spot_img
26 C
Vietnam
Thứ sáu,20 Tháng chín
spot_img

Trung Quốc sẽ đánh mất vị thế ‘công xưởng của thế giới’?

Do Chính sách “Zero-Covid” của Đại lục và chi phí lao động tăng cao, cùng với sự mất giá của đồng Yên, các nhà sản xuất quần áo buộc phải chuyển dây chuyền sản xuất ra nước ngoài từ Trung Quốc sang Đông Nam Á.

anh chup man hinh 2022 12 10 luc 71533 sa
Ảnh minh họa

Truyền thông nước ngoài đưa tin rằng, “Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực” (RCEP), có hiệu lực từ tháng 1 năm nay, nhằm mục đích thiết lập một thị trường thống nhất bằng cách cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.

Các nhà cung cấp của các công ty may mặc như Adastria Group, Aoyama Trading và UNIQLO đang chuyển một phần dây chuyền sản xuất của họ sang các nước thành viên RCEP ở Đông Nam Á với mức lương thấp hơn, sau đó tận dụng việc giảm hoặc miễn thuế nhập khẩu hàng dệt may để giảm chi phí sản xuất.

Theo dữ liệu từ Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản, mức lương trung bình hàng tháng của công nhân nhà máy tại Quảng Châu gần đây đã tăng lên khoảng 670 USD (khoảng 15,8 triệu VND), cao hơn gần 1,5 lần so với mức lương ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam; và cao gấp 4,5 lần so với Dhaka, Bangladesh.

Trong quá khứ, Trung Quốc đã thu hút rất nhiều vốn nước ngoài để thành lập các nhà máy với lực lượng lao động giá rẻ và chất lượng cao, tạo ra huyền thoại “công xưởng của thế giới”.

Trong số đó, công việc may mặc khó có thể tự động hóa hoàn toàn, nhiều quy trình trong ngành may mặc vẫn dựa vào sức người nên nhân công trở thành chi phí sản xuất lớn nhất bên cạnh nguyên liệu thô, Trung Quốc kể từ đó đã như cá gặp nước, từng thống trị ngành sản xuất dệt may toàn cầu.

Sở Thiên(楚天), tác giả của bài viết cho rằng, thời thế đang thay đổi và có thể trong tương lai gần, vị thế “công xưởng thế giới” của Trung Quốc sẽ mất đi, và các nước Đông Nam Á và thậm chí các nước Mỹ Latinh sẽ chiếm lĩnh thị trường của họ.

Theo ĐKN

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều