spot_img
20 C
Vietnam
Thứ ba,26 Tháng mười một
spot_img

Kinh điển Biển Thước thất truyền hơn 2.000 năm được khai quật từ mộ Hán Tứ Xuyên

Biển Thước là một vị danh y nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại. Khi khám cho người bệnh, ông có thể thấy được nguyên nhân gốc rễ của căn bệnh đó. Phương pháp bắt mạch của Biển Thước được xem là đã đặt nền móng quan trọng cho ngành Đông y.

Biển Thước ra đời vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, đó là thời đại mà trăm phái tranh đua, nhân tài xuất hiện đông đảo, bầu không khí học thuật rất sôi nổi.

3c615e73722f464887cfac3f0dd671ef 1676959985174
Thần y Biển Thước (Ảnh mạng)

Điển tích “Biển Thước gặp Cai Huân Công” mô tả rằng Biển Thước vừa nhìn thấy đã biết Cai Huân Công bị bệnh, đồng thời cũng biết ông ta mắc bệnh gì. Điều này cho thấy y thuật của ông rất cao.

Vào năm 2013, 9 cuốn sách y học bằng thẻ tre của đã được khai quật từ mộ hán Lão Quan Sơn ở Thành Đô, Tứ Xuyên. Chúng là “Mạch tử hầu”, “Xích giản tệ”, “Tích y luận”, “Lục thập bệnh phương” (60 phương thuốc chữa bệnh), “Mạch sổ”, “Bệnh nguyên” (Nguồn gốc bệnh), “Chư bệnh chứng hậu” (triệu chứng của các loại bệnh), “Kinh mạch thư” (Sách kinh mạch), “Ngũ sắc mạch chuẩn”.

Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện trong số đó có cuốn sách cổ Biển Thước đã thất truyền hơn 2.000 năm. Họ không khỏi kinh ngạc thốt lên: “thần y thật sự tồn tại!”.  Theo truyền thuyết, Biển Thước là một vị thần y đầu chim thân người bên cạnh hoàng đế. Việc ông chữa khỏi được “hội chứng chết giả” (ngất đột ngột) cho Quách thái tử đã được nhiều người biết đến. Từ đó ông được mệnh danh là thần y có thể cải tử hoàn sinh.

Quốc vương nước Quách vô cùng cảm kích và muốn mời Biển Thước về sống tại đây. Từ đó trở đi, tin đồn Biển Thước chữa được các bệnh nan y và có thể thực hiện các ca “ghép tim” kỳ lạ ngày một lan truyền trên diện rộng.

Đã có ghi chép rằng, Triệu Kỳ Anh và Lữ Công Hỗ cùng lúc mắc bệnh. Cả hai đều nhờ Biển Thước chữa trị. Sau khi Biển Thước chẩn đoán cho họ, ông thấy rằng Triệu Kỳ Anh sức khỏe tốt nhưng tâm trí không được tốt, dù rất kiên trì nhưng chỉ có thể nhìn thấy những thứ trước mắt mà không có khả năng nhìn xa trông rộng, trong khi Lữ Công Hỗ thì không. Người này có một tâm trí mạnh mẽ nhưng lại có một thân thể yếu nhược. Biển Thước đề nghị hai người đổi tim, chỉ cần trung hòa. Sau đó quả thực họ giống như một người khác, hoàn toàn khác trước.

v2 b3d59ed173927b3ddfb0bec6dc417bd3 1440w 1676959774915
Biển Thước cứu thái tử (Ảnh mạng)

Đừng nói là cổ đại, cho dù là y học tiên tiến như hiện nay cũng không thể tạo nên thần tích như Biển Thước. Ông thật sự có y thuật chữa khỏi bệnh cho hai người này.

Lịch sử có ghi chép về Biển Thước, nói rằng ông là danh y thời Xuân Thu Chiến Quốc, nhưng không thể khôi phục lại lịch sử về vị thần y này, cũng không rõ năm sinh năm mất của ông. Ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, ông đã can đảm thử tiến hành giải phẫu ngoại khoa đối với thân người, đồng thời cũng chủ trương “vu y phân li”.

Biển Thước xứng đáng là ông tổ nghề thuốc. Nhưng tên thật của Biển Thước thì không như vậy. Biển Thước mà chúng ta đang nói đến là người họ Tần, nước Việt, vì y thuật siêu phàm nên trong thần thoại và truyền thuyết cổ xưa người ta gọi ông là Biển Thước.

Theo Sound Of Hope

An Thanh biên dịch

Untitled 3 01 2

Xem thêm:

> Câu chuyện cứu sống người đã bị chặt đầu: Sự thần kỳ của Đông y cổ đại

> Ngày Thầy thuốc: Danh y 73 tuổi chia sẻ 4 bí quyết giữ gìn sức khỏe

> Cảnh giới của Tây y và Trung y cổ đại

 

 

Xem thêm

- Quảng cáo -spot_img

Xem nhiều