spot_img
20 C
Vietnam
Thứ hai,25 Tháng mười một
spot_img

Ẩn ý trong chuyện Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược – Dự ngôn mạt thế chính là hôm nay

Ẩn ý trong chuyện Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược – Dự ngôn mạt thế chính là hôm nay

19-09-2022 13:01

Trương Quả Lão mới cưỡi lừa ngược, du hí nhân gian, để lại rất nhiều câu chuyện lưu truyền ngàn năm. Đồng thời, ông cũng chỉ rõ ra phương thức vượt qua tai ách thời mạt thế cho con người tương lai.

 

Trương Quả lão cưỡi lừa ngược có ẩn ý - Dự ngôn mạt thế chính là chỉ ngày nay

Trương Quả Lão mới cưỡi lừa ngược, du hí nhân gian, để lại rất nhiều câu chuyện lưu truyền ngàn năm. (Tranh: NTD tổng hợp)

 

Luyện đan tu Đạo phản quy Chân

Trong động ẩn mình biết bao xuân

Cỏ dại một màu non xanh ngát

Hoa tươi nhàn nhã với bạch vân

Gió lay khóm trúc như tiếng ngọc

Nước bắn chu sa cá trắng ngần

Thần Tiên tự có nhiều biến ảo

Ẩn tàng tung tích chốn hồng trần

 

Cùng với tiếng ngâm ca du dương là một ông lão mặt đầy nếp nhăn cưỡi một con lừa trắng vô cùng đẹp và thần kỳ bước tới. Nhưng nếu đứng ở phía trước con lừa, chỉ có thể nhìn thấy tấm lưng to lớn của ông lão, nếu nhìn kỹ, thì ra là ông đang cưỡi ngược trên lưng con lừa, không cần phải nói, ông lão đó không ai khác chính là Trương Quả Lão một trong tám vị Bát Tiên!

 

Trường sinh bất tử, nhưng nói chết liền chết

 

Trương Quả Lão quả thực là một kỳ nhân. Bài thơ này là kiệt tác của ông, và nó cũng được đưa vào “Toàn Đường thi”, nhưng không ai biết ông sinh ra vào thời đại nào. Sử sách ghi chép, có lúc ông tự nói rằng ông đã mấy trăm tuổi rồi, cũng có khi tự nói rằng, ông là người từ thời đế Nghiêu. Tóm lại, vào thời nhà Đường, ông sống ở núi Trung Điều ở Hằng Châu.

 

Người thời đó đều nói rằng, ông có thuật trường sinh bất lão, danh tiếng truyền đến tai hoàng đế. Từ Đường Thái Tông đến Đường Huyền Tông, ai cũng muốn thân thiết với Trương Quả Lão, và học thuật trường sinh bất lão của ông. Nhưng Thần Tiên vốn không giống với người phàm, hoàng đế hay tể tướng cũng chỉ là phàm phu tục tử, mong muốn được gặp Thần Tiên nói sao dễ thế. Hơn nữa, Trương Quả Lão, ngoài danh tiếng lẫy lừng của mình, ông còn có một kỹ năng độc đáo, đó là nếu ông nói chết liền sẽ chết!

 

Đường Thái Tông, Đường Cao Tông triệu mời ông xuất sơn, nhưng ông đều từ chối. Khi Võ Tắc Thiên phái người mời ông xuất sơn, Trương Quả Lão biết rằng người phụ nữ này rất tàn nhẫn, nham hiểm và không muốn làm sứ giả gặp phiền phức, vì vậy ông đã lên đường, khi đến một nơi gọi là “Miếu Đố Nữ”, đột nhiên ông “chết”! Hôm đó đúng vào một ngày nắng nóng, và một lúc sau, thi thể đã thối rữa và bốc mùi. Võ Tắc Thiên không còn cách nào khác đành bỏ cuộc. Nhưng sau đó có người đã thấy Trương Quả Lão trên núi.

 

Năm Khai Nguyên thứ 23 (tức năm 725), Đường Huyền Tông lại phái người đến mời Trương Quả Lão, nhưng ông vẫn không muốn gặp, và đã dùng lại cách cũ. Ông đã tắt thở chết trước mặt sứ giả Bùi Ngộ. Bùi Ngộ hoảng sợ đến mức vội vàng thắp hương khấn vái, thuật rõ lại thành ý mong muốn cầu Đạo của Thiên tử. Trương Quả Lão cảm động, ngay sau đó khoan thai tỉnh lại, nhưng Bùi Ngộ không dám ép buộc, nên đã phi nước đại trở về báo cáo với Hoàng đế. 

 

Huyền Tông yêu cầu quan Trung thư Xá nhân là Từ Kiệu, mang một bức thư có dấu ấn ngọc bích của Hoàng đế để nghênh đón Trương Quả Lão. Với tấm chân tình “tam cố mao lưu” (lấy từ điển tích Lưu Bị đích thân ba lần đến lều cỏ của Gia Cát Lượng để mời bằng được Gia Cát Lượng ra giúp, lần thứ ba mới gặp. Ý nói về sự chân thành, khẩn khoản, năm lần bảy lượt mời cho được), Trương Quả đã theo Từ Kiệu đến Trường An và được đưa vào lãnh cung bằng kiệu lớn chở được tám người.

 

Sự thất vọng và hy vọng của Hoàng đế

 

Tuy nhiên, Đường Huyền Tông không khỏi có chút thất vọng khi nhìn thấy Trương Quả Lão. Khuôn mặt của Trương Quả Lão đầy nếp nhăn, răng thì gãy, tóc lơ thơ lác đác, không nén nổi bèn hỏi: “Tiên sinh là cao nhân đắc Đạo, tại sao vẫn tóc thưa, răng rụng, vẫn bị suy lão?”.

 

Trương Quả Lão nói: “Chà, sống quá lâu, chẳng nhờ được vào Đạo thuật nào nên mới trở thành như vậy, thật là hổ thẹn. Nếu hôm nay ta nhổ tóc và răng này thì chẳng phải sẽ mọc răng tóc mới đó sao?”

 

Nói rồi là làm, ông liền nhổ tóc, bẻ răng ngay trước mặt Đường Huyền Tông, miệng chảy đầy máu. Sự việc khiến Đường Huyền Tông rất sợ hãi, vội nói: “Tiên sinh, hãy nghỉ ngơi một chút, lát nữa chúng ta lại nói chuyện”.

 

Tuy nhiên, một lát sau đó, khi Đường Huyền Tông gặp lại Trương Quả Lão đã thấy hàm răng ông trắng tinh, tóc đen tuyền, còn hơn cả người tráng niên. Diện mạo sống động đầy tươi mới này khiến Đường Huyền Tông như được mở rộng tầm mắt.

 

Công chúa muốn lấy chồng

 

Khi đó những vị quan quyền quý nghe tới sự việc kỳ lạ này đều tranh nhau bái kiến, mong muốn có được bí quyết cải lão hoàn đồng. Tuy nhiên, Trương Quả Lão không hề tiết lộ điều gì.

 

Một hôm, có hai vị đại thần tới thăm Trương Quả Lão. Đột nhiên Trương Quả Lão nói với họ: “Nếu lấy công chúa làm vợ, thì thật là chuyện đáng sợ”

 

Hai vị đại thần bối rối nhìn nhau, không biết ý của Trương Quả Lão là gì.

 

Một lúc sau, người của Đường Huyền Tông phái tới, nói với Trương Quả Lão: “Ngọc Trân công chúa từ bé đã thích tu Đạo, Hoàng thượng muốn gả công chúa cho Tiên sinh”

 

Trương Quả Lão cười lớn và từ chối. Lúc này, hai vị đại thần mới hiểu ra Trương Quả Lão vốn là bậc tiên tri.

 

Tiểu Đạo sĩ được Đường Huyền Tông yêu thích

 

Huyền Tông thiết đãi Trương Quả Lão rất nồng hậu. Một lần, Huyền Tông giữ ông lại trong cung điện đãi tiệc rượu. Trương Quả Lão từ chối và cho biết tửu lượng của mình rất kém, chỉ uống được hai thưng (1 thưng xưa khoảng 0,2 lít), nhưng có một đệ tử rất biết uống, có thể uống được gấp 10 lần ông. Đường Huyền Tông rất mừng, đề nghị Trương Quả Lão mời người đệ tử của ông tới. 

 

Chớp mắt liền có một tiểu Đạo sĩ bay xuống từ mái hiên của cung điện, trông diện mạo chỉ khoảng 16-17 tuổi, tướng mạo điển trai, khí chất ưu nhã. Tiểu Đạo sĩ bái kiến Đường Huyền Tông, lời nói rõ ràng, lễ nghĩa chu toàn. Đường Huyền Tông cho phép tiểu Đạo sĩ ngồi xuống. 

 

Trương Quả Lão nói: “Làm đệ tử cần phải đứng ở bên cạnh phục vụ, không nên để cậu ta ngồi”.

 

Đường Huyền Tông càng nhìn tiểu Đạo sĩ càng ưng, nên không để ý tới phép tắc đó, ban cho ngự tửu, để cho cậu ta uống hết một đấu (tức 10 thưng, khoảng 2 lít). Trương Quả Lão thấy Huyền Tông vẫn nhiệt tình chuốc rượu  tiểu Đạo sĩ, nên đã thay cho đệ tử từ chối và nói: “Không thể uống nữa, uống nhiều nhất định sẽ mắc lỗi, sẽ khiến Hoàng thượng chê cười”.

 

Đường Huyền Tông vẫn không nghe, một mực ép tiểu Đạo sĩ uống rượu. Đột nhiên, rượu từ trên đỉnh đầu của tiểu Đạo sĩ đổ ra, chiếc mũ Đạo rơi xuống đất một tiếng thịch. Đường Huyền Tông cùng phi tần và mọi người thấy một cái nắp nồi bằng vàng, bất ngờ và kinh ngạc, tất cả cười ồ lên. Nhìn lại, đã không thấy tiểu Đạo sĩ đâu nữa, chỉ có cái bình rượu vàng ở đó. Hoá ra, tiểu Đạo sĩ vốn là cái bình rượu vàng, có thể chứa vừa đúng một đấu rượu.

 

Mất hiệu nghiệm

 

Tiên thuật như trên có rất nhiều, không đếm xuể. Một Pháp sư là Dạ Quang giỏi tra tìm quỷ. Đường Huyền Tông gọi ông ta tới xem Trương Quả Lão. Dạ Quang tới trước Huyền Tông và bẩm tấu: “Trương Quả Lão ở đâu? Thần muốn quan sát”

 

Trương Quả Lão đã đứng ở trước mặt ông ta từ lâu, nhưng Dạ Quang từ đầu tới cuối đều không nhìn thấy. 

 

Còn có một người giỏi xem toán mệnh, mỗi khi gặp ai đó, liền rải quẻ ra là có thể nhanh chóng bói ra tên, giàu nghèo, thiện ác, thọ mệnh của người đó. Người này đã từng xem toán mệnh trên ngàn lần và chưa bao giờ sai. Đường Huyền Tông triệu ông ta tới bói Trương Quả Lão. Thế nhưng người này bói tới bói lui, mệt tới kiệt sức mà vẫn không bói ra được gì. Việc Thần Tiên, không phải là điều mà tiểu đạo thế gian có thể nhìn ra được.

 

Con hươu của Hán Vũ Đế

 

Một hôm, Đường Huyền Tông đi săn, bắt được một con hươu to. Con hươu này khác hẳn với những con hươu thông thường, nếu không nhìn kỹ sẽ không thấy. Khi đầu bếp vung con dao lên chuẩn bị làm thịt con hươu, Trương Quả Lão vội tiến đến ngăn lại và nói: “Không được giết, không được giết. Đây là hươu Tiên, đã hơn 1.000 tuổi rồi. Khi Hán Vũ Đế đi săn, tôi đã đi theo ông ấy. Hán Vũ Đế đã bắt được con hươu này, nhưng sau đó đã phóng sinh nó”.

 

Huyền Tông tò mò hỏi: “Thiên hạ rộng lớn, hươu có rất nhiều, hơn nữa thời gian lại lâu như thế, làm sao ông biết đó là con hươu ông đang nói tới?”.

 

Trương Quả Lão đáp lời: “Khi Vũ Đế phóng sinh đã dùng miếng đồng đánh dấu bên chân trái của con hươu”.

 

Huyền Tông ra lệnh cho người tới kiểm tra, quả đúng là có miếng đồng nhỏ khoảng hai tấc, chỉ có chữ viết tay bị mờ nên không còn nhìn rõ.

 

Huyền Tông lại hỏi: “Hán Vũ Đế đi săn vào năm nào, tới nay đã bao năm qua rồi?”.


Trương Quả Lão trả lời: “Tới nay đã 852 năm qua rồi”.


Đường Huyền Tông lại sai người tra lại trong sử sách, quả nhiên không sai chút nào.

 

Đường Huyền Tông cởi bỏ giày mũ, tạ lỗi với Trương Quả Lão

 

Tương truyền rằng khi đó còn có một Đạo sĩ rất nổi tiếng tên là Diệp Pháp Thiện. Huyền Tông hỏi Đạo sĩ này có thể biết được thông tin về Trương Quả Lão không. Diệp Pháp Thiện trả lời rằng: “Mặc dù biết, nhưng nếu thần nói ra sẽ bị chết, vì vậy không dám nói. Nếu Bệ hạ sẵn sàng bỏ mũ cởi giày đi chân đất cứu thì thần mới có thể sống lại”

 

Huyền Tông vốn rất tò mò về Trương Quả Lão và cũng không tin Diệp Pháp Thiện thực sự sẽ bị chết, nên đã đồng ý. 

 

Diệp Pháp Thiện nói: “Trương Quả Lão chính là con dơi trắng sinh ra từ hỗn nguyên”

 

Vừa dứt lời quả nhiên Pháp Thiện thất khiếu chảy máu, ngã lăn xuống đất. Huyền Tông thấy sự việc không ổn, vội vã sai người mời Trương Quả Lão tới, Hoàng đế cởi bỏ giày mũ đi chân trần tạ tội với Trương Quả Lão.

 

Trương Quả Lão từ tốn nói: “Tiểu tử này đã nói ra những điều không nên nói, nếu không trừng phạt hắn, e rằng sẽ làm tổn hại đại sự trong Thiên địa!”.

 

Huyền Tông khẩn nài một hồi rất lâu. Trương Quả Lão ngậm một ngụm nước, rồi phun vào mặt Diệp Pháp Thiện, sau đó Pháp Thiện đã sống lại. Hoàng Đế hạ chỉ ban cho ông chức “Ngân thanh quang lộc đại phu”, ban cho hiệu “Thông Huyền tiên sinh”.

 

Sau đó, Trương Quả Lão kiên quyết quay trở lại núi ở Hằng Châu. Thời kỳ đầu Thiên Bảo, Đường Huyền Tông lại triệu mời Trương Quả Lão. Khi nghe xong, Trương Quả Lão liền qua đời, đệ tử của ông đã chôn cất ông, nhưng sau này khi mở quan tài ra thì chỉ thấy bên trong trống rỗng. Vậy là Trương Quả Lão lại tự do.

 

Con lừa của Trương Quả Lão tiên tiến như thế nào?

 

Bình thường, Trương Quả Lão đều hay ngồi cưỡi ngược trên con lừa màu trắng. Chú lừa này không ăn cỏ, không uống nước, một ngày có thể đi vạn dặm. Tới buổi đêm, vỗ vào đầu nó, nó thở phì phò rồi lập tức lăn ra mặt đất và biến thành mỏng như tờ giấy. Trương Quả Lão gấp nó lại và cất kỹ.

 

Ngày hôm sau thức dậy, ông mở tờ giấy đó ra, thổi nhẹ một cái, chú lừa sống động đã xuất hiện ngay trước mắt. Phương tiện giao thông như thế này quả thực là vô cùng tiên tiến, lại còn không lãng phí năng lượng. 

 

Một lần Huyền Tông thấy Trương Quả Lão cưỡi con lừa rất đẹp, liền thưởng cho chú lừa một bát rượu, chợt thấy con lừa vừa uống rượu xong hai mắt trợn trắng, nằm lăn ra chết, một lúc sau thì biến thành con lừa giấy. Huyền Tông thất kinh, Trương Quả Lão vội tấu: “Thần vốn cưỡi là một con lừa giấy, chỉ là thần đã dùng thuật để làm giả lừa thật. Một khi bệ hạ dùng rượu chuốc nó say, mới lộ ra sự thực! Vì vậy sự việc trong thiên hạ chỉ có chân thực mới đáng quý, những thứ hư giả thì không đáng kể”.

 

Huyền Tông nghe vậy, vừa cười vừa nói: “Ái khanh quả thực là hóm hỉnh!”.

 

Vậy tại sao Trương Quả Lão lại cưỡi lừa ngược? Dân gian có lưu truyền nhiều cách giải thích. Lần đầu tiên nghe cưỡi lừa ngược, có thể có người cho rằng ông thật kỳ quặc, nhưng khi tìm hiểu về tiên tri của Trương Quả Lão sau đây, chúng ta sẽ giải đáp được thắc mắc này.

 

Dự ngôn mạt thế

 

Trong hồi thứ 18 của cuốn sách “Truyện Bát Tiên đắc Đạo” do Đạo sĩ Vô Cấu viết vào cuối triều đại nhà Thanh kể rằng vào một ngày những năm cuối nhà Đường, Trương Quả Lão tới thăm Chính nhất Đạo của Đạo giáo, trưởng môn Long Hổ Tông là Trương Thiên sư. Trên bầu trời đúng lúc đó nghe và nhìn thấy hai vị Hộ Pháp có họ Vương và Hoàng đang cùng đàm luận với Trương Thiên Sư. Họ nói rằng tương lai nơi nhân gian “tình hình ma quỷ cuồn cuộn ngút trời, người sẽ học theo quỷ, thiên hạ đại loạn”

 

Trương Quả Lão hiện thân và cười: “Vừa rồi trên trời đã nghe về cuộc đàm luận tuyệt vời, những lời này dù đáng sợ, nhưng tương lai cuối cùng sẽ có một ngày như thế, nhưng là ngàn năm sau. Ngàn năm sau, sự việc trên đời tất cả đều đáng khinh bỉ, bẩn thỉu, quỷ quyệt và gian xảo. Quan không lo lắng việc công, chỉ biết hối lộ; người dân thường thì vứt bỏ hiếu đạo, khởi xướng dâm ô, chỉ cầu lợi cho bản thân, không màng liêm sỉ lễ nghĩa, vì vậy không phân biệt người với quỷ, người và quỷ đồng loại. Thiên địa rộng lớn vậy, thực sự thành thế giới của quỷ!”.

 

Thiên Sư nghe vậy cười: “Cổ nhân đường xa tới thăm, hoá ra chỉ chuyên phàn nàn”.

 

Trương Quả Lão cũng bật cười, tiếp đó ông có chút đàm luận về chữ ‘loạn’. Ông nói: “Một cuộc chiến hỗn loạn, đao thương, binh mã loạn, đó không phải là loạn thật sự, vì người vẫn là người. Tới thời đại nhân tâm đều mất hết, người hóa thành quỷ, đó mới đích thực là đại loạn. Đó gọi là loạn ở nhân tâm hơn là ở việc người”.

 

Vì vậy, Trương Quả Lão cưỡi lừa ngược không phải để vui vẻ, không phải để gây sự chú ý, mà là vì ông phát hiện con người nơi trần thế đạo đức tụt dốc, ngày càng rời xa ‘Đạo’. 

 

Con người cho rằng xã hội đang phát triển tiến lên là tiến bộ, nhưng đạo đức của con người lại thụt lùi, ngày càng đi xa Thiên Đạo, ngày càng tiến gần tới loạn thế của tà ma điên đảo, quả thực vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, Trương Quả Lão quay lại cưỡi lừa ngược, để cảnh báo thế nhân.

 

Có người hỏi, nếu con người cứ như thế, tới lúc nào sẽ kết thúc?

 

Trong cuộc đối thoại giữa Trương Quả Lão và Trương Thiên Sư có ám chỉ: “Từ đó trở đi, Thiên địa tất sẽ hợp thành một, phải trải qua thời khai thiên tịch địa, lại bước vào thời đại ‘hồn nhân’, bắt đầu lại thời thái bình”.

 

Thời đại ‘hồn nhân’ mà Trương Quả Lão nói tới cũng chính là thời đại thuần phác của nhân loại nguyên thuỷ. Con người hiện đại cho rằng người nguyên thuỷ chẳng qua chỉ là thời không có lửa, ăn thịt động vật sống, nhưng thực ra đẹp như vườn địa đàng. Con người hiện nay trầm mê trong công, danh, lợi, lộc; lại còn cho rằng sống như thế mới càng tốt, nhưng thực ra là đang hướng tới vực thẳm. Vì vậy, Trương Quả Lão mới cưỡi lừa ngược, du hí nhân gian, để lại rất nhiều câu chuyện lưu truyền ngàn năm. Đồng thời, ông cũng chỉ rõ ra hy vọng: “Khi tất cả những thứ hủ bại bị đào thải đi, những ai có thể đi trên con đường phản bổn quy chân, quay trở về văn hoá truyền thống, nâng cao đạo đức, sẽ có thể bước vào Tân Thế Kỷ của lịch sử. Vật cực tất phản, bĩ cực thái lai. Thời đại này cuối cùng sẽ tới”.

 

Ngàn năm sau thời nhà Đường, chính là vào thời đại của chúng ta ngày hôm nay, đối với dự ngôn của Trương Quả Lão, các bạn nghĩ sao?

 

Minh An

Nguồn Wenshidaguanyuan

Đăng theo NTDVN

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều