Hôm 9 tháng 5, các mảnh vỡ của tên lửa đẩy Trung Quốc bất ngờ rơi xuống vùng núi ở thị trấn Bách Sắc, Quảng Tây, hiện trường có khói vàng bốc lên cuồn cuộn. Người dân ở ba thành phố xung quanh cho biết họ đã nghe thấy những tiếng động lớn khi mảnh vỡ rơi xuống.
Một đoạn video được đăng tải trên mạng cho thấy một vật thể lạ rơi xuống sườn đồi gần một ngôi làng ở Bách Sắc, Quảng Tây, bốc lên làn khói vàng cuồn cuộn. Một số cư dân mạng cho rằng đây là làn khói bốc ra từ mảnh vụn của tên lửa, có thể có độc tính cao.
Cư dân mạng địa phương cho biết trong khu vực bình luận rằng có những tiếng động lạ ở thị trấn Uông Điện, huyện Long Lâm và quận Đức Bảo của quận Hữu Giang, thị trấn Bách Sắc.
Một nhân viên của Sở Khẩn cấp Quận Đức Bảo cho biết đã có báo cáo về việc các mảnh vỡ vệ tinh rơi xuống.
Tuy nhiên, người dân địa phương đã không nhận được cảnh báo liên quan trước đó.
Cư dân mạng weibo bình luận: “May mắn thay, không có ai bị đập trúng” “Đừng nhìn Long Lâm, là rớt xuống Tây Xương.”
Theo báo cáo phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, vào lúc 9h43 ngày 9/5 theo giờ địa phương, Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương đã sử dụng tên lửa đẩy Trường Chinh 3B để phóng vệ tinh Smart Skynet-101 lên vũ trụ.
Trong đó, Hệ thống đẩy chính và phụ của tên lửa Trường Chinh 3B sử dụng hỗn hợp nhiên liệu đẩy siêu tốc gồm hydrazine và nitơ tetroxide.
Hydrazine là một hợp chất hóa học không màu, có mùi rất nồng. Chất này có tính phản ứng cao và thường được sử dụng làm nhiên liệu trong động cơ đẩy tên lửa do khả năng phản ứng tự phát với chất oxy hóa.
Nó cũng được biết là độc hại và ăn mòn. Khi chúng ta để nó tiếp xúc với da hoặc hít phải sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm kích ứng da, hô hấp và tổn thương các cơ quan nội tạng. Vì vậy lớp khí vàng bốc thì mảnh vụn vệ tinh lên rất có thể có độc tính.
Thông thường, sau khi tên lửa sử dụng hết tất cả nhiên liệu ở tầng đầu tiên, bộ phận này sẽ tách ra để giảm bớt trọng lượng và rơi trở lại Trái Đất. Chúng luôn bốc cháy trong lúc lao qua khí quyển ở tốc độ cao. Theo Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) khả năng mảnh vỡ rơi xuống khu dân cư rất thấp, nguy cơ con người bị mảnh rác vũ trụ rơi trúng chỉ vào khoảng 1/3200. Tên lửa có thể được thiết kế để tự rơi khỏi quỹ đạo, đáp xuống một khu vực định sẵn không gây thương tích cho con người hoặc thiệt hại về tài sản.
Tuy nhiên ĐCSTQ thường bị chỉ trích vì để các mảnh vụn vũ trụ rơi xuống đất một cách không kiểm soát, đặc biệt là với tên lửa Trường Chinh 5. Rủi ro càng trở nên trầm trọng hơn khi quốc gia này xây dựng các bãi phóng trong đất liền.
Đây không phải là lần đầu tiên tên lửa đẩy liên quan đến việc phóng vệ tinh Beidou rơi gần các khu vực dân cư. Năm 2019, một sự cố tương tự đã phá hủy một ngôi nhà.
Vào năm 2021, lõi tên lửa của Trung Quốc nặng gần 20 tấn rơi tự do vào khí quyển, ngang qua hai thành phố lớn của Mỹ là Los Angeles và New York, trước khi rơi xuống Đại Tây Dương.
Hoàng Dung (t/h)
Theo NTDTV
Xem Thêm:
Thắt chặt kiểm soát: Cảnh sát Trung Quốc được phép kiểm tra điện thoại người dân bất cứ lúc nào.
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*