(Tân Thế Kỷ) Nhiều học giả, chính trị gia… cho rằng thể chế chính trị là cái quyết định một quốc gia hưng thịnh hay thất bại. Với cá nhân tôi thì điều đó không phải là như vậy!
Sự thịnh vượng của nước Mỹ hay các nước Tây Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản… thường được l{ giải rằng bởi các quốc gia này có thể chế chính trị tự do, dân chủ… tôi nghĩ đó vẫn chỉ là nói tới hình thức bề ngoài thôi, chưa đi tới bản chất vấn đề.
Rất đơn giản, cũng đi theo tự do, dân chủ, tại sao các nước Châu Phi như Cộng hòa Dân chủ Congo, Uganda, Somalia… lại suốt ngày đánh nhau lộn tùng bậy, xã hội bất ổn, xung đột vũ trang liên miên, người dân sống rất nghèo khổ… đương nhiên l{ do cũng là thiếu năng lực quân sự để có thể ổn định tình hình trong nước… hay thiếu tập quyền, chính phủ không thể quản nổi các nhóm, các đảng phái chính trị… cũng như các phiến quân, lực lượng vũ trang khác nhau… cát cứ vùng, tranh giành quyền lực…
Ngược lại, Bhutan, một chế độ nhà nước quân chủ lập hiến, cho tới năm 2008 mới tiến hành chuyển qua, hình thành thể chế dân chủ nghị viện và khuôn khổ pháp l{ cho một hệ thống đa đảng dân chủ, tuy không giàu nhưng có hệ thống phúc lợi xã hội rất bền vững, đặc biệt là tới 98% dân số cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình… Đây là đất nước duy nhất đã đánh giá đúng sự thịnh vược quốc gia dựa trên đời sống vật chất lẫn tinh thần. Tại sao đất nước này không giống như các nước chuyên chế độc tài khác như Venezuela, Sudan, Iran, Algeria…?
Con người luôn tồn tại đời sống vật chất và đời sống tinh thần (tín ngưỡng, tâm linh, tư tưởng…), tôi nghĩ một quốc gia cũng vậy: Đó là sự hưng thịnh hay thất bại về vật chất và tinh thần! Nhưng khi nói tới sự thịnh vượng của một quốc gia, người ta đã chỉ đánh giá nó qua các yếu tố của đời sống vật chất như GDP, thu nhập bình quân đầu người, hạ tầng xã hội, kiến trúc thượng tầng… mà thiếu đi sự đánh giá về mặt đời sống tinh thần của quốc gia đó, họ đã mất đi hai mặt của một vấn đề. Như vậy, sự thịnh vượng của nước Mỹ thì người ta mới chỉ l{ giải được về mặt vật chất, chưa l{ giải được yếu tố về mặt tinh thần; còn đối với sự thất bại của các nước Châu Phi, nếu chỉ lấy yếu tố vật chất là thể chế… sẽ không l{ giải được thấu đáo nguyên nhân… Ngược lại, chỉ yếu tố vật chất là thể chế… cũng không thể l{ giải sự thịnh vượng của Bhutan, vì trường hợp của Bhutan lại mang trong nó rất nhiều yếu tố tinh thần…
Tóm lại, con người đã đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề sự thịnh vượng hay thất bại của một quốc gia chỉ dựa trên yếu tố vật chất, thiếu hoàn toàn yếu tố tinh thần, tức là đã mất đi một nửa của vấn đề, hỏi sao có thể đúng đắn đây?
Giờ ta hãy nói về yếu tố vật chất của một quốc gia trước.
Các quốc gia tự do, dân chủ phát triển thường có thể chế chính trị và thể chế kinh tế là dung hợp, nói cách khác, nó hài hòa về quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế cho tất cả các thành phần trong xã hội, chính vì thế mà xã hội có động lực và môi trường phát triển thịnh vượng.
Thể hiện của nó là tam quyền phân lập, tức là 3 quyền tối cao nhất của quốc gia: lập pháp, hành pháp, tư pháp sẽ do 3 cơ quan độc lập với nhau nắm giữ. Các cơ quan này vừa ràng buộc vào nhau, áp chế nhau… để cùng tồn tại vững mạnh, kiểm soát tốt quyền lực nhà nước… ví dụ quốc hội sẽ lập pháp, thông qua các chức vụ chủ chốt trong cơ quan hành pháp (chính phủ), quyết sách chủ trương lớn, yêu cầu chính phủ – hành pháp giải trình các vấn đề quốc gia… chính phủ – hành pháp có thể giải tán quốc hội, trình hay chỉ định lãnh đạo các cơ quan tư pháp, tố tụng… cơ quan tư pháp độc lập đóng vai trò tố tụng, xét xử tất cả các đối tượng… dù đó là lãnh đạo của hành pháp hay lập pháp…
Cơ quan lập pháp là tối cao nhất, do dân chúng bầu ra… thường là quốc hội, nghị viện và ngoài ra có các hội đồng địa phương các cấp, các hội đồng này quyết định các vấn đề ở địa phương…
Ở các nước tự do, dân chủ, các quyền phổ quát cơ bản được đảm bảo nếu mức độ tập quyền và quân đội có sức mạnh đủ để đảm bảo an ninh, ổn định chính trị và trật tự xã hội.
Thứ nhất là quyền tự do ứng cử, bầu cử, biểu quyết của người dân. Quyền này chính là thể hiện { chí của người dân trong vấn đề lập pháp và hành pháp, thể hiện mức độ làm chủ của người dân đối với nhà nước, nhà nước ấy có bao nhiêu phần của dân, do dân và vì dân.
“Của dân” thể hiện là quyền lực nhà nước bản chất là thuộc về nhân dân, nhà nước chỉ là người thừa ủy quyền của nhân dân thực thi quyền lực mà thôi. Những vấn đề quyết sách lớn, hệ trọng… sẽ phải trưng cầu dân {, do người dân quyết định. Chính vì vậy mà tổng thống Mỹ Donald Trump đã có một câu nói đại { là: “Tôi ở đây là để mang quyền lực trả lại nơi nó thuộc về – người dân Mỹ”.
Ngoài ra, nhà nước của dân còn thể hiện ở việc người dân có quyền giám sát, bãi miễn chính phủ, cơ quan nhà nước… hay bất cứ vị trí lãnh đạo tối cao nào. Hồ Chí Minh cũng nói, nếu chính phủ làm không tốt thì dân có thể đuổi chính phủ; quyền lực tối thượng là thuộc về nhân dân, nhà nước mà dân không thích thì dân sẽ có quyền đuổi, đó mới thực sự là nhà nước của dân.
“Do dân” thể hiện ở việc người dân quyết định hiến pháp, tổ chức nên bộ máy nhà nước, các vị trí lãnh đạo đất nước do người dân bầu lên…
“Vì dân” thể hiện ở nhà nước có mục đích tối thượng là phục vụ nhân dân, tất cả các hoạt động cũng đều là vì hạnh phúc của nhân dân…
Quyền phổ quát thứ hai là quyền tự do ngôn luận, báo chí. Quyền này đảm bảo người dân có thể tự do biểu đạt, nói lên tiếng nói của chính mình. Quyền này rất quan trọng đối với xã hội và được coi là quyền lực mềm thứ tư – sau quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quyền tự do ngôn luận giúp toàn xã hội đề cao, tôn vinh cái tốt, đồng thời đả phá, bài trừ cái xấu; bên cạnh đó nó đóng vai trò phản biện và giám sát xã hội. Một sự việc gì xảy ra trong xã hội, tự do ngôn luận sẽ thể hiện được tiếng nói của công chúng đối với vấn đề đó, có thể phân định tốt, xấu thông qua phản biện nhau, giám sát các chủ thể liên quan…
Chỉ số tự do báo chí (tiếng Anh: Press Freedom Index) là một bảng xếp hạng về độ tự do báo chí ở gần như tất cả các nước trên toàn thế giới được đưa ra bởi tổ chức phi chính phủ Phóng viên không biên giới, chỉ số này là kênh thông tin quan trọng để đánh giá quyền tự do ngôn luận của người dân ở mỗi quốc gia. Cá nhân tôi thấy rằng, các nước mà chính phủ càng ít vì người dân thì quyền này càng ít được đảm bảo, họ sẽ kiểm soát quyền này một cách càng chặt chẽ, không cho người dân nói những điều bất lợi cho họ, người dân không thể tự do nói lên sự thật và điều mình nghĩ nên những nước này sẽ “có nhiều người nói dối nhất”.
Quyền phổ quát thứ ba là quyền tự do lập hội, nhóm họp. Quyền này đóng vai trò rất quan trọng trong quản l{ kinh tế, sản xuất hàng hóa, quản l{ các lĩnh vực trong xã hội. Không có một bộ máy nhà nước nào trên thế giới có thể có đủ nhân lực quản l{ mọi lĩnh vực đời sống xã hội, vậy nên phải có các tổ chức dân sự, các hội đoàn… giúp quản l{. Ví dụ Bộ Nông nghiệp một quốc gia không thể quản l{ sản xuất lúa gạo, chăn nuôi, trồng trọt rau quả… bởi vì sự phân tán và nhiều chủ sở hữu về đất đai, tính chất vùng miền, { muốn chủ quan của người dân… chỉ có các hội, đoàn từng vùng miền, địa phương mới giúp quản l{, điều phối hoạt động sản xuất một cách hiệu quả được.
Ở các nước mà lãnh đạo chỉ lo giữ quyền lực của mình, ít vì người dân thì họ rất sợ phải thực thi những quyền này. Nó đồng nghĩa với việc cho phép các hội, các tổ chức dân sự được thành lập và hoạt động công khai, các thế lực chống đối sẽ lợi dụng quyền này để âm mưu, lật đổ chính phủ. Những nhà nước này sẽ đặc biệt yếu kém trong vấn đề quản l{ sản xuất các ngành hàng hóa, điều tiết kinh tế vĩ mô, quản l{ các hoạt động xã hội dân sự.
Quyền phổ quát thứ tư là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Quyền này công nhận con người được tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tự do đức tin, tôn giáo của mình. Người dân có quyền tự do tin vào bất kz tôn giáo, tư tưởng… hay bất kz vị Thần, Phật, vị Chúa nào; đi cùng với quyền lập hội, người dân có quyền tự do nhóm họp, tự do hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng… thực hành và thể hiện đức tin của mình.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong phân tích thể chế – yếu tố vật chất của mỗi quốc gia, các học giả, nhà nghiên cứu… thường chỉ coi nó là một quyền phổ quát cơ bản của con người, là quyền cơ bản về nhu cầu tâm linh mà thôi. Tuy nhiên, nó đóng vai trò rất lớn trong việc câu chế, ước thúc đạo đức xã hội, nếu quyền này đảm bảo được xã hội có đức tin vào những tôn giáo chân chính thì con người ta sẽ sống hướng thiện, đạo đức được duy trì, con người ít làm điều xấu… rất có lợi cho quốc gia phát triển, tuân thủ pháp luật…
Ngoài ra, tín ngưỡng là nguồn gốc của đời sống tâm linh, đức tin là nguồn gốc của đạo đức xã hội, văn hóa truyền thống… đây chính là yếu tố đời sống tinh thần của một quốc gia; điều này đã không được phân tích kỹ lưỡng khi tìm hiểu nguyên nhân thành công hay thất bại của mỗi quốc gia trên thế giới. Ta sẽ bàn kỹ vấn đề này ở phần sau.
Các quốc gia lấy nền tảng tư tưởng, định hướng phát triển dựa trên chủ nghĩa vô thần rất sợ quyền này. Họ cho rằng tự do tín ngưỡng làm cho dân chúng tin vào Thần, Phật hay Chúa – những lực lượng siêu nhiên, chứ không tin vào chính phủ nữa. Nhiều người cũng đã thực sự tin rằng “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” theo đúng nghĩa đen của câu này, tức là người dân tin vào tôn giáo chỉ là ảo tưởng để xóa đi nỗi thống khổ bị áp bức của họ, người ta đã không hiểu được { rất không tốt của câu nói này, sao có thể ví đức tin của con người ta với thuốc phiện được đây, thật là độc ác. Trung Quốc là một điển hình, họ có cuộc “Cách mạng Văn hóa” trong đó thực hiện phá tứ cựu (cựu tư tưởng, cựu văn hóa, cựu phong tục và cựu tập quán) mà bản chất là phá hủy tín ngưỡng, đức tin của người dân đối với Thần Phật. Hình thức bề ngoài là đập bỏ di tích lịch sử, văn vật, đốt kinh sách… sâu hơn là phá hủy văn hóa truyền thống, những phong tục, tập quán tốt đẹp của xã hội… cắt đứt mối liên hệ giữa con người hiện tại và đạo đức truyền thống cao thượng: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín của đất nước Trung Hoa rộng lớn.
Như vậy, với những điều đã nói ở trên, yếu tố vật chất – hay thể chế của một quốc gia đảm bảo được tam quyền phân lập, đảm bảo được các quyền phổ quát của người dân thì quốc gia đó có thể trở nên thành công và thịnh vượng. Điều này được phân tích rất kỹ lưỡng trong cuốn Tại Sao Các Quốc Gia Thất Bại của hai tác giả Daron Acemoglu và James A. Robinson. Tuy nhiên đây chưa phải là yếu tố then chốt và quyết định nhất vì nó còn yếu tố tinh thần nữa.
Giờ ta hãy nói về yếu tố tinh thần của một quốc gia.
Hãy xuất phát từ đời sống tinh thần của một cá nhân, đầu tiên đó là tư duy, { niệm, suy nghĩ của mỗi người. Trong quá trình sinh sống qua các thời kz dài đằng đẵng của lịch sử, tại các vùng khác nhau trên trái đất, con người hình thành những tư tưởng, l{ niệm khác nhau, đặc biệt là nhận thức, l{ giải về tự nhiên, xã hội, vũ trụ, sinh mệnh và chính bản thân con người, từ đó hình thành niềm tin và đức tin. Quá trình tồn tại, niềm tin và đức tin được phổ biến rộng rãi, từ đó lại hình thành những quy chuẩn, chuẩn mực đạo đức của con người nói chung.
Từ niềm tin và đức tin, với các chuẩn mực đạo đức, nhận thức tự nhiên và xã hội, quá trình sinh sống, con người kế thừa và gây dựng lên hệ thống tư tưởng, tư duy triết học, xây dựng nên đạo đức xã hội, văn hóa và các phong tục, tập quán sống của mình, đời sống tinh thần của mỗi cá nhân chính là nằm trong đó. Các dân tộc khác nhau, vùng miền khác nhau có những niềm tin, đức tin khác nhau… sẽ hình thành các giá trị đạo đức, tư tưởng, văn hóa, phong tục, tập quán khác nhau… Cuối cùng, thể hiện ra vật chất là thế giới di tích, văn vật lịch sử… phong phú và huy hoàng khắp nơi trên trái đất. Châu Âu với đức tin vào Chúa Jesus có nền Nghệ thuật thời kz Phục Hưng, hội họa, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc… đều phát triển ở đỉnh cao vào thế kỷ XV, XVI. Trung Quốc với phát minh ra la bàn, thuốc súng, giấy và nghề in… Đức tin vào Thần Phật và thịnh thế về văn học, nghệ thuật, thi ca… vào thời nhà Đường… các ngôi chùa cổ, tượng Phật, các bức bích họa về Thiên Đường, Phật Quốc… trên thế giới đâu đâu cũng có, đâu đâu cũng lưu lại bằng chứng về sự phồn thịnh của xã hội con người từ cổ chí kim… Có thể nói niềm tin, đức tin, các giá trị đạo đức xã hội, tư tưởng, văn hóa, phong tục, tập quán… chính là yếu tố tinh thần của một quốc gia.
Tôi nhận thấy rằng, niềm tin, đức tin chính là nguồn gốc của đạo đức xã hội, là cốt yếu đời sống tinh thần của mỗi quốc gia. Đạo đức xã hội tốt thì quốc gia đó thịnh vượng, phát triển; đạo đức xã hội kém thì quốc gia đó suy tàn và diệt vong. Không đâu xa, nói ngay các triều đại phong kiến, trước khi diệt vong chính là lúc đạo đức xã hội thấp kém, vua quan vô đạo, giặc cướp nổi lên, dân tình loạn lạc, lòng người bất an…
Giờ ta hãy nói sâu hơn tại sao đức tin là cái gốc của đạo đức. Bởi vì niềm tin, đức tin chính là cái hình thành và có thể câu chế, ước thúc duy trì đạo đức. L{ giải vũ trụ, sinh mệnh và con người, chúng ta thường hay có hai trường phái: Vô thần và Hữu thần. Vô thần luận coi con người là chủ thể duy nhất trong vũ trụ, con người hình thành là do sự ngẫu nhiên của vận động vũ trụ, chết là hết. Hữu thần coi con người là sinh mệnh trong không gian đặc thù tầng thấp, con người là có linh hồn (là dạng thể khí của sinh mệnh), chết thì linh hồn thoát ra khỏi thể xác, chuyển sinh hay đầu thai thì linh hồn nhập vào thai nhi… Vũ trụ là cấu tạo bởi các hạt (lạp tử) lớn, nhỏ khác nhau, hạt nhỏ tổ hợp thành hạt to, từ vi quan đến hồng đại to lớn đều như vậy… thế giới cấu tạo bởi các hạt nhỏ, hạt to khác nhau phân thành các tầng bậc… vô cùng, vô tận, mỗi tầng bậc cũng lại có sinh mệnh… những sinh mệnh ở tầng thứ cao hơn sẽ khống chế con người. Các tầng bậc vũ trụ là do sinh mệnh ở cao tầng hơn tạo nên, có thể gọi những sinh mệnh này là Chúa, Thần, Phật… đương nhiên có Phật thì cũng có Ma – chính là những sinh mệnh bại hoại xấu xa ở tầng thấp… Điểm khác nhau mấu chốt giữa Vô thần và Hữu thần chính là Vô thần coi sự hình thành vũ trụ và con người là “sự ngẫu nhiên” của “tự nhiên”, kiểu như con khỉ chơi đàn piano, nó chơi hàng nghìn vạn lần và “ngẫu nhiên” một lần nào đó, “nó đã chơi thành một bản nhạc”, chúng ta là đang ở trong “bản nhạc được chơi ngẫu nhiên” ấy… (kể cũng buồn cười, hơn 7 tỷ người trên thế giới, không biết đã có ai mua sổ xố lần nào cũng trúng độc đắc chưa nhỉ?)… Đối lập lại, Hữu thần coi vũ trụ và sinh mệnh là do Vị thần có quyền năng lớn nhất – Sáng Thế Chủ tạo ra.
Trong xã hội, trường phái Vô thần và Hữu thần luôn có những người tin theo, chỉ là số người theo mỗi trường phái ít hay nhiều mà thôi. Dù trường phái nào thì cũng có những l{ giải về tự nhiên, xã hội, hình thành niềm tin và đức tin của mình.
Những người Vô thần từ nhận thức vũ trụ và con người của mình l{ giải tự nhiên, xã hội và tin vào những điều đó, hình thành những quan điểm đạo đức, chuẩn tắc làm người… nhằm duy trì xã hội và các hoạt động của nó. Mục tiêu của họ thường là chiếm lĩnh tự nhiên, xã hội để phục vụ cuộc sống con người tốt hơn… Tuy nhiên, vì mục tiêu chỉ nằm ở cải biến cuộc sống trong thế giới thực tại này, họ sẽ có xu thế làm tất cả để hưởng thụ vật chất và hướng tới thỏa mãn tất cả các nhu cầu, dục vọng… những { thích của mình… Khi không phải là những hoài bão, ước mơ… vì một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người mà là truy cầu những ham muốn, dục vọng cá nhân… các giá trị đạo đức, chuẩn mực chuẩn tắc làm người, văn hóa truyền thống… sẽ dần dần bị phá vỡ, đạo đức sẽ xuống dốc, các tầng lớp, thành phần xã hội dần tha hóa… người ta sẽ làm bất cứ điều xấu gì vì lợi ích của cá nhân mình, tất cả cùng tranh đoạt danh, lợi, tình, mọi thứ sẽ loạn lên… ổn định và trật tự xã hội sẽ không duy trì được nữa… con người sẽ đi tới bờ vực của sự hủy diệt…
Những người Hữu thần cũng từ nhận thức vũ trụ và sinh mệnh, có l{ giải về tự nhiên, xã hội và hình thành niềm tin, đức tin của mình. Song với quan niệm Thần tạo ra tất cả và quản chế con người, trên đầu ba thước có thần linh… nên các giá trị, chuẩn mực đạo đức còn được hình thành trên cơ sở niềm tin, nhận thức và sự kính ngưỡng Thần, Phật, Chúa… Ngoài mục tiêu có cuộc sống thực tại tốt đẹp hơn như những người Vô thần, họ còn chú trọng và tính đến cuộc sống của linh hồn sau khi chết, họ biết tự nhiên là để cho con người sinh tồn nên họ tôn trọng tự nhiên, không phóng túng tham, dục vọng của mình, kể cả là trong suy nghĩ… Như vậy, những người Hữu thần sẽ giúp duy trì đạo đức xã hội một cách lâu dài và bền vững hơn…
Tất nhiên không thể tuyệt đối hóa vấn đề vì không thể có một hội mà tuyệt đối chỉ có những người theo Vô thần hay một xã hội mà tuyệt đối chỉ có những người theo Hữu thần; xã hội song trùng thì Vô thần và Hữu thần luôn có tác động qua lại với nhau, tích cực và tiêu cực đều có. Ngoài ra, con người bị chi phối bởi rất nhiều nhân tố khác nữa nên dù là Vô thần thì cũng vẫn có những người đạo đức rất cao thượng, và ngược lại, rất nhiều người tin vào Thần, Phật, nhưng trước danh, lợi, tình… thì họ lại nghĩ sao làm vậy, không giữ gìn đạo đức của mình, họ không đặt lời dạy của Chúa ở trong tâm… trong nhà thờ thì xám hối, nhưng ra khỏi cửa thì lại quên hết, vẫn là một người xấu tệ…
Vì tồn tại trong cùng một xã hội nên nhiều vấn đề không thể tách biệt giữa Vô thần và Hữu thần, có sự giao thoa nhận thức giữa hai trường phái này. Hơn nữa, cũng có nhiều người có quan điểm không rõ ràng, cũng chẳng thể nói được họ là theo Vô thần hay Hữu thần, có lẽ họ không quan tâm lắm và niềm tin thường nửa vời thôi… kiểu gió chiều nào xoay chiều ấy… như vậy, đạo đức xã hội còn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi tác động qua lại, sự biến động của Hữu thần và Vô thần…
Những nước có yếu tố vật chất – thể chế không dung hợp giữa quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế cho người dân, các thành phần xã hội… họ không có nền tảng để phát triển, thu nhập thấp, nhiều người sống nghèo khổ… đồng thời đạo đức yếu kém do chủ nghĩa Vô thần chiếm lĩnh… Giới quyền thế, bản chất là do tham lam quyền lực, đi sai đường rồi, biết sai rồi… nhưng vì tham quyền cố vị, khư khư ôm cái quyền lực nhà nước cho mình nên họ nghĩ ra đủ cách bao biện, l{ luận… cuối cùng cũng là nhằm bảo vệ cái quyền lực của mình, thứ tạo nên danh lợi cho họ mà thôi, họ thực chất không muốn thay đổi gì cả… Đây chính là cái tham, sân, si của con người, nó không nằm ngoài vấn đề đạo đức mà chúng ta đã bàn luận ở trên. Một quốc gia mà lãnh đạo có đạo đức cao thượng như George Washington, Abraham Lincoln, Tưởng Giới Thạch hay triều đình Bhutan thì chắc chắn quốc gia ấy có nền tảng để phát triển hùng mạnh và thịnh vượng là điều tất yếu. Còn các quốc gia thất bại ngày nay thì ngược lại, các lãnh đạo chẳng khác gì những tên hề xấu xí: Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika 82 tuổi ngồi xe lăn vẫn muốn ra tranh cử làm thêm nhiệm kz nữa; Tổng thống Libya Muammar Gaddafi trước khi bị người nổi dậy giết đã thốt lên câu hỏi cuối cùng: “Tôi đã làm gì các người?”; Tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela lãnh đạo đất nước mỗi năm lạm phát 200.000%, bới thùng rác tìm đồ ăn thì khỏi nói dân chúng khổ thế nào, ông ta đúng là không có đạo đức tối thiểu của một con người…
Tôi nghĩ, sự vĩ đại, hùng mạnh của nước Mỹ không nằm ở nguồn gốc thể chế của họ mà nằm ở đức tin của họ, điều này được thể hiện rất rõ qua câu nói: “Ở Mỹ, chúng ta không tôn kính chính phủ, chúng ta tôn kính Chúa Trời” – Donald Trump. Một điều thú vị là nước Mỹ có 80% dân số tin vào Chúa, tờ tiền của họ cũng in dòng chữ “”In God we trust – Chúng ta tin vào Thượng Đế”, dân Mỹ không bao giờ bầu cho mình một vị tổng thống vô thần, quốc ca của họ cũng nhắc đến sự tin tưởng vào Chúa… Bhutan cũng vậy, hầu hết người dân theo Đạo Phật, đất nước không quá giàu có nhưng không có người vô gia cư, y tế miễn phí, có hẳn một bộ quản l{ đời sống nội tâm người dân, quốc gia rất coi trọng việc giữ gìn đạo đức và văn hóa truyền thống, tivi hay internet của họ không được phát những cảnh bạo lực… và rất nhiều điều đặc biệt khác. Đạo đức xã hội ở những đất nước này được duy trì rất tốt, bạn cũng thấy lãnh tụ của họ có đạo đức rất cao thượng, họ làm quan là vì người dân, vì đất nước họ, Donald Trump nhận lương tượng trưng có 1 đô la/năm, trước đó ông ta là tỷ phú đô la giàu có, có máy bay, khu nghỉ dưỡng riêng… Vua Bhutan ra sắc lệnh 65 tuổi phải nhường ngôi, cho thành lập hội đồng can gián vua, tự hạn chế quyền lực của mình… những người này họ có tâm nên rất biết nhìn xa trông rộng… họ cho rằng phục vụ nhân dân, đất nước thật tốt, vị công chứ không vị tư, thì từ đó họ mới có cả danh và lợi. Người nào mà nghĩ làm quan là để kiếm tiền nổi danh thì hãy coi chừng, đi lầm đường thì hậu quả cho dân tộc, quốc gia vô cùng lớn, chứ chưa nói đến sẽ hủy hoại cả chính bản thân mình, “trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”, lịch sử sẽ phán xét rất công bằng, kẻo bị đúc tượng, nhổ bọt như Tần Cối thì quá khổ, chưa kể là nếu có địa ngục thật thì sao đây…?
Đến đây có thể đi tới kết luận, sự thịnh vượng của mỗi quốc gia chính là có nguồn gốc từ đức tin của người dân trong quốc gia đó. Nếu người dân có đức tin vào Chúa, vào Thần, Phật, họ sẽ có tâm hồn an lạc, không làm điều xấu, đức tin ấy sẽ câu chế, ước thúc để dân tộc đó, quốc gia đó có đạo đức cao thượng, từ đó mà hình thành nên thể chế phù hợp, người lãnh đạo đất nước tài giỏi, có nền tảng phát triển thịnh vượng và hùng mạnh. Ngoài ra, nếu Thần, Phật, Chúa là có thật thì đương nhiên họ cũng sẽ bảo hộ và giúp đỡ các quốc gia này rồi, người, dân tộc hay quốc gia này giữ gìn đạo đức, kính ngưỡng và tin vào Thần, Phật và Chúa mà.
Ngược lại mà nói, các quốc gia không có đức tin vào Thần, Phật và Chúa thì chỉ có đi đến thất bại và diệt vong. Bởi vì khi thiếu đức tin, không có ai câu chế, ước thúc đạo đức, con người ta sẽ vì danh vì lợi mà làm bất cứ điều gì, kể cả điều xấu tệ đến như thế nào đi chăng nữa… nào thì tranh quyền đoạt hệ, chém giết nhau vì lợi, buôn người, nghiện hút ma túy… đủ thứ xấu… thể chế và người lãnh đạo cũng theo cái gọi là “vật chất quyết định { thức”, sẵn sàng vì tiền, quyền mà làm tất cả… vậy thì hỏi sao quốc gia, dân tộc có thể phồn thịnh và hùng mạnh được đây? Và cũng nếu Thần, Phật, Chúa là có thật thì họ cũng chẳng độ những người không có đức tin này, vì có tin họ đâu mà họ độ; hơn nữa đạo đức thấp kém, con người mà không còn chuẩn tắc làm người nữa thì Thần, Phật, Chúa dù có từ bi thương xót cũng phải hủy diệt những người này đi thôi, hoặc cho họ đầu thai làm súc vật thì mới xứng… không sẽ ô uế cái vũ trụ này mất…
Tôi nghĩ, dù Thần, Phật, Chúa có tồn tại hay không thì các quốc gia không lấy việc duy hộ đức tin, đạo đức xã hội làm đầu sẽ không bao giờ tới được cái đích của sự thành công và thịnh vượng, đi sai đường thì không bao giờ đến nơi cả.
Và sự thăng trầm, lên – xuống của mỗi quốc gia cũng phụ thuộc vào sự bảo trì đức tin, đạo đức xã hội của mỗi quốc gia đó mà thôi.
…
Đã đến lúc chúng ta cần suy ngẫm: Có Thần, Phật, Chúa hay không nhỉ? Khi mà chùa chiền, nhà thờ, tượng điêu khắc, tranh, phù điêu… về Thần, Phật, Chúa có ở khắp nơi trên thế giới, không lẽ con người tự nghĩ ra hay là những nghệ thuật gia đã nhìn thấy Thần, Phật, Chúa thật rồi?
Và các bạn cũng có thể suy ngẫm về thể chế và đức tin hay là yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần của quốc gia mình đang sống, có thể tự đưa ra đánh giá của riêng mình về thể chế và đức tin đó…
Và rồi chúng ta nên tự hỏi mình, vậy rốt cuộc niềm tin, đức tin của chúng ta vào Thần, Phật, Chúa là bao nhiêu, chúng ta đã làm theo lời họ dạy được bao nhiêu? Chúng ta đã sống thật sự chân thành, thiện lương, bao dung và nhẫn chịu chưa? Đạo đức xã hội của chúng ta đã được giữ gìn và bảo trì thế nào, nó có đủ mực thước và cao thượng để quốc gia chúng ta có thể trở nên thành công và phồn thịnh hay không?
Sẽ không khó lắm để có câu trả lời!
Đức tin, đức tin và cuối cùng vẫn là đức tin… điều quan trọng nhất đối với mỗi con người, mỗi dân tộc hay quốc gia, vì vậy tôi hy vọng mọi người ai ai cũng đều tìm được đức tin, Thượng Đế của mình và để ĐỨC TIN đó ở nơi thánh khiết nhất trong tâm hồn, vũ trụ này nhất định sẽ được hạnh phúc.
Tóm tắt bài viết:
– Người ta cho rằng thể chế quyết định sự thịnh vượng của một quốc gia.
– Các nước phát triển là do có thể chế dân chủ, tự do (thể chế chính trị và kinh tế là dung hợp), vậy nhiều nước đi theo tự do, dân chủ mà mãi vẫn không thịnh vượng? Có nước là nền tảng chuyên chế, độc tài tại sao họ vẫn phát triển và người dân cảm thấy hạnh phúc? L{ do thể chế đã không thể l{ giải được thấu đáo!
– Người ta đánh giá quốc gia thịnh vượng và nguyên nhân chỉ dựa trên yếu tố vật chất, chưa xem xét yếu tố tinh thần, đây là một thiết sót lớn.
– Yếu tố vật chất quốc gia về cơ bản là thể chế, để quốc gia thịnh vượng, thể chế cần đảm bảo tam quyền phân lập và bốn quyền phổ quát: Tự do ứng cử, bầu cử; Tự do ngôn luận; Tự do lập hội; Tự do tín ngưỡng.
– Yếu tố tinh thần của một quốc gia: Sự hình thành; Thể hiện vật chất từ yếu tố tinh thần quốc gia;
– Niềm tin, đức tin chính là nguồn gốc của đạo đức xã hội. Nhận thức vũ trụ và sinh mệnh có 2 trường phái: Vô thần và Hữu thần. Cùng tồn tại trong xã hội nên Vô thần và Hữu thần cùng hình thành các giá trị đạo đức xã hội của một quốc gia. Do xuất phát điểm đối lập nên Vô thần không giúp duy trì tốt đạo đức xã hội, còn Hữu thần mới có thể duy trì đạo đức xã hội một cách ổn định và lâu dài. Tuy nhiên vấn đề mang tính chất tương đối, không thể tuyệt đối hóa.
– Phân tích yếu tố đức tin, đạo đức xã hội trong các quốc gia phát triển thịnh vượng và các quốc gia thất bại.
– Kết luận rằng Đức tin vào Thần, Phật, Chúa vô cùng quan trọng, là cái gốc giúp quốc gia có đạo đức xã hội cao thượng, từ đó đảm bảo cho yếu tố tinh thần của một quốc gia, để quốc gia đó có thể phát triển thịnh vượng.
– Dù Thần, Phật, Chúa có tồn tại hay không thì có Đức tin, quốc gia mới thịnh vượng được.
– Thực ra, ngẫm sẽ thấy Thần, Phật, Chúa là có thật. Vậy quốc gia chúng ta đang sống có thể chế và đức tin là như thế nào?
– Chúng ta thực sự đã có Đức tin chưa? Mỗi người đều có thể tự trả lời.
– Tóm lại: Đức tin vào Thần, Phật, Chúa chính là nguồn gốc của sự thịnh vượng.