spot_img
18 C
Vietnam
Thứ hai,25 Tháng mười một
spot_img

Trận động đất Thỗ Nhĩ Kỳ đã trở thành “thảm họa kinh hoàng nhất” suốt 100 năm

Trận động đất Thỗ Nhĩ Kỳ đã trở thành thảm họa kinh hoàng nhất suốt 100 năm qua khi tổng số người chết đã vượt qua con số 35.000 người. 

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, vào chiều ngày 14/2 thông báo rằng hơn 35.000 người đã thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ do trận động đất tuần trước. Với thông báo này thì vụ động đất đã trở thành thảm họa kinh hoàng nhất kể từ khi đất nước này được thành lập cách đây 100 năm.

Kahramanmaras, Turkey thảm họa kinh hoàng nhất suốt 100 năm
Những căn lều dựng tạm để làm chỗ trú ẩn vẫn không đáp ứng nhu cầu của hàng ngàn người mất nhà cửa – Ảnh: NYT

Phá kỷ lục trận động đất Erzincan vào năm 1939 để trở thành thảm họa kinh hoàng nhất suốt 100 năm

Số lượng người chết được xác nhận ở Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt qua số lượng người chết được ghi nhận từ trận động đất lớn Erzincan vào năm 1939 khiến khoảng 33.000 người thiệt mạng. Phá kỷ lục năm 1939, trận động đất năm 2023 trở thành thảm họa kinh hoàng nhất suốt 100 năm qua tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi số người chết gần như chắc chắn sẽ còn tăng cao hơn nữa thì hàng chục nghìn người sống sót mất nhà cửa vẫn đang phải vật lộn để đáp ứng các nhu cầu cơ bản. Những người còn sống cần tìm nơi trú ẩn khỏi cái lạnh buốt giá.

Kahramanmaras, Turkey
Người dân bên đống đổ nát, với họ đây là thảm họa kinh hoàng nhất suốt 100 năm qua- Ảnh: NYT

Tổng thống Erdogan cho biết thêm có 105.505 người bị thương, 13.000 người vẫn đang được điều trị trong bệnh viện. Gần 3.700 người chết đã được xác nhận ở nước láng giềng Syria, nâng tổng số người thiệt mạng ở cả hai nước lên hơn 39.000 người. Tờ News York Time thì cập nhật số người chết đã tăng lên hơn 40.000 ở cả hai quốc gia.

Phát biểu tại Ankara sau cuộc họp Nội các kéo dài 5 giờ được tổ chức tại trụ sở của cơ quan thảm họa AFAD, ông Erdogan cho biết 47.000 tòa nhà, chứa 211.000 nơi cư trú, đã bị phá hủy hoặc bị hư hại nặng đến mức cần phải phá hủy.

Erdogan nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục công việc của mình cho đến khi đưa được công dân cuối cùng ra khỏi các tòa nhà bị phá hủy”.

Vấn đề chỗ ở 

Không chỉ số người chết cao kỷ lục khiến trận động đất này trở thành thảm họa kinh hoàng suốt 100 năm qua tại Thổ Nhĩ Kỳ, vấn đề chỗ ở là một điều bức thiết khác.

Tại thành phố cảng Iskenderun của quốc gia này, các gia đình phải sơ tán đã trú ẩn trong các toa tàu từ tuần trước.

Trong khi nhiều người đã rời đi trong những ngày gần đây để đến các trại gần đó hoặc các vùng khác của Thổ Nhĩ Kỳ, hàng chục người vẫn sống trong các chuyến tàu. Nida Karahan, 50 tuổi, nói với Anadolu Agency: “Các toa xe đã trở thành nhà của chúng tôi”.

Gaziantep, Turkey
Hình ảnh người dân sống trong các căn lều tạm – Ảnh: NYT

Tổng thống Erdogan hôm 14/2 tuyên bố rằng Chính phủ của ông có kế hoạch bắt đầu xây dựng 30.000 ngôi nhà vào tháng Ba: “Mục tiêu của chúng tôi là hoàn thành việc xây dựng các tòa nhà chất lượng cao và an toàn trong vòng một năm để đáp ứng nhu cầu nhà ở trong toàn bộ vùng động đất” ông nói.

Syria lâm vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn

Thảm họa kinh hoàng suốt 100 năm qua còn khiến Syria, nơi cuộc nội chiến kéo dài 12 năm còn gặp nhiều khó khăn hơn. Sự phức tạp vốn có của vấn đề Syria đã gây khó khăn cho các nỗ lực cứu trợ.

TTK 2.2 03

Công tác cứu trợ vấp phải nhiều sự tranh cãi về cách vận chuyển viện trợ vào nước này cho đến việc phân phối hàng hóa viện trợ. Một số người dân cho biết họ không nhận được gì. 

Atarib, Syria
Nhiều người dân Syria không nhận được cứu trợ – Ảnh: NYT

Hôm thứ Ba, Liên Hợp Quốc đã đưa ra lời kêu gọi trị giá 397 triệu đô la để cung cấp “sự cứu trợ vô cùng cần thiết để cứu sống gần 5 triệu người Syria” trong ba tháng. Điều này diễn một ngày sau khi cơ quan toàn cầu công bố một thỏa thuận với Damascus để chuyển viện trợ của Liên Hợp Quốc qua hai cửa khẩu biên giới nữa từ Thổ Nhĩ Kỳ đến các khu vực do quân nổi dậy kiểm soát ở tây bắc Syria.

Ahmed Ismail Suleiman dựng một nơi trú ẩn bằng chăn bên ngoài ngôi nhà bị hư hại của mình ở thị trấn Jinderis, một trong những cộng đồng bị tàn phá nặng nề nhất ở tây bắc Syria. Anh ta sợ phải chuyển cả gia đình trở lại một ngôi nhà có thể sập bất cứ lúc nào nên  18 người trong gia đình đã ngủ bên ngoài trong căn lều tạm bợ.

“Chúng tôi ngồi nhưng không thể ngủ được khi nằm ở đây,” Anh nói. “Chúng tôi đang chờ một chiếc lều thích hợp.”

Mahmoud Haffar, người đứng đầu hội đồng thị trấn, cho biết người dân đã có thể tranh nhau khoảng 2.500 chiếc lều cho đến nay, nhưng dù vậy vẫn có khoảng 1.500 gia đình vẫn không có nơi trú ẩn. Nhiệt độ ban đêm ở đây xuống khoảng âm 4 độ C (26 độ F).

Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đều đang trong giai đoạn khó khăn nhất của thảm họa kinh hoàng nhất thế kỷ này.

Theo Bilginsoy/PBS

Untitled 3 01

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều