Mới đây, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố báo cáo về tự do tôn giáo, lên án cuộc đàn áp người dân và đàn áp xuyên biên giới của chính quyền Trung Quốc. Đây được xem là một đòn khá mạnh chĩa vào các vấn đề nhạy cảm của chính quyền Bắc Kinh (ĐCSTQ). Theo phân tích của nhiều chuyên gia, động thái này của Hoa Kỳ đã gợi lên bức tranh không mấy sáng sủa – Nam Trung Hải có thể có nhiều biến loạn.
Trước đó, Hạ viện Hoa Kỳ đã nhất trí bỏ phiếu thông qua Đạo luật bảo vệ Pháp Luân Công, trong đó chỉ ra đối tượng mà ĐCSTQ bức hại nghiêm trọng nhất và che đậy tội ác, đó là các học viên Pháp Luân Công và nạn thu hoạch nội tạng.
Dự luật yêu cầu Hoa Kỳ giúp chấm dứt hoạt động thu hoạch nội tạng các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác do nhà nước Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hậu thuẫn, đồng thời yêu cầu Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với những người ở Trung Quốc tham gia và hỗ trợ hoạt động thu hoạch nội tạng.
Dự luật cũng sẽ có hình phạt dân sự lên tới 250.000 USD và phạt hình sự 1 triệu USD và 20 năm tù giam đối với những người phạm luật.
Dự luật vẫn cần được Thượng viện bỏ phiếu và sau đó được tổng thống ký để trở thành luật chính thức tại Hoa Kỳ.
Tiến sĩ Lưu Ninh Bình cho biết: “Kể từ năm 1999, Quốc hội (Hoa Kỳ) đã thông qua nhiều nghị quyết lên án chính quyền Cộng sản Trung Quốc đàn áp phong trào (Pháp Luân Công). Gần đây nhất là Nghị quyết số 343 được thông qua vào ngày 13/6/2016.
Tuy nhiên, ‘Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công’ là luật liên bang đầu tiên được thiết kế đặc biệt, để vạch trần và chống lại những hành vi tàn bạo về nhân quyền mà hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công phải gánh chịu trong 25 năm qua.”
> Xem thêm: Hạ viện Mỹ thông qua Đạo luật bảo vệ Pháp Luân Công
Những điều hết sức nhạy cảm này cũng liên quan đến các vụ mất tích bí ẩn của một lượng lớn thanh thiếu niên Trung Quốc trong những năm gần đây.
“Đạo luật bảo vệ Pháp Luân Công” – đòn mạnh chĩa vào “vùng cấm” của ĐCSTQ
Pháp Luân Công là một công pháp tu luyện thể chất và tinh thần của Phật gia, dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, bao gồm 5 bộ bài tập. Pháp Luân Công giúp người học có một sức khỏe tốt và một tâm hồn hướng thiện, bao dung, nhẫn nại.
Kể từ khi được hồng truyền ở Trường Xuân, Trung Quốc vào năm 1992, môn này đã được công chúng đón nhận rộng rãi. Trước năm 1999, số học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu đến 100 triệu người, vượt quá số lượng đảng viên ĐCSTQ. Điều này đã khiến ông Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư ĐCSTQ khi đó mang tâm ganh tỵ, sợ hãi nên đã khởi động cuộc đàn áp nhằm tiêu diệt Pháp môn này.
Một lượng lớn các trường hợp trên trang web Minghui.org (Minh Huệ) cho thấy, các thủ đoạn bức hại học viên Pháp Luân Công rất đa dạng và gây sốc, như điện giật, đốt, treo lơ lửng, đóng băng, gây bỏng, còng, kéo giãn, trói, kéo căng, phạt ngồi xổm và phạt đứng, hãm hiếp, chôn sống, bức thực bằng phân, tiêm thuốc tâm thần, bắn súng, thu hoạch nội tạng sống…
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ít nhất 5.088 học viên Pháp Luân Công được xác nhận đã bị bức hại đến chết. Chỉ riêng năm 2023 đã có 209 người được biết là đã bị bức hại đến chết. Do cuộc đàn áp và phong tỏa thông tin của ĐCSTQ, con số này chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.
Việc Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật bảo vệ Pháp Luân Công, yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ ngăn chặn nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống và các tù nhân lương tâm khác do ĐCSTQ bảo trợ, hậu thuẫn; điều tra những người chịu trách nhiệm và bắt đầu các biện pháp trừng phạt đã trở thành một đòn giáng chí mạng vào vấn đề nhạy cảm nhất của chính quyền Trung Quốc.
Nhiều câu hỏi được đặt ra là: Tác động của Đạo luật này cũng như những diễn biến tiếp theo đối với ĐCSTQ và xã hội Trung Quốc?
Tại sao Hoa Kỳ ngày càng chỉ trích cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ một cách thường xuyên và công khai?
Chúng ta nên giải thích hiện tượng này như thế nào trong bối cảnh có những thay đổi trong quan hệ Mỹ-Trung? Và liệu các đồng minh của Mỹ sẽ làm theo?
Tống Quốc Thành (宋国诚) – nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế của Đại học Quốc lập chính trị của Đài Loan nhận xét rằng, Hoa Kỳ đã bước vào một giai đoạn mới về vấn đề Pháp Luân Công và thu hoạch nội tạng, sau khi lên án bằng lời nói trước đó hoặc công khai cuộc đàn áp và bằng chứng về tội ác của ĐCSTQ với thế giới.
Ông nói: “Bây giờ chúng ta cần dùng luật pháp Mỹ để áp đặt các biện pháp trừng phạt, gần như là các biện pháp trừng phạt toàn diện. Mối quan hệ Mỹ – Trung đã đi vào ngõ cụt và không thể quay lại được nữa”.
Chuyên gia Tống nhận xét rằng, ĐCSTQ đã phát triển cái gọi là ngành công nghiệp ghép tạng rất nhanh, điều này mang lại lợi nhuận khổng lồ. Theo một cuộc điều tra độc lập quốc tế, nguồn hiến tạng chính là các học viên Pháp Luân Công.
Ông Tống nói: “Đây không chỉ là cuộc đàn áp, nó đã đạt đến mức độ diệt chủng khiến cả Thần và con người đều phẫn nộ, và Thần Phật đã không thể dung thứ được điều đó”.
Ông Tống nhận định, Dự luật có khả năng cao sẽ được Thượng viện thông qua và có hiệu lực nếu chính phủ Mỹ ban hành theo quy định của pháp luật.
Theo ông Tống, nếu Washington công bố danh sách những kẻ chịu trách nhiệm và những kẻ sát nhân đã tham gia và hậu thuẫn nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ người còn sống thì điều đó sẽ tương đương với việc “phơi thẳng xú uế lịch sử của ĐCSTQ ra ánh nắng mặt trời”.
Đem thứ xú uế đó phơi trực tiếp dưới nắng, ít nhất cũng có thể tẩy đi xú uế của lịch sử, đồng thời cho người dân Trung Quốc một lời cảnh báo lớn về chế độ đang cai trị họ.
Chuyên gia Tống cho hay: “Dự luật này ít nhất sẽ có tác động đáng báo động đối với toàn thế giới. Bởi vì trước đây, một số người có thể không muốn tin vào những sự thật tàn khốc này vì tội ác thu hoạch nội tạng từ người còn đang sống quá tàn nhẫn”.
Nhà báo thâm niên Akio Yaita, Giám đốc chi nhánh Đài Bắc của tờ báo Nhật Bản Sankei Shimbun, đã phỏng vấn ở Trung Quốc trong nhiều năm. Ông nhận thấy rằng ĐCSTQ đã đàn áp nghiêm trọng nhân quyền trong quá khứ, chẳng hạn như thời Đại nhảy vọt, Cách mạng Văn hóa, v.v.
Ngay cả sau khi cải cách kinh tế và mở cửa, nhiều cuộc đàn áp vẫn còn đó, trong đó có một số cuộc đàn áp lớn như sự kiện Lục Tứ ngày 4 tháng 6 năm 1989; đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công trong 25 năm qua. Ngoài ra còn có cuộc đàn áp đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tây Tạng, Tân Cương; đàn áp tự gio tín ngưỡng khác đối với Hồi giáo, Thiên chúa giáo,…
Trong số đó, cuộc đàn áp lớn nhất, nghiêm trọng nhất và kéo dài nhất là cuộc đàn áp Pháp Luân Công, bởi cuộc đàn áp này liên quan đến nhiều lĩnh vực và tàn ác về mọi mặt. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế vẫn phớt lờ điều này và chưa quan tâm đúng mức đến nó.
Theo nhà báo Yaita, ở Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, vấn đề cấy ghép nội tạng bất hợp pháp và mờ ám, vi phạm nhân quyền là cuộc đàn áp nhân quyền nghiêm trọng nhất của ĐCSTQ, và nó vẫn chưa nhận được đủ sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Nhà báo kỳ cựu Akio Yaita giải thích rằng, việc Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Đạo luật bảo vệ Pháp Luân Công đã đồng thời đưa hai vấn đề ‘Pháp Luân Công’ và ‘thu hoạch nội tạng’ ra bàn luận. Đây là hai điểm yếu nhất của ĐCSTQ, đặc biệt là cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Ông Yaita nói: “Phòng 610 của ĐCSTQ là một tổ chức toàn quốc đàn áp một cách có kế hoạch và có tổ chức đối với một nhóm cụ thể, đó là các học viên Pháp Luân Công. Đây là một phương pháp để đàn áp hiếm thấy trong lịch sử nhân loại, một cuộc đàn áp lan rộng đến tận cấp cơ sở.
Tôi nghĩ rằng nếu Quốc hội Hoa Kỳ bắt đầu hành động về vấn đề này thì đó sẽ là một cú sốc rất lớn đối với ĐCSTQ.
Một khi vấn đề này lộ ra, tôi nghĩ vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc có thể trở thành một tình huống mới trong tương lai.
Điều đó có nghĩa là, cả thế giới đang quan ngại về cuộc đàn áp nhân quyền mà các học viên Pháp Luân Công phải gánh chịu và vấn đề cấy ghép nội tạng bất hợp pháp.
Có thể trong tương lai, mối quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề nhân quyền của Trung Quốc sẽ lên một tầm cao mới. Đó là một sự thay đổi rất, rất quan trọng”.
Nhà báo kỳ cựu Yaita tin rằng, một khi Dự luật được ký thành Luật, các đồng minh của Mỹ sẽ có thể làm theo, chẳng hạn như Nhật Bản, Vương quốc Anh, Liên minh Ngũ Nhãn (Five Eyes) và các quốc gia khác. Chính sách đối ngoại tổng thể là đi theo nhịp điệu của Hoa Kỳ.
Luật bảo vệ của Hoa Kỳ không chỉ bảo vệ Pháp Luân Công mà còn liên quan đến các vấn đề nhạy cảm khác mà chính quyền Bắc Kinh luôn che đậy như mổ cướp nội tạng và nhiều trẻ em mất tích.
Dự luật không chỉ bảo vệ Pháp Luân Công
Ví dụ, dự luật đề cập rằng vào năm 2021, một tuyên bố chung của các chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc đã bày tỏ sự bàng hoàng tột độ trước “các báo cáo cho rằng, ĐCSTQ đang thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, người Hồi giáo và Cơ đốc giáo đang bị cầm tù”.
Trên thực tế, có thông tin cho rằng nhóm nạn nhân còn bao gồm những người bất đồng chính kiến, và có thể còn mở rộng sang cả những người bình thường.
Trong những năm qua, một số lượng lớn học sinh và thanh thiếu niên Trung Quốc đã biến mất. Ở Trung Quốc, điều vô lý là hệ thống camera giám sát có ở khắp nơi nhưng không tìm thấy người mất tích. Việc này khiến nhiều phụ huynh nghi ngờ có liên quan đến nạn mổ cướp và buôn bán nội tạng mà chính quyền ĐCSTQ hậu thuẫn.
Kể từ ngày 1 tháng 5, chính quyền Trung Quốc đã thực hiện phiên bản mới của “Quy định về hiến và cấy ghép nội tạng người”.
Chuyên gia Tống Quốc Thành đã quan sát những hiện tượng này. Ông mô tả các quy định mới của ĐCSTQ là “một quy định đáng xấu hổ” và là nỗ lực nhằm che đậy tội ác.
Nghi Vân (T.h)
Nguồn ĐKN, TTVN, Epoch Times
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*