spot_img
19 C
Vietnam
Thứ sáu,20 Tháng chín
spot_img

Hoa Kỳ và Philippines cáo buộc Trung Quốc có hành vi “khiêu khích và không an toàn” ở Biển Đông

Hoa Kỳ và Philippines cáo buộc Trung Quốc có hành vi “khiêu khích và không an toàn” ở Biển Đông. Cáo buộc này được đưa ra sau khi Philippines cho biết lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã sử dụng tia laser để ngăn cản nỗ lực chuyển hàng tiếp tế cho binh lính tại khu vực Bãi Cỏ Mây (Biển Đông) đang tranh chấp.

Bắc Kinh sử dụng tia laser ở Biển Đông
Mỹ nói việc Bắc Kinh sử dụng tia laser ở Biển Đông là “khiêu khích và không an toàn”

Sử dụng tia laser ở Biển Đông “khiêu khích và không an toàn”

Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines cho biết chiếc thuyền của họ đã bị nhắm mục tiêu bằng “ tia laser cấp độ quân sự ” làm mù tạm thời thủy thủ đoàn.

Vụ việc xảy ra khi Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines (PCG) đang thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho quân đội tại Bãi Cỏ Mây ( tiếng Anh: Second Thomas Shoal, tiếng Philippines:Ayungin) vào ngày 6/2. Lúc này tàu của Philippines còn cách Bãi Cỏ Mây khoảng 10 hải lý (18,5km). 

Sau khi Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines thông tin về vụ chạm trán hôm thứ Hai tuần trước, quân đội Philippines ngay lập tức đã lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh phải kiểm soát lực lượng của họ ở vùng biển tranh chấp. Philippines cũng xác định khu vực này hiện đang được Đài Loan và một số quốc gia Đông Nam Á khác cũng tuyên bố chủ quyền.

Bắc Kinh sử dụng tia laser ở Biển Đông là “khiêu khích và không an toàn”
Philippines cho biết có một sự cố khác xảy ra với Cảnh sát biển Trung Quốc ngoài khơi Bãi Cỏ Mây vào tháng 8 năm ngoái, cho rằng các tàu Trung Quốc, bao gồm cả tàu 5205, đã tạo ra một “sự phong tỏa” [Cảnh sát biển Philippines qua Reuters]
Philippines nhắc lại sự kiện “chạm trán” trên biển với Trung Quốc vào tháng 8 năm ngoái. Trung Quốc cho tàu chặn đường lối vào bãi cạn.Có hai tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc tham gia cùng hai tàu từ lực lượng dân quân hàng hải của Trung Quốc để  “phong tỏa” khu vực này.

Aguilar dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines nói rằng hành động của Trung Quốc là hành động “khiêu khích và không an toàn” tại Biển Đông.

Phát ngôn viên quân đội Medel Aguilar nói với các phóng viên hôm thứ Hai (13/2) rằng: “Tôi nghĩ đã đến lúc chính phủ Trung Quốc phải kiềm chế các lực lượng của mình để không thực hiện bất kỳ hành động khiêu khích nào gây nguy hiểm đến tính mạng của người dân”.

Hoa Kỳ tuyên bố sát cánh cùng Philippines

Phát ngôn phía Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng cho biết “Hành vi của CHND Trung Hoa là khiêu khích và không an toàn”.

Trong tuyên bố của mình, Ned Price đề cập đến phán quyết của Tòa án quốc tế vào tháng 7 năm 2016. Phán quyết này cho thấy không hề có cơ sở pháp lý nào cho yêu sách của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Dù vậy Bắc Kinh đã từ chối công nhận phán quyết này.

banner visaoconhanloai center

Price nói trong tuyên bố: “Mỹ nhắc lại, theo Công ước Luật Biển năm 1982, phán quyết trọng tài năm 2016 là cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lý đối với CHND Trung Hoa và Philippines, và chúng tôi kêu gọi CHND Trung Hoa tuân thủ phán quyết”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price tuyên bố: “Hoa Kỳ sát cánh với các đồng minh Philippines của chúng tôi trước việc Cảnh sát biển Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) được báo cáo sử dụng các thiết bị laser chống lại thủy thủ đoàn của một tàu Cảnh sát biển Philippines”.

Trung Quốc cho rằng hành động của họ phù hợp với luật pháp

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng lực lượng bảo vệ bờ biển của họ hành động phù hợp với luật pháp.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Uông Văn Bân nói trong một cuộc họp báo thường kỳ hôm (13/2): “Chúng tôi kêu gọi Philippines tránh những hành động như vậy, và hành động của nhân viên Trung Quốc là chuyên nghiệp và có kiềm chế”. 

TTK 3.3 01 1 final

Trung Quốc ngày càng trở nên quyết liệt hơn đối với yêu sách của mình đối với Biển Đông, phát triển các căn cứ quân sự trên các mỏm đá và triển khai lực lượng bảo vệ bờ biển, lực lượng dân quân biển và tàu cá để hỗ trợ cho các yêu sách của mình.

PCG nhắc lại rằng họ sẽ tiếp tục hỗ trợ và bảo vệ “quyền và chủ quyền” của Philippines và cả lực lượng quân đội trên tàu Sierra Madre.

Philippines gần đây đã đồng ý cho phép Hoa Kỳ tiếp cận nhiều căn cứ quân sự hơn  theo Thỏa thuận hợp tác quốc phòng nâng cao (EDCA) giữa hai nước. Tuần trước Philippines cũng tuyên bố họ sẽ tăng cường quan hệ an ninh với Nhật Bản. 

Chiến hạn
Xác chiến hạm BRP Sierra Madre ở bãi Cỏ Mây (Biển Đông), thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện bị Philippines chiếm đóng trái phép, năm 2014-Ảnh: Reuters.

Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đây đang là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc. Bãi Cỏ Mây nằm cách tỉnh Palawan của Philippines khoảng 105 hải lý (195km) về phía Tây Bắc. 

Hiện Philippines đang kiểm soát khu vực này bằng việc dùng xác tàu BRP Sierra Madre từ Thế Chiến Thứ 2, mắc cạn tại đây vào năm 1999, để làm chỗ đóng quân cho binh lính làm nhiệm vụ canh gác. 

Trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, Bãi Cỏ Mây là nơi sinh sống của một nhóm nhỏ binh lính Philippines sống trên con tàu rỉ sét.

Vũ Nam tổng hợp.

Banner Visaoconhanloai Footer

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều