Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari đến Washington hôm 15/12 với hy vọng được ca ngợi vì thành tích 8 năm lãnh đạo quốc gia lớn nhất và hỗn loạn nhất châu Phi. Tuy nhiên, ông không ngờ rằng mình không được chào đón ở nơi này.
Các nhóm tự do tôn giáo đã phẫn nộ vì một hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo châu Phi có sự tham dự của các nhà lãnh đạo quốc gia từ hơn 40 quốc gia lại không có chỗ cho những lo ngại về nhân quyền, mặc dù Nigeria là tâm điểm của nạn diệt chủng Cơ đốc giáo.
Theo thông cáo báo chí từ tổ chức “Save the Persected Christian” (tạm dịch: Tổ chức Cứu trợ Cơ đốc nhân bị bức hại), Nigeria chiếm hơn 80% tổng số Cơ đốc nhân bị sát hại trên toàn cầu vào năm 2021.
Ông Buhari đã được Diễn đàn Abu Dhabi có trụ sở tại Washington trao Giải thưởng Hòa bình và An ninh vì đã hỗ trợ chống lại chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, khuyến khích sự chung sống hòa bình của tất cả các tôn giáo và tăng cường đối thoại.
Kể từ khi ông Bulhari lên nắm quyền vào năm 2015 và hứa sẽ đánh bại lực lượng nổi dậy thánh chiến được gọi là Boko Haram, 200 triệu công dân ấp ủ hy vọng ông sẽ thực hiện được điều đó.
Tuy nhiên, 7 năm sau, những kẻ khủng bố Hồi giáo vẫn đang chiến đấu với quân đội của ông gần Hồ Chad, nơi hàng nghìn tên cướp cực đoan ở miền trung Nigeria đã tàn sát gần 6.000 thường dân vô tội vào năm 2014 và 2021.
Nhưng điều tồi tệ hơn đối với ông Buhari là những cáo buộc nghiêm trọng rằng, Quân đội Nigeria đã ép buộc 10.000 ca phá thai trong khoảng thời gian hai năm, và quân đội cố ý hành quyết những đứa trẻ được cho là con của của các chiến binh Boko Haram, theo tờ Reuters.
Vào ngày 14/12, Reuters đã phát hành một phóng sự điều tra khác cáo buộc rằng Nigeria đã tiến hành một cuộc chiến chống lại phụ nữ.
Theo Reuters, các cáo buộc dựa trên lời khai của 58 nhân chứng giấu tên, bao gồm 15 quân nhân và một cá nhân được nêu tên. Các phương tiện truyền thông tin tức khác vẫn chưa xác nhận về những tin tức này.
Tuy nhiên, Dân biểu Đảng Cộng hòa Chris Smith của tiểu bang New Jersey và Thượng nghị sĩ Jim Risch của tiểu bang Idaho – thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ – cũng kêu gọi mở cuộc điều tra.
Ông Smith cho biết trong một tuyên bố: “Những phát hiện đáng tin cậy của tờ Reuters liên quan đến việc các quan chức Nigeria cưỡng bức phụ nữ phá thai trên diện rộng, cũng như bắt cóc và hãm hiếp các bé gái đã gây chấn động lương tâm [trên toàn thế giới]”.
Ông Smith cũng trích dẫn luật mà ông bảo trợ để trừng phạt bất kỳ công dân nước ngoài nào “tham gia hoặc đồng lõa với hành động tàn bạo này”.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Chúng tôi vô cùng lo ngại. Đại sứ quán của chúng tôi ở Abuja đang tìm kiếm thêm thông tin, bao gồm cả việc liên hệ với các quan chức Nigeria”.
Trong hơn một năm, những người ủng hộ các Cơ đốc nhân bị đàn áp ở Châu Phi đã yêu cầu Ngoại trưởng Anthony Blinken khôi phục danh hiệu “Quốc gia Cần quan tâm Đặc biệt” cho Nigeria. Danh hiệu này đã được Bộ Ngoại giao Mỹ cấp cho Nigeria vào năm cuối cùng của chính quyền ông Trump.
Ông Blinken vẫn chưa giải thích về hành động loại bỏ danh hiệu này, nhưng theo cựu Trợ lý Ngoại trưởng Robert Destro, danh hiệu này đã bị các quan chức chính quyền Buhari phản đối kịch liệt.
“Tôi còn nhớ có một cuộc gặp giữa Bộ Ngoại giao Mỹ đã với Phó Tổng thống Nigeria Yemi Osinbajo cùng các quan chức Bộ Ngoại giao khác vào năm 2020. Bầu không khí lúc đó vô cùng khó xử. Cuối cùng, phía Nigeria đã rời đi mà không chụp ảnh nhóm như thường lệ”, ông Destro nói với The Epoch Times.
Bà Dede Laugesen, Giám đốc điều hành của tổ chức “Save the Persected Christian” cho biết: “Chính vì tất cả các bằng chứng chống lại chế độ Buhari tàn bạo đã khiến những tin tức này của Reuters trở nên có giá trị”.
“Tờ Reuters cũng từng đưa tin tương tự vào năm 2015 và một cuộc điều tra đã được tiến hành, nhưng không tìm thấy bằng chứng ‘đáng tin cậy’ nào để chứng minh cho tin tức đó”, bà Laugesen nói với The Epoch Times. “Tuy nhiên, chúng ta phải đặt câu hỏi rằng, ai đang điều tra các điều tra viên – đó có phải là bị cáo và những người hỗ trợ họ hay không?
“Thay vào đó, Reuters chứng minh rằng, họ đã theo dõi những mối lo ngại này trong nhiều năm. Những kẻ khủng bố này và những tên cầm đầu không quan tâm đến tính mạng con người, cho dù đó là trẻ nhỏ, người già hay thậm chí là em bé còn trong bụng mẹ. Nếu buộc phải đánh cuộc, tôi sẽ nghiêng về cuộc điều tra của tờ Reuters“, bà Laugesen nhận xét.
Vào lúc 2 giờ chiều ngày 16/11 (theo giờ địa phương), một nhóm người chống Cơ đốc giáo đã lên kế hoạch phản đối cuộc gặp của ông Buhari với các quan chức Hoa Kỳ bên ngoài Viện Hòa bình Hoa Kỳ tại Washington. Bà Faith McDonnell, Giám đốc của tổ chức Advocacy Katartismos Global đã tổ chức cuộc biểu tình này.
Ông Emmanuel Ogebe, một người Nigeria xa xứ và là nhà phê bình chính phủ, nói với The Epoch Times rằng, những cáo buộc về việc quân đội phá thai hàng loạt là vô căn cứ. Ông Ogebe là luật sư nhân quyền quốc tế của American Nigeria Law Group.
“Các nguồn tin có thẩm quyền mà tôi đã phỏng vấn khẳng định rằng, các vụ phá thai hàng loạt trong quân đội là sai sự thật. Bởi vì một sĩ quan cấp cao của quân đội đã nói với tôi rằng, ‘chúng tôi không có cơ sở vật chất và nhân viên y tế'”
“Những phụ nữ mang thai này phải nhập viện và tiêm thuốc vào tĩnh mạch. Những trẻ dưới ba tháng tuổi sẽ phải tiến hành nong và nạo, đây là một ca phẫu thuật nguy hiểm được thực hiện trong phòng mổ của bệnh viện và có rất ít cơ sở như vậy ở các khu vực bị Boko Haram chiếm đóng”, ông Ogebe nói thêm.
“Có bằng chứng cho thấy con cái của những phụ nữ chạy trốn khỏi các trại của Boko Haram đã được giải cứu”, ông Ogebe tiếp tục.
“Câu chuyện có thật ở đây là sau hàng chục năm chúng tôi vận động hành lang với tòa án hình sự quốc tế [ICC], ICC vẫn tiếp tục thất bại thảm hại trong việc xử lý các tội ác đang diễn ra của cả hai bên [Boko Haram và quân đội Nigeria]”.
“Mỹ cũng đã thất bại, khi chính quyền ông Biden loại Nigeria khỏi danh sách vi phạm tôn giáo [Quốc gia cần quan tâm đặc biệt] một tuần trước hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo châu Phi ở Washington. Đây dường như là một món quà Giáng sinh sớm cho chế độ độc tài Buhari tàn bạo”, ông Ogebe tiếp tục.
Theo NTDVN