khi chấn thương bị lặp đi lặp lại.

  • Béo phì

Khi trò chơi điện tử gây căng não và cần tập trung, thì dinh dưỡng với game thủ là thứ yếu. Nếu có ăn thì đó cũng là một món ăn vội và giản tiện, nếu kết hợp thêm với đồ uống có ga thì bạn sẽ được bơm đủ calo để quay lại chơi game. Và ngày qua ngày, mỡ sẽ tiếp tục tích mỡ và béo phì sẽ đón chào bạn!

  • Bệnh chàm

Trong những buổi chơi game căng thẳng liên tục diễn ra, cơ thể sẽ tiết một loại hormone gọi là cortisol, làm tăng tình trạng viêm khắp cơ thể và gây ra bệnh chàm bùng phát.

ntdvn screenshot 20
Game thủ Michael với lưng gù và vai khuỵu, nước da nhợt nhạt… (@onlinecasino.ca)

Ngoại hình

  • Da nhợt nhạt

Chơi game trong nhà đồng nghĩa với việc thiếu ánh sáng mặt trời và giảm hấp thu vitamin D và B-12. Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn vặt cũng gây ra tình trạng tương tự, khiến game thủ tương lai sở hữu một làn da nhờn nhợt. Thiếu B-12 khiến da nhợt nhạt là do các tế bào hồng cầu giảm.

  • Suy tĩnh mạch

Khi bạn giữ nguyên tư thế (không phải tư thế nghỉ ngơi) trong một thời gian dài thì giãn tĩnh mạch có thể xảy ra. Điều này khiến các van tĩnh mạch không được nghỉ, khiến máu rò rỉ và chảy ngược.

  • Mắt cá chân bị sưng

Do ngồi trong thời gian dài, mắt cá chân sẽ bị sưng. Không vận động trong thời gian dài sẽ khiến máu ở khu vực này không thể bơm về phía tim. Máu bị giữ lại quanh mắt cá chân gây sưng và khó chịu.

Người ta nói Thượng Đế rất công bằng, bởi vì thời gian Ngài ban cho mỗi người trong một ngày đều như nhau, 24 tiếng đồng hồ. Mà mỗi người vận dụng 24 tiếng đồng hồ của mình như thế nào sẽ hình thành ba loại người: người thành công, người bình thường và người thất bại. Mặc dù định nghĩa của thành công có rất nhiều, mỗi người đều không giống nhau, nhưng chúng ta đều nhận thấy rằng những người đã đạt được thành tích trong một số lĩnh vực không có thời gian để cảm thấy chán nản và trống rỗng, và họ không lãng phí thời gian quý báu của họ để chơi game.

Thực tế chứng minh, nghiện game khiến cho người ta mất đi chí hướng, đây là một việc hết sức đáng thương đối với một người thậm chí là một dân tộc. Người ta nói mỗi một sinh mệnh phải luân hồi hàng ngàn năm mới có được thân người, khó khăn lắm chúng ta mới có thể đến được nhân gian làm người, lẽ nào chỉ vì mê đắm trò chơi điện tử mà quên đi chí hướng của bản thân? Như vậy đến với thế giới này chỉ là phí công vô ích sao?

Nghi Vân (t.h)

Nguồn tham khảo VNE, NTDVN, DT, ĐKN

Hanhtrinh140x72 3

VIDEO CHỌN LỌC

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều