Sau nhiều ngày mưa lớn, núi Mang Kà Muồng, xã Sơn Bao, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi sạt lở kèm nhiều vết nứt dài 60 m, lún sâu 2 m đe dọa trường mầm non, nhà văn hóa và 4 hộ dân.
Ngày 25/9, UBND huyện Sơn Hà cho biết diện tích đất bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sạt lở khoảng 1.500 m2. Đất đá dưới chân núi tràn xuống, tạo thành các đống lớn.
Tình trạng sạt lở đe dọa trực tiếp 4 hộ dân dưới chân núi, nhà văn hóa thôn và điểm trường mầm non Hướng Dương, nơi có 27 trẻ và một cô giáo.
Sự cố cũng gây tắc nghẽn đường giao thông đi Hồ Nước Trong; ảnh hưởng sinh hoạt, sản xuất 80 hộ dân xóm Mang Kà Muồng, nhà máy thủy điện Nước Trong, nhà điều hành Trạm quản lý thủy nông và điểm trường Tiểu học Sơn Bao.
- Xem thêm: Đại nạn đã định sẵn, chỉ người thiện lương mới thoát được tai ương
- Xem thêm: Bí ẩn đằng sau sự diệt vong của 4 nền văn minh cổ đại
Chính quyền xã đã cắm biển cảnh báo nguy hiểm, lắp đặt rào chắn B40 ngăn chặn đá lớn lăn ra đường; thông báo và vận động người dân sống gần khu vực nguy cơ sạt lở cao tạm di dời đến nơi an toàn.
Các hộ gia đình bị ảnh hưởng được sắp xếp nơi ở tại nhà các hộ dân khác trong thôn để đảm bảo an toàn. Điểm trường mầm non Hướng Dương cũng đã được di chuyển đến nơi khác để tiếp tục hoạt động giảng dạy.
Sơn Hà cùng với Ba Tơ, Minh Long, Trà Bồng, Thị xã Đức Phổ, Sơn Tây là những địa phương được cảnh báo nguy cơ sạt lở ở mức trung bình, cao và rất cao trước bão số 4 vừa qua. Trước đó trong bão Yagi, các vết nứt được anh Ma Xeo Chứ, trưởng thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai) phát hiện kịp thời và quyết định kêu gọi người dân đi lánh nạn sạt lở.
Theo VNE
- Xem thêm: Xác chết đột nhiên tỉnh lại, kể cho bác sĩ nghe một sự thật kinh hoàng
- Xem thêm: Nguồn gốc con người không phải trên Trái Đất?
- Xem thêm: Bí mật đại hồng thủy: Video bị che dấu tiết lộ những gì được tìm thấy trong con tàu Noah
Xem thêm:
Bí ẩn đằng sau sự diệt vong của 3 nền văn minh cổ đại và lối thoát cho con người hiện đại
3 điển tích nổi tiếng về tinh thần “tôn sư trọng đạo” của cổ nhân
Tân Thế Kỷ *Truyền Thống – Nhân Văn – Trung Thực*