spot_img
18 C
Vietnam
Thứ hai,25 Tháng mười một
spot_img

Ngôi làng Armenia cuối cùng của Thổ Nhĩ Kỳ và nỗi lo sau trận động đất

Tại ngôi làng Vakifli của người Armenia duy nhất còn sót lại ở Thổ Nhĩ Kỳ, người dân đang cảm ơn Chúa vì đã bảo vệ và không để một ai trong số họ thiệt mạng trong trận động đất kinh hoàng xảy ra trong khu vực. Với niềm kính Chúa, người dân làng Vakifli vẫn lo sợ cho tương lai của ngôi làng thân yêu của mình.

tantheky.org - The last Armenian village in Turkey after the deadly earthquake
Quang cảnh hư hại tại nhà thờ ở Vakifli, ngôi làng cuối cùng của người Armenia ở Thổ Nhĩ Kỳ, sau trận động đất chết người, ở Samandag, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 24 tháng 2 năm 2023. REUTERS/Eloisa Lopez

Ba mươi trong số 40 ngôi nhà bằng đá của làng, bao gồm cả những căn nhà một hoặc hai tầng bị hư hại nặng nề kể từ trận động đất lớn thứ ba xảy ra. Những ngôi nhà vốn dĩ được bao quanh bởi vườn cam và chanh và hiện tại không có điện.

Làng Vakifli với 130 dân làng, họ tập trung tại quán trà để trú ẩn và sưởi ấm. Phụ nữ và đàn ông cùng làm việc trong căn bếp nhỏ, nấu súp và nấu cơm.

Armen Hergel, 64 tuổi, cho biết bà đã quen với cuộc sống trong quán trà, nơi có một máy phát điện nhỏ mà bà gọi là “khách sạn Hilton”. Nhưng việc mất điện trong làng với bà là một vấn đề thực sự.

“Chúng tôi cần sưởi ấm. Chúng tôi đang cố giữ ấm bằng cách uống trà nhưng đêm lạnh và thực sự đáng sợ trong bóng tối như mực, kèm theo (những) dư chấn liên tục”.

Bà Armen Hergel kể rằng mình đang thăm con gái ở Istanbul khi hai trận động đất đầu tiên xảy ra và khi quay lại Vakifli thì phải bắt tay vào thu dọn mọi thứ.

Ngôi làng Armenia cuối cùng ở Thổ Nhĩ Kỳ sau trận động đất chết người
Những ngôi nhà trong làng bị sụp đổ – Ảnh: Reuters

Masis, một thợ kim hoàn 67 tuổi đã về hưu nói rằng: “Vakifli là tất cả những gì chúng tôi có, ngôi làng duy nhất của người Armenia ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đó là nhà của chúng tôi. Chứng kiến ​​cảnh tượng như thế này khiến trái tim tôi tan nát”.

Ông nói thêm: “Ngôi làng này rất nhỏ và con cái chúng tôi hầu hết thích sống ở Istanbul… Đây là ngôi nhà duy nhất mà chúng tôi từng biết. Sau thảm họa này, tôi không biết sẽ mất bao lâu để ngôi làng được xây dựng lại. Tôi thực sự lo sợ rằng hầu hết mọi người sẽ rời đi và ngôi làng sẽ bị bỏ hoang”. Nhưng Masis thì khác, ông thề sẽ ở lại để xây dựng ngôi làng.

Vakifli nằm trên núi Moses ở tỉnh Hatay, nhìn ra Samandag, một thành phố ở rìa phía Tây biên giới dài của Thổ Nhĩ Kỳ với Syria. Dân làng nói chuyện với nhau bằng phương ngữ Armenia địa phương, được gọi là tiếng Armenia núi Moses, được pha nhẹ với các từ tiếng Ả Rập và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ phần lớn là người Hồi giáo nhưng cũng có một số cộng đồng Cơ đốc giáo cổ đại. Đây là những phần nhỏ của lượng lớn dân số sống trong Đế chế Ottoman đa tín ngưỡng, đa sắc tộc, do người Hồi giáo lãnh đạo, tiền thân của người Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại.

Ngày nay, Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia bất hòa chủ yếu vì 1,5 triệu người mà Armenia nói đã bị Đế chế Ottoman giết hại vào năm 1915. Armenia nói rằng điều này đã đủ sức cấu thành tội diệt chủng.

Người Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận rằng nhiều người Armenia sống ở Đế chế Ottoman đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng Ottoman trong Thế chiến thứ nhất, nhưng họ phản đối các số liệu và phủ nhận việc này có tính hệ thống.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ, Mevlut Cavusoglu cho biết viện trợ nhân đạo do Armenia gửi cho các nạn nhân trận động đất có thể thúc đẩy nỗ lực bình thường hóa quan hệ của họ.

Gần rìa làng bị động đất là nhà thờ Đức Mẹ Thiên Chúa Armenia

Mục sư Avedis Tabasyan cho biết trận động đất thứ ba đã gây ra thiệt hại nặng nề nhất. Những bức tường đá của nhà thờ đã sụp đổ và phông rửa tội đã bị phá vỡ. Một tấm khăn trải bàn thờ có thêu hình Đức Mẹ và Chúa Giêsu vương vãi những mảnh sơn từ trần nhà.

Kể từ sau trận động đất ngày 6 tháng 2, không có Thánh lễ nào được cử hành.

The last Armenian village in Turkey after the deadly earthquake
Ngôi làng bị hư hại nặng, Nhà thờ cũng bị hư hại, nhưng những người dân làng được an toàn – Ảnh: Reuters

Vị Mục sư nói: “Chúng tôi dự định cải tạo… Chúa đã chỉ cho chúng tôi một cách khác để sửa chữa và làm mới nơi thân yêu của chúng tôi”.

Can, một thanh niên 26 tuổi, nấu rượu trong làng để bán cho khách du lịch nói rằng: “Tôi đã học sản xuất rượu vang ở miền Bắc Thổ Nhĩ Kỳ để dành cả cuộc đời ở đây. Bây giờ mọi thứ phải bị phá bỏ và xây dựng lại, tôi không biết khi nào chúng tôi mới có thể đứng vững trở lại”.

Theo Ece Toksabay 

Vũ Nam biên dịch

Untitled 3 01 1

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều